15 research outputs found

    VỀ NHỮNG CẤU TRÚC THỦY ĐỘNG LỰC ĐẶC THÙ GÂY XÓI LỞ-BỒI TỤ TẠI DẢI VEN BỜ NAM TRUNG BỘ

    Get PDF
    Những cấu trúc thủy động lực đặc thù bao gồm các xoáy thuận chiều kim đồng hồ được hình thành và tồn tại trong các vịnh hở (open bays) thuộc dải ven bờ Nam Trung bộ, các phân khu sóng chuyển tiếp trong trường sóng nhiễu xạ. Nhánh Tây của xoáy là nhân tố quan trọng bậc nhất gây ra tình trạng bồi lấp các cửa, điển hình là cửa Sa Huỳnh, cửa Tam Quan và cửa Đề Gi. Mũi nhô và các chướng ngại vật ven bờ như kè mỏ hàn, kè cảng, v.v... , tạo ra trường sóng nhiễu xạ chứa ba phân khu, trong đó phân khu sóng chuyển tiếp đóng vai trò đặc biệt quan trọng gây nên tình trạng xói lở bờ quyết liệt nhất. Điển hình là bãi biển Phan Thiết và cụm dân cư bờ Nam thị trấn La Gi, nơi trường sóng chịu ảnh hưởng của các hệ thống kè cảng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng đóng, mở cửa An Hải (đầm Ô Loan). Từ khóa: Nam Trung bộ (NTB), thủy thạch động lực, xoáy thuận, mũi nhô, xói lở-bồi tụ, khúc xạ, nhiễu xạ, hướng Đông Bắc (NE), Đông Đông Bắc (NNE), Tây Nam (SW)

    Các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học trong hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

    Get PDF
    Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn kết của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG TP. HCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố tác động cùng chiều lên mức độ hài lòng và gắn kết với tổ chức của đội ngũ giảng viên, bao gồm: (i) Sự linh hoạt trong công việc; (ii) Niềm vui tại nơi làm việc; (iii) Phần thưởng và sự công nhận; (iv) Làm việc nhóm; (v) Đào tạo và phát triển. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà quản lý quản trị hiệu quả nguồn nhân lực trong khu vực công ở các trường đại học trong hệ thống ĐHQG TP. HCM

    XÁC ĐỊNH CÁC GEN SINH ĐỘC TỐ CỦA VI KHUẨN E. COLI PHÂN LẬP TỪ LỢN CON BỊ TIÊU CHẢY

    No full text
    Nghiên cứu về gen sản sinh độc tố STa, STb, LT, VT2e của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được trên địa bàn Thừa Thiên Huế cho kết quả như sau: Với mẫu bệnh phẩm là tim tỷ lệ dương tính với một trong các yếu tố độc lực là 4/6 (66,67%), bệnh phẩm ruột 3/6 (50%) và bệnh phẩm phân 20/49 (40,82%). Tỷ lệ vi khuẩn E. coli mang gen LT cao nhất 25/61 (40,98%), kế tiếp là vi khuẩn E. coli mang gen STb 18/61 (29,51%) và vi khuẩn E. coli  mang gen STa 9/61 (14,75%) sau cùng là vi khuẩn E. coli mang gen sản sinh độc tố dung huyết VT2e 6/61(9,84%). Gen STa/STb số lượng 2/25 (chiếm tỷ lệ 8%),  STa/LT 4/25 (chiểm tỷ lệ 16%), STa/VT2e số lượng 3/25 (chiếm tỷ lệ 12%). Trong tổ hợp 2 gen cao nhất là STb/LT 9/25 (chiếm tỷ lệ 36%). Tổ hợp 3 gen gồm có: STa/STb/VT2e 1/25 (chiếm tỷ lệ 4%), STa/LT/VT2e 1/25 (chiếm tỷ lệ 4%), cao nhất là STb/LT/VT2e  2/25 (chiếm tỷ lệ 8%). Tần suất hiện khuẩn lạc mang gen STb (0,43), LT (0,36)

    Calcium levels and different short chain fatty acids in diet of broiler chickens

    No full text
    O uso de ácidos graxos de cadeia curta na alimentação de frangos de corte como alternativa aos antibióticos promotores de crescimento pode proporcionar diversos efeitos no trato digestório, entre os quais afetar a digestibilidade dos minerais. Neste trabalho foram testadas inclusões de ácidos graxos de cadeia curta em dietas com níveis crescentes de cálcio objetivando avaliar a retenção aparente de cálcio, fósforo e cobre além do desempenho das aves. Foram utilizados 96 frangos de corte, machos, de linhagem Cobb, dos 21 aos 31 dias de idade. Utilizou-se um esquema fatorial 5X4 (5 – sem ácido orgânico; ácido fórmico, ácido acético, ácido propiônico e ácido butírico) X (4 – níveis de cálcio: 0,40; 0,58; 0,79 e 0,97%) em um delineamento completamente casualizado. As variáveis analisadas foram consumo de ração, ganho de peso, conversão alimentar, metabolizabilidade da matéria seca, matéria orgânica e cinzas, balanço de cálcio, fósforo e cobre, metabolizabilidade da proteína, energia metabolizável, peso da tíbia e cinzas dos ossos.Não foi possível detectar o efeito dos ácidos graxos de cadeia curta em nenhuma das variáveis analisadas. No entanto, houve diferenças significativas entre os níveis de cálcio das dietas em relação à metabolizabilidade da matéria seca e da matéria orgânica e da porcentagem e conteúdo de cinzas dos ossos, peso da tíbia, balanço de cálcio e fósforo. Os resultados encontrados permitem concluir que o nível de cálcio da dieta interfere de forma quadrática na retenção aparente do cálcio e do fósforo e afeta linearmente a metabolizabilidade da matéria seca e da matéria orgânica e o conteúdo em cinzas dos ossos das aves indicando um nível ótimo na dieta de 1% de cálcio. Os ácidos orgânicos utilizados não apresentam efeitos detectáveis sobre o metabolismo do cálcio.The use of short chain organic acids in broiler feeding as a alternative to growth promoting antibiotics can trigger several digestive effects, as affect the efficiency of mineral digestibility. In this study were tested additions of short chain fatty acids (SCFA) in diets with increasing levels of calcium, by measuring apparent calcium, phosphorus and copper retention, as well as animal performance and bone ash. 96 Cobb male broilers from 21 to 31 days of age were used. Experimental diets were assigned in a 5X4 factorial arrange (5- without acids, formic acid, acetic acid, propionic acid and butiric acid; 4 – calcium levels of 0.40, 0.59, 0.78 and 0.97%) in a completely randomized design. The responses evaluated were feed intake, weight gain, feed conversion, dry matter, organic matter, protein and energy metabolizability, tibia weight and ash, calcium phosphorus and copper balance. The addition of SCFA had no effect on all studied responses. Conversely, increasing calcium levels affected positively dry and organic matter metabolizability, tibia weight and ash, and calcium and phosphorus balance. This effect was quadratic for calcium and phosphorus balance and linear for dry and organic matter metabolizability and percent tibia ash, indicating an optimum dietary level around 1% of calcium. By the study of the present responses, SCFA have no detectable effects on calcium metabolism

    Đánh giá phương pháp bảo quản và chất lượng SCD (dạng tế bào đơn) thu hoạch từ rong bún (Enteromorpha intestinalis)

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định phương pháp thích hợp để bảo quản SCD (dạng tế bào đơn) từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) và đánh giá hiệu quả sử dụng SCD làm thức ăn đến sinh trưởng và tlệ sống của Artemia franciscana. Quy trình thu hoạch SCD gồm ba bước bao gồm:1) Xay nhuyễn bột rong khô và rây qua mắt lưới 200 µm; 2) Ngâm bột rong trong 2 giờ sau đó ủ với nấm men 48 giờ; 3) Lọc qua mắt lưới 50 µm và ly tâm để cô đặc sản phẩm. Phần ly tâm thu được SCD cô đặc và giữ lạnh ở 4oC gọi là SCD tươi (SCD-T); phần khác đem đi sấy gọi là SCD khô (SCD-K). Kết quả cho thấy SCD-T có thời gian bảo quản ngắn trong khoảng 15 ngày ở nhiệt độ 4°C, trong thời gian bảo quản mật độ các hạt SCD có xu hướng giảm trong khi SCD-K có thời gian bảo quản lâu hơn. Artemia được cho ăn với năm loại thức ăn khác nhau trong đó đối chứng là thức ăn tôm sú số 0 và bốn nghiệm thức còn lại gồm SCD-K và SCD-T với các mức thay thế thức ăn tôm sú tương ứng là 50% và 100%. Artemia đạt chiều dài, tỷ lệ sống (63,8%) và các chỉ số sinh sản cao nhất (49,3 phôi/con cái) khi sử dụng 100% thức ăn tôm sú. Tuy nhiên, khi kết hợp 50% thức ăn SCD-K với 50% thức ăn tôm cho kết quả về tỷ lệ sống đạt 54,67 % sau 14 ngày nuôi và khả năng sinh sản của Artemia với sức sinh sản đạt 34,1 phôi/con cái. Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có tỷ lệ SCD khô thấp hơn 50% có thể được nghiên cứu ứng dụng làm thức ăn thay thế cho Artemia

    Thiết kế mô hình hỗ trợ giảng dạy thực hành châm cứu bằng kỹ thuật thị giác máy tính

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày mô hình hỗ trợ giảng dạy thực hành châm cứu cho sinh viên ngành Y học dân tộc bằng kỹ thuật thị giác máy tính. Mô hình gồm một máy ảnh thương mại, một máy tính nhúng Raspberry Pi có thể kết nối tới màn hình máy tính. Phần mềm được thiết kế bằng Python trên nền tảng thư viện OpenCV, trên hệ điều hành Ubuntu.  Hệ thống có thể đo được góc châm, độ sâu của kim và vận tốc khi châm. Kết quả cho thấy hệ thống cho độ chính xác cao với các sai số nhỏ. Nghiên cứu đã được hội đồng khoa học trường đại học Y Dược Cần Thơ thông qua và đang được sử dụng giảng dạy để đánh giá ưu điểm của thiết bị so với phương pháp giảng dạy truyền thống

    Mô phỏng khảo sát chất lượng của hệ thống tìm đường và bám đường cho xe tự hành lái bằng nguyên lý ackermann trên ROS và Gazebo

    Get PDF
    Bài báo này được thực hiện nhằm nghiên cứu xe tự hành lái theo nguyên lý Ackermann. Mô hình xe được xây dựng để mô phỏng hệ thống định vị, tìm đường, bám đường dựa trên Gazebo và Robot Operating System (ROS). Mô phỏng thực hiện dựa trên cấu trúc Cây hành vi và các node được thiết lập trong ROS 2 nhằm đưa xe đến đúng vị trí theo yêu cầu. Kết quả mô phỏng cho thấy giải pháp đề xuất đã đáp ứng tốt hơn so với nguyên lý lái hai bánh chủ động và lái đa hướng khi thực hiện trên địa hình dễ bị trượt và gồ ghề. Kết quả khảo sát cho thấy robot di chuyển đến mục tiêu với độ lệch khoảng cách lớn hơn hoặc bằng 1 m đạt 96% và nhỏ hơn 1 m đạt 79%. Đồng thời, nghiên cứu này có thể làm tiền đề để triển khai mô hình thực tế trên cơ sở định vị bằng hệ thống GPS

    Current Status of Groundwater in Cau Do River Area-case Study by Electrical Resistivity Tomography Methodology

    Full text link
    The paper presents the research results on current status of groundwater and geochemical composition distribution in Cau Do river area, Cam Le district, Da Nang city by the method of electrophotography. The study has surveyed 3 measurement lines running along the length of Cau Do river (West – Southwest), each measuring is 288m long with about 205 data points. After processing the data, the results of analysis and interpretation of electrophoresis show that at a depth of about 10m along all 3 measuring lines, there are signs of groundwater displacement. Based on the resistivity values obtained in the first line (ranging from from 2.82 Ω.m to 985 Ω.m), it shows that at the survey area with a depth of 10m - 15m, there is an groundwater circuit that shows signs of accumulating and spreading environmental components that are capable of polluting groundwater (heavy metals and electrolytes)

    MứC ĐA BộI THể CủA TậP ĐOàN GIốNG CÂY Có MúI Ở VIệT NAM BằNG PHƯƠNG PHáP DòNG CHảY Tế BàO

    Get PDF
    Đề tài nhằm khảo sát mức độ đa bội thể 107 mẫu cây tự nhiên thuộc 4 nhóm chính: nhóm bưởi (Citrus maxima); nhóm quýt (Citrus reticulata); nhóm cam (Citrus sinensis); và nhóm  chanh (Citrus aurantifolia), hạnh (Citrofortunella microcarpa), cần thăng (Limonia acidissima) trong tập đoàn cây có múi ở Việt Nam đang được trồng tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp phân tích dòng chảy tế bào (flow cytometry) sử dụng máy đo đa bội thể Partec Ploidy Analyser PA-I, Đức. Tiến hành ly trích nội dung DNA nhân lá các mẫu cần khảo sát và đo khả năng tán xạ ánh sáng ở các hiệu điện thế khác nhau để xác định bộ nhiễm sắc thể của chúng. Kết quả cho thấy 100% các cây được khảo sát, đều mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), không có dạng đa bội nào. Đặc biệt, chanh và cam không hạt cũng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
    corecore