53 research outputs found

    NHÂN GIỐNG IN VIVO CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày các nghiên cứu về nhân giống cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng kỹ thuật giâm hom và gieo hạt. Hom giâm trước khi xử lý chất kích thích sinh trưởng đã được ngâm trong dung dịch diệt nấm Benlat-C 0,1 %. Kết quả cho thấy sau 4 tháng hom giâm bắt đầu nảy chồi và sau 6 tháng đã xuất hiện rễ. Trong đó, xử lý bằng Auxin Indole acetic acid (IAA) nồng độ 1250 mg/L cho kết quả tốt nhất đối với hom đầu ngọn (23,45 % nảy chồi và 5,56 % xuất hiện rễ), IAA nồng độ 1000 mg/L thích hợp cho hom đoạn thân (51,84 % nảy chồi và 52,22 % xuất hiện rễ). Ở trường hợp gieo hạt, tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt được đối với hạt có độ thuần 78 % sau 30 ngày gieo là 28 % khi được xử lý nhiệt trong khoảng 40–45 °C trong 8 giờ. Giá thể có thành phần 89 % đất cát + 10 % phân chuồng + 1 % lân cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính gốc lần lượt là 100 %, 7,98 cm và 0,27 cm.Từ khóa: bách bệnh, giâm hom, gieo hạt, nhân giốn

    Định tính và định lượng Huperzine a trong cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata) ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

    Get PDF
    Huperzine A, an alkaloid, was originally isolated from Huperzia serrata. This compound potentially enhances the memory in animal, hence, it has been approved as a drug for the clinical treatment of Alzheimer’s disease, a major disease affecting the elderly population throughout the world. Because Huperzine A is an acetylcholinesterase inhibitor, the presentation of Huperzine A in brain inhibited acetylcholinesterase activity, thus, leading to the increase in concentration of acetylcoline. In Vietnam, H. serrata distributed in Sapa (Lao Cai) and Da Lat (Lam Dong), this species provide valuable pharmaceutical materials to the treatment for Alzheimer’s diseases. In this research, we evaluated the availability of Huperzine A in Huperzia serrata, which was collected from Da Lat (Lam Dong) in two seasons: Spring and Autunm. Thin layer chromatography (TLC) method was used to preliminary qualitative analysis. High performance liquid chromatography (HPLC) method were used for determining Huperzine A content in samples. In the result, Huperzine A is almost existed in leaves of Da Lat Huperzia serrata and equivalent levels of Chinese Huperzia serrata. The Content of Huperzine A was different between two collection samples in Spring and Autumn, by analyze HPLC data, the samples was harvested in Autumn contents 92.5 µg.g-1dry sample and the spring is 75.4 µg.g-1 dry sample. Therefore, the content of Huperzine A in Huperzia serrata’s leaves sample is  harvested in the fall compared with samples collected in the spring is higher 17.1 µg.g-1dry samples.Huperzine A là một alkaloid có nguồn gốc tự nhiên, là hoạt chất chính có trong cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata). Chất này được ứng dụng trong việc điều trị lâm sàng bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi Alzheimer. Sự có mặt của Huperzine A làm tăng hàm lượng acetylcholine trong não bằng cách ức chế enzyme acetylcholinesterase. Ở Việt Nam, cây Thạch tùng răng cưa mới được phát hiện ở Sapa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng), đây là nguồn dược liệu quý cho y học trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự có mặt của Huperzine A ở trong mẫu cây Thạch tùng răng cưa được thu hái tại Đà Lạt vào mùa Xuân và mùa Thu bằng phương pháp sắc kí bản mỏng (TLC) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả cho thấy, có Huperzine A trong mẫu lá cây Thạch tùng răng cưa và hàm lượng tương đương với kết quả phân tích mẫu Thạch tùng răng cưa của Trung Quốc. Hàm lượng của Huperzine A có sự khác nhau giữa hai mùa Xuân và Thu, mẫu Thạch tùng răng cưa thu hái vào mùa Thu có hàm lượng là 0,0925 mg/g mẫu khô và mùa Xuân là 0,0754 mg/g mẫu khô. Như vậy, Huperzine A trong mẫu lá Thạch tùng răng cưa thu hái vào mùa Thu cao hơn so với mẫu thu hái vào mùa Xuân là 0,0171 mg/g mẫu khô

    Nghiên cứu so sánh cấu trúc, độ bền của cluster silic pha tạp sắt dạng trung hòa và cation, SinFe0/+ (n = 8-12), bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

    Get PDF
    The geometries and stabilities of neutral and cationic Fe-doped silicon clusters SinFe0/+ (n = 8-12) have been investigated by using density functional theory at the B3P86/6-311+G(d) level of theory. The most stable isomers of the neutral SinFe clusters adopt high-symmetrical structure where the Fe atom binds with all of the Si atoms of the cluster. The lowest-lying isomers of the cationic clusters have different structures from the neutral, and adopt lower coordination numbers. For exohedral structures, the neutrals favor low spin states, while the cation clusters favor higher spin states. However, the endohedral structures of both neutral and cation become more stable in the lowest spin state. The endohedral cage structure appeared at n = 10 for neutral and at n = 11 for cationic clusters. The analysis of average binding energy, second order difference of energy and HOMO-LUMO gap for both series of clusters found that the cationic clusters are more stable than the corresponding neutral. The Si12Fe0/+ cluster is found to be the most stable cluster in both series. Keywords. Density functional theory, B3P86, Fe-doped silicon cluster, structure, stability

    Phân tích biểu hiện gen GmNAC085 dưới ảnh hưởng của xử lý mất nước và muối ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720

    Get PDF
    NAC transcription factors (NAC TFs) are important regulatory factors in plant response to drought and salt which are the two osmotic stresses seriously affecting plant production. In our previous studies, GmNAC085 was confirmed as a drought-responsive gene in shoots and roots of soybeans. In this study, expression of GmNAC085 under osmotic stresses was examined in drought-tolerant soybean DT51. 12-day-old plants were dehydrated or treated with salt for 0 h, 2 h and 10 h. Our results shown that under dehydration, the expression of GmNAC085 significantly increased in both shoots and roots, especially in shoots. More specifically, its expression was elevated 30-fold in shoots and 5-fold in roots at 2 h; at 10 h, its expression was elevated 260-fold in shoot and 8-fold in root of DT51; in MTD720, expression was elevated 15-fold and 28-fold in root, 499-fold and 494-fold in shoot tissues at 2h and 10h, respectively. Similarly, under salt treatment at 2h and 10h, the expression of GmNAC085 was up-regulated in both shoots and roots. The expression of GmNAC085 was elevated 35-fold and 656-fold in shoots, 2-fold and 14-fold in root of DT51, respectively; meanwhile, in MTD720, expression was elevated 10-fold and 377-fold in shoots, 5-fold and 26-fold in roots. Therefore, GmNAC085 was considered to be not only drought-responsive but also abiotic stress-responsive. GmNAC085 is a potential gene for genetic engineering to improve stress tolerance in soybean and other crops.Các yếu tố phiên mã NAC là tác nhân điều hòa quan trọng trong phản ứng của thực vật để đáp ứng với hạn hán và mặn, hai yếu tố stress thẩm thấu ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất cây đậu tương. Trong nghiên cứu trước của chúng tôi, GmNAC085 đã được xác định là gen điều hòa tiềm năng liên quan đến tính chịu hạn ở cả mô rễ và chồi của đậu tương. Trong nghiên cứu này, sự biểu hiện của gen GmNAC085 được tiếp tục đánh giá ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720 dưới các điều kiện xử lý stress thẩm thấu khác biệt. Cây 12 ngày tuổi được xử lý mất nước và mặn ở 0 giờ, 2 giờ và 10 giờ. Kết quả cho thấy, khi mất nước, sự biểu hiện của gen tăng rất nhiều lần ở cả chồi và rễ, đặc biệt là ở chồi. Cụ thể, đối với giống DT51, gen có biểu hiện tăng 30 lần ở chồi và 5 lần ở rễ tại 2 giờ; tương tự tăng 260 lần ở chồi và 8 lần ở rễ khi xử lý 10 giờ; ở giống MTD720 là 15 lần và 28 lần ở rễ, 499 lần và 494 lần ở chồi lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ. Tương tự, khi xử lý mặn lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ, GmNAC085 biểu hiện tăng cường ở cả mô chồi và rễ. Gen biểu hiện tăng 35 lần và 656 lần ở chồi, 2 lần và 14 lần ở rễ của DT51 sau xử lý 2 giờ và 10 giờ. Trong khi đó, ở MTD720 là 10 lần và 377 lần ở chồi, 5 lần và 26 lần ở rễ. Kết quả này cho thấy GmNAC085 không chỉ liên quan đến đáp ứng hạn ở cây đậu tương mà còn liên quan đến một số phản ứng đáp ứng tác nhân vô sinh khác. Vì vậy, GmNAC085 là gen tiềm năng cho phương pháp chuyển gen nhằm tăng tính chống chịu ở đậu tương nói riêng và cây nông nghiệp nói chung

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN

    Get PDF
    TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ  45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với  nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg

    NGHIÊN CỨU NẤM MỐC CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI TINH BỘT PHÂN LẬP TỪ AO NUÔI TÔM Ở ĐẦM SAM – CHUỒN, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Để có cơ sở tạo chế phẩm vi sinh làm sạch ao nuôi tôm, từ bùn ao nuôi tôm ở đầm Sam – Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, các chủng nấm mốc có hoạt lực phân giải tinh bột đã được phân lập và tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng nấm mốc trong các mẫu bùn ao nuôi tôm khá cao, từ 0,54 x 106 đến 2,45 x 106 CFU/g, ngoại trừ mẫu bùn ao đất PA1 với 12,65 x 106 CFU/g. Phân lập được 53 chủng nấm mốc có khả năng phân giải tinh bột và chọn được hai chủng MA20 và M102 có hoạt tính amylase mạnh. Trong môi trường Czapeck dịch thể với nguồn carbon là tinh bột, nuôi cấy lắc sau 96 giờ: - Chủng MA20 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là NaNO3, pH 6,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là gelatine. - Chủng M102 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là KNO3, pH 5,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là NaNO3

    KHẢO SÁT Ô NHIỄM VI SINH VẬT TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010 - 2011

    No full text
    Đã khảo sát tình hình vệ sinh an toàn của một số thực phẩm chế biến và tiêu thụ ở thành phố Huế với 1.035 mẫu được kiểm tra, bao gồm: 543 mẫu thực phẩm các loại và 492 mẫu bàn tay và vật dụng. Dựa vào giới hạn ô nhiễm cho phép về sinh học theo quyết định số 46/2001/QĐ-BYT, về chỉ tiêu tổng số bào tử nấm men, nấm mốc có 11,1% mẫu (n = 63) không đạt, vi khuẩn hiếu khí có 11,1% (n = 99), coliforms có 19,9% (n = 543) và E. coli có 24,8% (n = 444) không đạt; có 21,7% mẫu bàn tay và vật dụng nhiễm E. coli. Trong số đó có 9,1% (n = 99) không đạt hai chỉ tiêu và 2,1% ( n = 99) không đạt đồng thời 3 chỉ tiêu. Kết quả này tuy chưa đánh giá được hết thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, nhưng cũng góp phần phản ánh được thực trạng về một số thực phẩm được tiêu thụ trên địa bàn để mọi người ý thức hơn trong việc chọn lựa sử dụng cũng như kinh doanh loại thực phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Đồng thời đây cũng là cơ sở cho các cấp quản lý có kế hoạch kiểm tra điều kiện vệ sinh ở các cơ sở kinh doanh, chế biến một cách thường xuyên
    corecore