175 research outputs found

    ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM KÍ SINH VÀ GÂY BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN NỮ NHẬP VIỆN Ở HẢI DƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CHUỖI GEN VÀ PHÂN TÍCH PHẢ HỆ

    Get PDF
    Sử dụng phương pháp “mã vạch” DNA (DNA-barcoding), 36 chuỗi nucleotide vùng giao gen ITS (internal transcribed spacer) từ 43 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy nấm đơn bào của bệnh nhân nữ nhập viện ở Hải Dương đã được thu nhận và phân tích so sánh với các chủng tham chiếu quốc tế. Chuỗi ITS có độ dài khác nhau tùy từng loài (0,5 – 1,2 kb) thu thập bằng phản ứng PCR và giải trình tự (cặp mồi ITS1F/ITS4R), được sử dụng để truy cập Ngân hàng gen và xác định loài dựa trên so sánh chuỗi và phân tích phả hệ với các loài tương ứng. Kết quả cho thấy, trong số 36 mẫu thực hiện thành công giám định loài, có 29 mẫu được xác định thuộc chi Candida, trong đó 13 mẫu là loài Candida albicans, 2 mẫu là C. tropicalis, 3 mẫu là C. metapsilosis, 8 mẫu là C. glabrata, 2 mẫu là C. etchellsii và một mẫu chỉ được định danh là Candida sp. Ngoài ra, 7 mẫu còn lại gồm 2 mẫu thuộc loài Pichia kudriavzevii và Pichia norvegensis; và một số loài ít gặp khác: i) Kodamaea ohmeri; ii) Fereydounia khargensis; iii) Debaryomyces sp. (có thể là loài Debaryomyces subglobosus); iv) Hanseniaspora sp. (có thể là loài Hanseniaspora opuntiae); và v) Penicillium citrinum, với mức độ đồng nhất rất cao (99-100%). Cây phả hệ chủng/loài Candida của Việt Nam và thế giới, chia làm 7 nhóm riêng biệt, bao gồm: nhóm C. albicans, nhóm C. tropicalis, nhóm C. parapsilosis, nhóm C. metapsilosis, nhóm Candida spp., nhóm C. glabrata và nhóm C. etchellsii. Phả hệ của Pichia spp. cũng cho thấy P. kudriavzevii và P. norvegensis của Việt Nam tập hợp cùng với loài tham chiếu tương ứng. Trên một địa bàn hẹp như tỉnh Hải Dương, kết quả định danh trên bệnh nhân nhập viện đã có đến 6 loài Candida khác nhau và 7 loài đặc biệt khác cho thấy tình hình nhiễm nấm Candida và nấm đơn bào là khá phức tạp và lẫn tạp. C. albicans vẫn là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm đang tồn tại, lan tỏa và gây bệnh phổ biến trong cộng đồng phụ nữ ở địa bàn Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung

    Nghiên cứu hoạt hóa bùn đỏ bằng axit sulfuric và khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI)

    Get PDF
    In this study, the red mud from Alumina Tan Rai Plant (M0) is activated by 2 M H2SO4 solution with the ratio of liquid/solid was 1 ml/g (M1) and 2 ml/g (M2). SEM analysis demonstrated the similar morphologies of the three samples, but BET results showed an increase of specific surface area after acid activation. EDX analysis indicated the significantly decrease of the Al, Na and Si contains after activation. Adsorption characteristics of Cr(VI) on red mud surface were investigated in bath, changing various factors such as pH, contact time and Cr(VI) concentration. The results showed that adsorption capacity of activated red mud was much higher than raw red mud, the best removal efficiency obtained at pH 5.6, the adsorption approache the equilibrium after 60 minutes, and the Freundlich isotherm model fits well this process

    QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN - CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Get PDF
    Bài viết này giới thiệu một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý chất thải rắn để thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về ?Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050?. Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn cho quy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thải rắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nhóm thể chế, các nhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu - vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Dựa trên sự phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồng ghép đề xuất và thảo luận cụ thể. Hiện nay quản lý tổng hợp chất thải được xem là một định hướng tốt cho công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi

    MộT Số BIệN PHáP Xử Lý NGọN Và Lá MíA (SACCHARUM OFFICINARUM) Để CảI TIếN MứC TIÊU HóA LàM THứC ĂN GIA SúC

    Get PDF
    Thí nghiệm xác định khả năng dự trữ, hàm lượng dưỡng chất và mức phân giải vật chất khô bằng phương pháp in sacco được tiến hành trên lá mía và ngọn mía. Lá mía được ủ với 3% mật đường (LM3), 4% urea (LM4) và 4% urea 3% mật đường (LMU43) và ngọn mía ủ với 3% mật đường (NM3); 4% urea (NU4) và không có chất phụ gia, lặp lại 3 lần để đánh giá nồng độ pH, hàm lượng vật chất khô (DM), protein thô (CP), xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF)  và mức phân giải in sacco của vật chất khô qua các thời điểm 0, 7, 14, 30, 45, 60 ngày

    Hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp. đối với hấp thu đạm, nhôm và sắt trong hạt lúa trồng trên đất phèn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Đất phèn có hàm lượng nhôm và sắt cao, làm hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng và tăng khả năng tích lũy độc chất trong cây. Rhodopseudomonas sp. có khả năng giảm độc chất nhôm và sắt. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn R. palustris VNW64, VNS89, TLS06 và VNS02 lên tích lũy dưỡng chất và độc chất trong hạt lúa. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên đất phèn thu từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới. Trong đó, nhân tố thứ nhất là chế phẩm hữu cơ vi sinh (chứa bốn dòng vi khuẩn, một dòng vi khuẩn VNW64 và không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh) và nhân tố thứ hai là bón phân đạm gồm (100, 75, 50 và 0 kg N ha-1). Kết quả cho thấy các nghiệm thức bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn hoặc một dòng vi khuẩn VNW64 đã giúp tăng hấp thu đạm 39,7 - 49,2% và giảm độc chất nhôm 18,4 - 30,4% và sắt 0,1- 2,7% trong cây lúa so với nghiệm thức không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh. Chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn hoặc một dòng vi khuẩn có hiệu quả trong việc giảm tích lũy sắt và nhôm và tăng hấp thu đạm vào trong hạt

    Đặc tính của phẫu diện đất phèn chuyên canh khóm và xen canh với cam sành, dừa tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc tính hình thái, hóa học đất của các mô hình canh tác khóm. Dựa vào đặc tính hình thái, hai phẫu diện đất canh tác chuyên khóm tại Vĩnh Viễn thuộc đất phèn tiềm tàng rất sâu trong khi hai phẫu diện đất canh tác khóm xen canh cam và khóm xen canh dừa tại xã Vĩnh Viễn A thuộc đất phèn tiềm tàng sâu. Đối với đặc tính hóa học đất, pHKCl  có giá trị nhỏ hơn 3,55. Hàm lượng nhôm nhỏ hơn 6,0 meq Al3+.100 g-1 và sắt nhỏ hơn 6,0 mg.kg-1. Ngoài ra, hàm lượng đạm tổng số được đánh giá ở mức trung bình đến cao và lân tổng số ở mức nghèo, với hàm lượng 0,39 - 0,60% và 0,03 - 0,06%, theo thứ tự. Lượng đạm hữu dụng và lân dễ tiêu được xác định theo thứ tự 88,1. - 313,5 mg NH4+.kg-1 và 37,2 - 39,7 mg P.kg-1. Tuy nhiên, thành phần lân nhôm và lân sắt cao (83,5 - 110,7 và 16,5 - 38,9 mg P.kg-1). Trong đó, hàm lượng lân nhôm và lân sắt ở hai phẫu diện đất chuyên khóm thấp hơn. Hàm lượng chất hữu cơ được đánh giá ở ngưỡng trung bình. Khả năng trao đổi cation ở mức thấp đến trung bình. Sa cấu đất là đất sét pha thịt. Nhìn chung, đất phèn của các mô hình canh tác khóm có độ phì nhiêu thấp

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PUBESCENS) TRONG NHÀ KÍNH

    Get PDF
    The Gynostemma pubescens plant, which is distributed mainly over the northern provinces, is a valuable and beneficial herb for human health. In this study, we investigated in vitro propagation and cultivation to evaluate the growth and development of Gynostemma pubescens in greenhouse conditions at Dalat city, Lamdong province. The results showed that MS medium supplemented with 1mg/l BA, 30 g/l sucrose, 8g/l agar, pH 5.8 was the best medium for shoot regeneration in vitro, with a shoot height of 1.84cm, and 10.50 shoots/explant. The MS medium contained 0.5mg/l TDZ, 30g/l sucrose, 8g/l agar, pH 5.8 was the most suitable medium for shoot regeneration in vitro, with a shoot height of 1.99cm, and 13.80 shoots/explant. Concentrations of IBA from 0 to 1 mg/l were appropriate for in vitro root regeneration, yielding a root regeneration rate of 100%. Coconut fiber powder was the most suitable substrate to transfer the plantlets to the greenhouse, with a survival rate of 100%, plant height of 9.73cm, and root length of 6.45cm. Humus proved the best substrate for plant development and growth, with a survival rate of 100%, plant height of 82.08cm, root length of 36.57cm and a fresh weight of 57.32g/plant. Watering with 100 ml of Nitrophoska fertilizer (2g/l) once a week was the best for plant growth, with a survival rate of 100%, height of 94.22cm, root length of 37.71cm, and a fresh weight of 59.38g/plant.Cây Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens) phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc, là một trong những loại thảo dược quí và tốt cho sức khỏe của con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồng đánh giá sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam cấy mô trong nhà kính tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Kết quả cho thấy, môi trường MS (Murashige Skoog) bổ sung 1mg/l BA, 30g/l sucrose, 8g/l agar, pH 5.8 là tốt nhất đến sự tái sinh chồi in vitro, với chiều cao chồi 1.84 cm, số chồi 10.50 chồi/mẫu. Môi trường MS bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 30g/l sucrose, 8 g/l agar, pH 5.8 là tốt nhất đến sự tái sinh chồi in vitro, với chiều cao chồi 1.99cm, số chồi 13.80 chồi/mẫu. Nồng độ IBA từ 0 - 1 mg/l đều thích hợp đến sự tái sinh rễ in vitro của cây Giảo cổ lam, với tỉ lệ tái sinh rễ đạt 100%. Vụn xơ dừa là giá thể thích hợp nhất để chuyển cây Giảo cổ lam cấy mô ra ngoài vườn ươm, với tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 9.73cm, chiều dài rễ 6.45cm. Đất mùn là giá thể tốt nhất đến sự sinh trưởng phát triển của cây, với tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 82.08cm, chiều dài rễ 36.57cm, khối lượng tươi 57.32g/cây. Tưới 100 ml phân Nitrophoska (2 g/l) theo định kỳ mỗi tuần một lần là tốt nhất đến sự sinh trưởng phát triển của cây, với tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 94.22cm, chiều dài rễ 37.71cm, khối lượng tươi 59.38g/cây

    Xác định thành phần và tỷ lệ phối trộn trong sản xuất trà hòa tan catechin

    Get PDF
    Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành
    corecore