227 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN VÀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN GIỮA PHÂN VỚI RÁC HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA RUỒI LÍNH ĐEN (Hermetia illucens)

    Get PDF
    Tóm tắt: Có 2 thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của loại phân và tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ đến khả năng nở của trứng (thí nghiệm 1), khả năng sinh trưởng của ấu trùng và tỷ lệ nhộng hóa ruồi của ruồi lính đen (thí nghiệm 2). Có tổng 15 nghiệm thức tương ứng với 3 loại phân (bò, lợn, gà) và 5 tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ (100 % phân; 25 % phân: 75 % rác; 50 % phân: 50 % rác; 25 %phân: 75 % rác và 100 % rác). Kết quả cho thấy loại phân và tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ không ảnh hưởng tới khả năng ấp nở, tỷ lệ nuôi sống, lượng ăn vào dạng tươi và giảm khối lượng phân với rác (p > 0,05), nhưng lại ảnh hưởng tới vật chất khô (VCK) ăn vào, tăng khối lượng, tăng sinh khối của ấu trùng, hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ nhộng hóa ruồi (p < 0,05). Lượng VCK ăn vào cao nhất ở nghiệm thức 100 % phân lợn, còn tăng khối lượng của ấu trùng cao nhất ở nghiệm thức 25 % phân gà và 75 % rác hữu cơ. Sinh khối ấu trùng tăng cao nhất ở nghiệm thức 100 % phân gà, trong khi hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất ở nghiệm thức 100 % rác hữu cơ. Còn tỷ lệ nhộng hóa ruồi lại đạt cao nhất ở nghiệm thức có 25 % và 50 % phân gà.Từ khóa: phân gia súc, rác hữu cơ, tỷ lệ phối trộn, ruồi lính đe

    ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Để đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ ở 2 xã ở huyện Quảng Điền. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tình hình đầu tư của các hộ trong những năm gần đây chững lại, các hộ bán thâm canh chỉ đầu tư sửa chữa ao hồ lần 1 sau 10 năm sử dụng và các hộ thâm canh bắt đầu khai thác từ năm 2008 nên dự kiến tiến hành đầu tư sửa chữa vào năm 2018. Hiệu quả kinh tế của một vụ nuôi năm 2017 và hiệu quả đầu tư cho thấy hình thức thâm canh luôn đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với hình thức bán thâm canh. Giá trị hiện tại ròng của hình thức nuôi thâm canh gấp 2,3 lần so với hình thức nuôi bán thâm canh mặc dù thời gian nuôi thâm cach chỉ 9 năm. Cả hai hình thức nuôi này đều có thời gian hoàn vốn lớn hơn 3 năm. Để nâng cao hiệu quả nuôi tôm cơ quan chính quyền địa phương cần tạo môi trường ổn định thu hút đầu tư đồng thời các hộ nuôi cần học hỏi các kỹ thuật nuôi mới.Từ khóa: Đầu tư, hiệu quả đầu tư, nuôi tôm, huyện Quảng Điền, phân tích tài chính

    HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ ETHEPHON DẠNG ĐƠN VÀ KẾT HỢP VỚI GA3, CACL2 TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM MẬT (CITRUS SINENSIS (L.) OSBECK)

    Get PDF
    Với mục đích cải thiện màu sắc và kéo dài thời gian bảo quản trái cam Mật, các nghiệm thức sử dụng ethephon dạng đơn và kết hợp được thực hiện. Các hóa chất đươ?c phun đều trên trái va?o thơ?i điê?m 1 tuâ?n (Ethephon) và 1 tháng (CaCl2 và GA3) trươ?c thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả tốt trong việc làm biến đổi màu sắc vỏ trái cam Mật với trị số ?E và luôn ở mức cao nhất. Các chỉ tiêu độ Brix, pH ổn định. Bên cạnh đó, khi xử lý Ethephon kết hợp với CaCl2 và GA3 giúp hạn chế sự tổn thất về trọng lượng và hàm lượng vitamin C trong quá trình tồn trữ, có thể kéo dài tuổi thọ trái cam Mật đến 5 tuần mà giá trị cảm quan trái vẫn ổn định trong suốt quá trình tồn trữ

    HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ GA3 VÀ CACL2 ĐƠN CHẤT HAY KẾT HỢP VỚI ETHEPHON TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (CITRUS RETICULATA)

    Get PDF
    Hiệu quả của việc xử lý GA3 và CaCl2 dạng đơn hay kết hợp với ethephon trước khi thu hoạch đến phẩm chất và thời gian bảo quản trái quýt đường được thực hiện tại vườn quýt đường ở Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Các hóa chất CaCl2 và GA3 được xử lý ở thời điểm 1 tháng và Ethephon được xử lý ở thời điểm 1 tuần trươ?c khi thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức xử lý hóa chất đều giúp giảm hao hụt trọng lượng trái so với đối chứng, màu sắc trái, độ Brix và pH trái duy trì ổn định. Nghiệm thức sử dụng CaCl2 2.000 ppm đơn chất hoặc kết hợp với Ethephon 100 ppm giúp cải thiện màu sắc vỏ trái. Xử lý GA3 20 ppm đơn chất, GA3 20 ppm kết hợp với CaCl2 2.000 ppm hoặc Ethephon 100 ppm giúp duy trì hàm lượng vitamin C ở mức cao đến 5 tuần sau             thu hoạch. 

    XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ HUY ĐỘNG SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

    Get PDF
    Bài viết tập trung làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh có khả năng đoàn kết toàn dân đi đến thắng lợi cuối cùng. Trên cở sở đó, khẳng định những quan điểm lớn của Bác về xây dựng Đảng; chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với bên ngoài

    Đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống khoai lang có hàm lượng carotenoid cao trong điều kiện trồng chậu

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của bốn giống khoai lang trong điều kiện trồng chậu. Nghiên cứu được thực hiện tại hộ nông dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức là bốn giống khoai lang: bí đỏ, Nhật vàng (HL518), Nhật cam (Kokey14), Tà Nung với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu trồng khoai; đánh giá năng suất và phẩm chất ở thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống khoai lang Tà Nung và Nhật cam (Kokey 14) có chiều dài dây ngắn hơn so với hai giống còn lại. Giống khoai lang Nhật vàng (HL518) có số nhánh trên dây ít nhất. Giống khoai lang Nhật cam (Kokey 14) có năng suất củ thương phẩm (13,1 kg/10 chậu), năng suất tổng (14,7 kg/10 chậu) và hàm lượng carotenoid đạt cao nhất (7,2 mg/100 g KLCT). Giống Nhật vàng (HL518) và Tà Nung có hàm lượng tinh bột cao (trên 700 mg/g KLCT)

    Thành phần hóa học của cây Mussaenda pubescens (Rubiaceae)

    Get PDF
    The genus Mussaenda is an important source of medicinal natural products, particularly iridoids, triterpenes, saponines and flavonoids. The plants are members of the Rubiaceae and are native to the Old World tropics, from West Africa through the Indian sub-continent, South-East Asia and to Southern China. There are more than 200 species of Mussaenda known. Some species of Mussaenda have been used in traditional medicine. The abundance of the iridoids and its wide availability makes the plant a potential target for studying the activity of this drug. From the water extract of Mussaenda pubescens, six compounds, shanzhiside methylester (1), barlerin (2), mussaenoside (3), (6S, 9R)-roseoside (4), mussaendoside L (5) and coniferin (6) were isolated. Their structures were elucidated by using MS and NMR spectroscopic methods, including 2D NMR spectroscopy (COSY, HMQC, HMBC). Keywords. Mussaenda pubescens, Rubiaceae, iridoid, shanzhiside methylester

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    Thành phần hóa học của cây rau má Centella asiatica (L.) urban thu hái tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Get PDF
    During the screening for biological active compounds from the medicinal plant Centella asiatica, a sample from Ho Chi Minh City has been studied. From the ethanol extract of the plant six compounds: stigmasterol, β-sitosterol, asiatic acid, madecassic acid, mixture of stigmasterol glucoside and β-sitosterol glucoside (1:1) and madecassoside have been isolated. Their structures were determined by IR, MS and NMR (1D and 2D) spectroscopy as well as by comparison with the literature data. Keywords. Centella asiatica, triterpene, triterpene glycoside, sterol

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
    corecore