302 research outputs found

    THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA RONG BIỂN QUẦN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI

    Get PDF
    Lý Sơn là một quần đảo (gồm hai đảo là Lý Sơn và An Bình) thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển đảo Lý Sơn. Đây là kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 11 - 2009 và tháng 5 - 2010 tại quần đảo Lý Sơn trên 8 mặt cắt (4 mặt cắt tại đảo Lý Sơn và 4 mặt cắt tại đảo An Bình) trong khuôn khổ đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn”. Kết quả nghiên cứu về rong biển đã phát hiện được 133 loài rong biển tại vùng biển quần đảo Lý Sơn. Trong đó, rong Lam (Cyanophyta) có 13 loài, rong Đỏ (Rhodophyta) có 71 loài,  rong Nâu (Phaeophyta) có 22 loài và rong Lục (Chlorophyta) có 27 loài. Số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động trong khoảng 54 loài/mặt cắt (mặt cắt VIII) đến 71 loài (mặt cắt IV) và trung bình là 63 loài/mặt cắt. Hệ số tương đồng Sorenson tại các mặt cắt dao động từ 0,46 (giữa mặt cắt II và VII, giữa II và VIII) đến 0,64 (giữa mặt cắt IV và V) và trung bình là 0,56. Về phân bố sâu, trong số 133 loài rong biển đã phát hiện được, có tới 119 lượt loài phân bố ở vùng triều và 99 lượt loài phân bố ở vùng dưới triều, trong đó có 83 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều. Phần lớn các loài phân bố trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5m so với 0m hải đồ và khu hệ rong biển vùng quần đảo Lý Sơn mang tính nhiệt đới với chỉ số C = 4,5

    ỨNG DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH & SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

    Get PDF
    ứng dụng một vài công cụ riêng lẻ nhất định cũng như khả năng nối kết các công cụ này lại với nhau thành một qui trình chung để hổ trợ toàn diện cho công tác qui hoạch và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai và xây dựng thành một qui trình mang tính tổng hợp. Qua đó, cho thấy việc liên kết các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng các quyết định, quy hoạch sử dụng đất đai và phát triển bền vững. Phương pháp bán định lượng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong mô hình Stella và đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu của đề tài. Mô hình phản ánh đầy đủ tính chất tổng quan của vùng nghiên cứu về các mặt kinh tế, xã hội, tự nhiên nên khi yếu tố đầu vào thay đổi thì kết quả đầu ra cũng thay đổi, có nghĩa là cơ cấu canh tác do mô hình đề xuất cũng sẽ thay đổi. Đề tài ứng dụng có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra những đính hướng sử dụng đất đai dài hạn, phù hợp với đặc thù của từng vùng

    Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá sinh sản ở vịt

    Get PDF
    Bệnh sán lá sinh sản ở vịt do loài Prosthogonimus sp. gây ra. Bệnh ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả chăn nuôi vịt. Để chẩn đoán bệnh này, cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phát hiện trứng sán trong phân hoặc mổ khám phát hiện sán ký sinh trong túi Fabricius hoặc ống dẫn trứng. Vịt bị bệnh sán lá sinh sản thường có một số biểu hiện như: ăn ít, ủ rũ, gầy yếu, đi đứng không thăng bằng, mắt nhắm, hay nằm và giảm bắt mồi; vịt giảm đẻ, trứng vỏ mỏng, trứng không có vỏ vôi; một số trường hợp lỗ huyệt có nhiều chất dịch, vịt đẻ có hiện tượng lòi dom. Tỷ lệ chết khá cao, nhưng vịt chết lẻ tẻ và kéo dài. Xét nghiệm phân tìm trứng sán, trứng có hình bầu dục, hai lớp vỏ, màu nâu, đầu nhỏ có nắp, phôi bào phân bố đều bên trong. Mổ khám vịt thấy sán màu hồng đỏ trong ống dẫn trứng và túi Fabricius. Bệnh tích đại thể: Buồng trứng bị viêm hoặc viêm dính xoang bụng; ống dẫn trứng và túi Fabricius viêm, sưng, xung huyết và xuất huyết; bên trong ống dẫn trứng có nhiều dịch và cặn bã đặc, màu trắng xám. Bệnh tích vi thể: Bong lốc, hoại tử tế bào biểu mô và thâm nhiễm tế bào viêm ở ống dẫn trứng. Thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm, nhiều polyp ở túi Fabricius

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ? ĐẦU RA ĐẾN HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO NHÓM NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SONG PHÚ TAM BÌNH - VĨNH LONG

    Get PDF
    Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sử dụng đất đai và chọn lựa các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng phù hợp với các điều kiện tự nhiên ? kinh tế - xã hội của địa phương, mang tính thực tế khách quan gần gũi với người dân ở địa phương làm nền tảng cho quy hoạch sử dụng đất đai. Từ những yêu cầu trên đã sử dụng quy trình đánh giá đất đai của FAO (1976), xác định các yếu tố về kinh tế - xã hội và môi trường cho đánh giá trên từng kiểu sử dụng đất đai để thực hiện đánh giá hiệu quả của các yếu tố đầu vào-đầu ra ảnh hưởng đến hệ thống sử dụng đất đai tại Xã Song Phú. Sau khi phân tích các yếu tố đầu vào đầu ra về tự nhiên- kinh tế- xã hội và môi trường, sử dụng phần mềm Primer để phân nhóm nông dân, và đánh giá các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng lên từng nhóm nông dân

    Nghiên cứu một số hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. (G065).

    Get PDF
    Eight secondary metabolites, Cyclo-(Pro-Ala) (1), Cyclo-(Pro-Val) (2), Cyclo-(Pro-Leu) (3), Cyclo-(Pro-Tyr) (4), Cyclo-(Pro-Trp) (5), n-butyl-isobutyl phthalate (6), phenylacetic acid (7) and uracil (8) were isolated and identified from Streptomyces sp. (G065). Their structures were determined by spectroscopic analysis including MS and 2D NMR, as well as by comparison with reported data in literature. Keywords. Streptomyces sp., marine microorganism, Cyclo-(Pro-Ala), Cyclo-(Pro-Val), Cyclo-(Pro-Leu), Cyclo- (Pro-Tyr), Cyclo-(Pro-Trp)

    NÂNG CAO ĐỘC LỰC DIỆT RỆP ĐÀO CỦA CHỦNG NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG LECANICILLIUM BẰNG ĐỘT BIẾN TIA CỰC TÍM (UV) VÀ N-METHYL-N’-NITRO-N-NITROSOGUANIDINE (NTG) NHẰM SẢN XUẤT THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC

    Get PDF
    Nấm thuộc chi Lecanicillium là loài kí sinh gây bệnh quan trọng đối với côn trùng phá hại cây và một vài chủng nấm thuộc chi này đã được phát triển thành thuốc trừ sâu sinh học thương mại. Trong số các chủng nghiên cứu, chủng nấm kí sinh côn trùng L43 có độc tính rất mạnh đối với rệp đào (Myzus persicae), diệt 100 % rệp sau 5 ngày phun bào tử, ở 23 – 27 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Chủng L43 được định tên thuộc chi Lecanicillium bằng đọc trình tự đoạn gene 28S rRNA, có độ tương đồng 99,5 % so với trình tự đã công bố trên GenBank. Để nâng cao độc lực diệt rệp của nấm, tế bào trần của chủng Lecanicillium sp. L43 được gây đột biến bằng tia cực tím (UV) và hóa chất N-methyl-N’-nitro-N-nitrosoguanidine. Trong số 42 dòng nấm đột biến đã sàng lọc, 2 thể đột biến UV (UV10.4 và UV60.3) và 3 thể đột biến NTG (NTG30.2, NTG50.2 và NTG60.4) diệt 100 % rệp muội sau 4 đến 5 ngày phun. Độc lực của các thể đột biến tăng từ 10 đến 20 % so với kiểu dại, ở 25 – 29 oC và 75 – 85 % độ ẩm không khí. Những kết quả thu được cho  thấy, các thể đột biến chọn  lọc này của chủng Lecanicillium sp. L43  là nguồn nguyên  liệu quí để nghiên cứu  tiếp và có  tiềm năng để phát  triển  thành chế phẩm vi sinh dùng  trong kiểm soát sinh học dịch hại cây trồn

    Nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính

    Get PDF
    Phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính đã được nghiên cứu và chế tạo. Tinh bột sắn được biến tính bởi dung dịch nước Javen trong các điều kiện thời gian khác nhau trong môi trường trung tính. Mức độ oxy hóa của tinh bột được xác định bằng chỉ số cacbonyl và khối lượng phân tử. Sau đó, tinh bột biến tính được trộn hợp với phân ure, bentonit trước khi tạo viên. Tốc độ rã và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng mẫu tinh bột biến tính sau 7 giờ cho khả năng kết dính tốt nhất, hàm lượng tinh bột tối ưu cho thành phần phân nhả chậm là 30% khối lượng so với khoáng sét

    ẢNH HƯỞNG HỖ TRỢ CỦA CÁC ION IODUA ĐẾN SỰ ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CARBON BỞI HEXAMETHYLENETETRAMINE TRONG NƯỚC VÀ NHŨ TƯƠNG “CONDENSATE/NƯỚC”

    Get PDF
    Tác dụng hỗ trợ của các ion iodua (I-) đến sự ức chế  ăn mòn thép carbon trong nước và các nhũ tương “condensate/nước” bởi hexametylentetramine (C6H12N4), đã được nghiên cứu bằng các phương pháp khối lượng, phân cực thế động, phân cực tuyến tính và trở kháng điện hóa. Hexametylentetramine ức chế sự  ăn mòn thép carbon ở những nồng độ thấp. Hiệu quả ức chế ăn mòn thép carbon của hexametylentetramine tăng với sự tăng nồng độ của ion iodua và với sự giảm hàm lượng nước trong các nhũ tương“condensate/ nước”. Hiệu quả ức chế ăn mòn thép carbon bởi hỗn hợp “Hexametylentetramine (2g/l) + KI (0; 0,5; 1; 2g/l)” được tăng đáng kể trong các dung dịch nước đã loại bỏ khí oxy. Hiệu quả cao nhất của sự ức chế ăn mòn thép carbon bởi hỗn hợp “Hexametylentetramine (2 g/l) + KI (0; 0,5; 1; 2g/l)” quan sát thấy ở nhiệt độ 100 oC trong khoảng nhiệt độ từ 30 oC đến 140 oC. Cơ chế ức chế ăn mòn thép carbon bởi hỗn hợp “Hexametylentetramine + KI” được giải thích là do có sự tạo thành lớp hấp phụ kép trên bề mặt thép

    ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LỨA CẮT VÀ CHẤT PHỤ GIA DÙNG TRONG Ủ CHUA TỚI HÀM LƯỢNG OXALATE TRONG CỌNG VÀ LÁ MÔN (Colocasia Esculenta (L) Schott)

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giống, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua với các chất phụ gia khác nhau tới thành phần oxalate trong cọng và lá môn ao trắng và môn ngọt (Colocasia Esculenta (L) Schott) bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1, xác định ảnh hưởng của giống và lứa cắt, được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố với 4 lần lặp. Kết quả cho thấy, thành phần oxalate tổng số, hòa tan và không hòa tan đều cao hơn ở giống môn ao trắng (p < 0,01). So với lá, thành phần oxalate trong cọng cũng cao hơn (p < 0,05). Thành phần oxalate có xu thế giảm dần theo lứa cắt tăng lên (p < 0,05); ở lứa cắt thứ 5, oxalate tổng số giảm 71 % trong cọng và 40 % trong lá so với ban đầu. Thí nghiệm 2, xác định ảnh hưởng các phụ gia trong khối ủ, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với từng chất phụ gia (cám gạo, bột sắn, rỉ mật và không phụ gia). Kết quả cho thấy, nồng độ oxalate đều có xu hướng giảm dần theo thời gian ủ và sử dụng rỉ mật làm giảm nồng độ oxalate tổng số, hoà tan và không hoà tan lớn nhất. Từ kết quả trên cho thấy, thành phần oxalate trong môn ảnh hưởng bởi giống, bộ phận của cây, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua.Từ khóa: môn, giống, lứa cắt, oxalate, ủ chu
    corecore