126 research outputs found

    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở PHÚ LỘC VÀ NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu cho thấy Sến trung là cây ưa sáng, cây gỗ lớn thường xanh, có hình dáng đẹp. Sến trung phân bố rải rác ven các khe suối, ở những nơi có độ cao dưới 1.110 m, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 21,5–25,2 °C, độ ẩm không khí trung bình năm từ 83 đến 87 %, lượng mưa từ 2.773–3.642 mm/năm, trên các loại đất ferralit đỏ vàng với độ dày tầng đất từ 80 đến 100 cm. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, đất hơi chua với pHKCl = 4–4,5, hàm lượng mùn từ 1,8 % đến 2,7 %, độ tàn che của rừng trong khoảng 0,4–0,8. Sến trung thường mọc kèm với các loài cây Dẻ gai sapa (Castanopsis chapaensis) và Trâm mốc (Syzygium cuminii), Trường vải (Paranephelium spirei), Trám trắng (Canarium album), Chò đen (Parashorea stellata) và Mít nài (Artocarpus asperula). Sến trung có mật độ cây tái sinh rất thấp và không tham gia vào công thức tổ thành. Tỷ lệ cây tốt khoảng 66,8–73,7 %. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt chiếm khoảng 92,7–94,3 %. Cây tái sinh triển vọng tại Nam Đông (1.873 cây/ha), Phú Lộc (3.980 cây/ha). Mạng hình phân bố cây tái sinh có phân bố đều.Từ khóa: đặc điểm sinh học, phân bố, Sến trung, rừng tự nhiên, Thừa Thiên Hu

    NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH PHÂN CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Công tác dự báo cháy rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý cháy rừng ở từng địa phương. Việc sử dụng phương pháp dự báo bằng các số liệu, thông tin thời tiết, khí hậu của nhiều năm về trước cho thấy các phương pháp vẫn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp và bất cập với tình hình thực tiễn cháy rừng hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã hiệu chỉnh lượng mưa ý nghĩa phục vụ công tác dự báo cháy rừng từ ao = 6mm (mức chỉ số trước đây hiện đang áp dụng tại tỉnh Quảng Bình) lên ao = 7mm – 8mm. Thang phân cấp dự báo cháy rừng trong đó các chỉ số dự báo và khoảng cách các cấp đã được hiệu chỉnh được sử dụng nhằm tăng độ chính xác, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cháy rừng ở địa phương

    ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHÁY RỪNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
     Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất. Nghiên cứu đã sử dụng kênh nhiệt tháng 4 năm 2003 và 2016 của ảnh Landsat để tính toán nhiệt độ bề mặt đất ở tỉnh Quảng Bình thông qua độ phát xạ. Phương pháp này thay thế việc sử dụng một hệ số phát xạ chung cho toàn khu vực của các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được so sánh, kiểm chứng với kết quả nhiệt độ bề mặt đất tính theo phương pháp sử dụng hệ số phát xạ chung cho các đối tượng điển hình để đánh giá độ chính xác. Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi và ngưỡng nhiệt độ bề mặt khu vực nghiên cứu có sự biến đổi đáng kể năm 2016 so với năm 2006. Nghiên cứu là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp thích ứng và ứng phó nhằm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu tác động lên khu vực, đặc biệt là trong công tác phòng cháy, theo dõi và giám sát cháy rừng

    ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOÀI MÂY NƯỚC Ở TRONG RỪNG TỰ NHIÊN, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số dựa trên cơ sở GIS và viễn thám để xác định vùng phù hợp cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei J.Dransf.) và mây nước nghé (D.jenkinsiana Mart)ở trong rừng tự nhiên, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợpcủa hai loài mây lựa chọn. Kết quả nghiên cứu thấy vùng phù hợp chung cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé (D.jenkinsiana) tập trung ở đai cao dưới 700 m so với mực nước biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tổng diện tích phù hợp cho loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé(d.jenkinsiana)tương ứng lần lượt là 29.475,3ha (chiếm 45,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đông) và 32.344,9 ha (50,0%).Từ khóa: AHP, GIS, Nam Đông, mây nước mỡ, mây nước nghé, phù hợp, sinh thá

    NĂNG LỰC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TIẾNG ANH ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH 120 TÍN CHỈ

    Get PDF
    Năng lực tiếng Anh của giáo viên tiếng Anh là một thành tố kiến thức cốt lõi trong chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển năng lực tiếng Anh của các giáo viên tương lai trong một chương trình đào tạo. Bài viết này trình bày kết quả một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Cần Thơ đối với 75 sinh viên ngành Sư phạm tiếng Anh học theo chương trình đào tạo 120 tín chỉ. Nghiên cứu đánh giá và xác định mức trình độ tiếng Anh của sinh viên bằng bài thi tiếng Anh theo chuẩn quốc tế có tên IELTS và Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ của Châu Âu, đồng thời xác định sự tiến bộ của sinh viên sau 2 năm theo học chương trình này bằng cách so sánh điểm thi IELTS với điểm thi TOEIC đầu vào của nhóm sinh viên này. Nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về trình độ tiếng Anh của nhóm sinh viên, với khoảng 60% số sinh viên đạt trình độ B1 trở lên và 40% đạt trình độ A2 trở xuống. Kỹ năng nghe hiểu của sinh viên là kém nhất so với các kỹ năng đọc và viết, nhưng nhìn chung sinh viên có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng tiếng Anh sau 2 năm học tập

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH TRÊN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Mẫu bệnh phẩm từ vịt mắc bệnh nghi nhiễm Salmonella nuôi tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định được thu nhận để phân lập vi khuẩn và xác định một số đặc điểm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 54 mẫu trong số 90 mẫu lách kiểm tra phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ 59,96 %. Các chủng vi khuẩn kiểm tra đều có các đặc tính vi sinh vật học điển hình của vi khuẩn Salmonella. Các chủng Salmonella thử nghiệm kiểm tra độc tính trên chuột đều có khả năng gây chết chuột sau 2 ngày tiêm. Khi mổ khám động vật thí nghiệm thấy có những triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh ở các cơ quan: tim, gan, lách, ruột, xoang bụng. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ biến hiện nay như streptomycin, cefoxitin, tetracycline, gentamicin. Colistin là kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao nhất (55,56 %) trong số 7 loại kháng sinh thử nghiệm.Từ khóa: Salmonella, đặc điểm sinh học, vịt, Bình Định

    Đánh giá khả năng giảm sóng triều của độ dày rừng ngập mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu đánh giá khả năng giảm sóng triều của rừng ngập mặn ven biển huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, vùng ven biển Đông của đồng bằng sông Cửu Long. Đặc tính sóng triều được đo bằng thiết bị đo sóng tự ghi INFINITY-WH AWH-USB. Nghiên cứu được bố trí với ba nghiêm thức (NT) độ dày rừng tương ứng với ba điểm máy đo sóng từ ngoài vào trong bao gồm: NT 1: có độ dày rừng 0 m, NT 2: có độ dày rừng 50 m và NT 3: có độ dày rừng 100 m. Các NT đo được  lặp lại ba lần tại ba vị trí là Cống 1, Cống 3 và Mỏ Ó. Đặc tính triều được đo ở hai thời điểm trong ngày vào lúc triều cao và triều thấp. Số liệu về cấu trúc của mỗi độ dày rừng cũng được khảo sát bao gồm: cao trình mặt đất bãi triều, đường kính thân cây, đường kính gốc, mật độ cây, chiều cao cây, mật độ rễ và chiều cao rễ. Kết quả cho thấy sự hiện diện của rừng ngập mặn đã làm giảm năng lượng sóng triều khi đi qua các độ dày rừng khác nhau trong cả hai trường hợp triều thấp và triều cao. Độ dày của rừng có mối tương quan chặt với tỷ lệ  giảm sóng (R%) và hệ số giảm sóng (R’). Rừng càng dày, tỷ lệ giảm sóng (R%) giảm càng nhiều, đồng thời hệ số giảm sóng (R’) càng nhỏ

    Hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản dưới tác động của xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Xâm nhập mặn tại các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gia tăng, đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả trong công tác ứng phó xâm nhập mặn vào mùa khô 2019 – 2020 tại tỉnh Bến Tre, dựa trên nguyên tắc về vai trò và trách nhiệm rõ ràng của các bên liên quan về quản trị tài nguyên nước của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Các số liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn cán bộ địa phương và được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả và công cụ GIS được sử dụng để biên tập bản đồ. Thời gian xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 – 2020 kéo dài và có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với trung bình 40 năm trở lại đây, điều này đã dẫn đến việc thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo công tác ứng phó xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản đã được thực hiện kịp thời. Tuy nhiên, sự phối hợp theo chiều ngang giữa các bên tham gia tại địa phương còn gặp hạn chế

    Biocontrol activity of Vibrio parahaemolyticusNT7 isolated from the shrimp acute hepatopancreatic necrosis syndrome (Ahpns) by Bacillus polyfermenticusF27 isolated from perionyx excavatus

    Get PDF
    cute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome -AHPNSof cultured shrimp was first detected in China in 2009 and caused huge damage to shrimp farming in many countries including Vietnam. This study investigates the ability to inhibit Vibrio parahaemolyticuswhich causes hepatopancreatic necrosis of some Bacillusstrains. V. parahaemolyticusNT7 of this research was isolated from a white leg shrimp sample with hepatopancreatic necrosis in Ninh Thuan province and identified by biochemical methods. By the cross-steak and well-diffusion methods, the selected strain Bacillus polyfermenticusF27 showsthe largest diameter of 18.50 mm resistance to V.parahaemolyticus NT7.B. polyfermenticus F27strain caninhibitV. parahaemolyticus NT7. Besides, B. polyfermenticusF27 inhibits V. parahaemolyticusNT7 with co-cultured experiment and does not cause hemolysis. It is also safe for white leg shrimp seed with a 100% survival rate of the experimental treatments. The result of LD50 examination when infecting V.parahaemolyticus NT7 to white leg shrimp seed is 105CFU/ml. Through the host protectioncapability assessment of B. polyfermenticusF27, we found that itcanprotect white leg shrimp seed from V. parahaemolyticus.The findings show that strains of B. polyfermenticusF27 have the potential to produce probiotics for controland preventionof EMS/AHPNS of shrimps
    corecore