62 research outputs found

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển của sản phẩm mây tre đan tại tại hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập tại HTX mây tre đan Bao La trong giai đoạn 2013- 2015, các niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan. Với kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thì kết quả nghiên cứu cho thấy HTX có đủ năng lực về con người và nguồn vốn để sản xuất. Về tình hình sản xuất thì sản phẩm chủ yếu của HTX là sản phẩm kết hợp mây tre; nguồn nguyên liệu để chế tạo nên sản phẩm ngày càng khan hiếm, chất lượng và giá cả không ổn định; hoạt động sản xuất chuyển từ thủ công sang bán thủ công hoặc máy móc hiện đại. Kết quả và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mây tre đan tại HTX có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là tổng doanh thu và lợi nhuận tăng lên qua 3 năm. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ khách hàng là doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, điểm bán hàng, các nhà phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Từ khóa: Thực trạng, sản phẩm mây tre đan, Bao L

    Đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống khoai lang có hàm lượng carotenoid cao trong điều kiện trồng chậu

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của bốn giống khoai lang trong điều kiện trồng chậu. Nghiên cứu được thực hiện tại hộ nông dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức là bốn giống khoai lang: bí đỏ, Nhật vàng (HL518), Nhật cam (Kokey14), Tà Nung với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu trồng khoai; đánh giá năng suất và phẩm chất ở thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống khoai lang Tà Nung và Nhật cam (Kokey 14) có chiều dài dây ngắn hơn so với hai giống còn lại. Giống khoai lang Nhật vàng (HL518) có số nhánh trên dây ít nhất. Giống khoai lang Nhật cam (Kokey 14) có năng suất củ thương phẩm (13,1 kg/10 chậu), năng suất tổng (14,7 kg/10 chậu) và hàm lượng carotenoid đạt cao nhất (7,2 mg/100 g KLCT). Giống Nhật vàng (HL518) và Tà Nung có hàm lượng tinh bột cao (trên 700 mg/g KLCT)

    Ứng dụng công nghệ bao màng trong bảo quản trái cây nhiệt đới

    Get PDF
    Các yếu tố như vi sinh vật, quá trình chín sinh lý và hô hấp có thể làm giảm chất lượng của trái cây sau thu hoạch nếu không được bảo quản thích hợp. Kỹ thuật bao màng là một trong những giải pháp hiệu quả cho bảo quản trái cây sau thu hoạch, lớp màng bao phủ trên bề mặt vỏ trái cây có vai trò như một lớp màng bán thấm giúp kiểm soát sự trao đổi hơi nước, không khí giữa môi trường và trái cây, cũng như hạn chế sự tấn công của vi sinh vật gây hại. Xử lý bao màng có thể ứng dụng cho bảo quản nhiều loại trái cây nhiệt đới giúp kéo dài thời gian sử dụng, duy trì tốt chất lượng cảm quan cũng như các hợp chất sinh học cho trái cây sau thu hoạch. Trong phạm vị của bài viết này, đặc điểm của màng bao sinh học cũng như hiệu quả của nó trong bảo quản trái cây sau thu hoạch đã được đề cập

    HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CỦA VI KHUẨN BACILLUS CHO CÂY LẠC Ở THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Vi khuẩn kích thích sinh trưởng tác động đến cây trồng thông qua cơ chế đối kháng với tác nhân gây bệnh, sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích tính kháng dịch hại của cây trồng. Trong nghiên cứu này, năng kích thích sinh trưởng của cây lạc ở điều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ mọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillus sp. S18F11 và Bacillus sp. S20D12 đã được đánh giá. Kết quả cho thấy Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ mọc, tăng chiều cao cây, tăng số lượng nốt sần và tăng năng suất thực thu (26,8%) so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc thu được ở các công thức thí nghiệm với số lần bón chế phẩm khác nhau. Vì vậy, chỉ cần xử lý vi khuẩn Bacillus trước lúc gieo hạt là đạt hiệu quả cao.Từ khoá: Bacillus, cây lạc, kích thích sinh trưởng, vi khuẩ

    CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng,…là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thử thách  trong giai đoạn hiện nay như quy mô nhỏ bé, kỹ  thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp… Để đưa các nghề, làng nghề tại Hà Tĩnh bảo tồn và phát triển, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.Từ khóa: thách thức, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG HẠI KHOAI TÂY (Solanum tuberosum) TẠI ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Plant-parasitic nematodes on potato were identified by morphology of juveniles and adults. Extraction of vermiform nematodes in soil and roots was made by modified Baermann technique and root gall index was dertermined following Bridge and Page (1980) chart. Results show that there were six genus, five families and one order of parasitic-plant nematodes in soil. The ratio of Helicotylenchus was the highest (93.33%), followed by Meloidogyne (83.33%), Pratylenchus (50%), Criconemella (33.33%), Ditylenchus (30%), and Globodera at only 20%. Density of plant parasitic nematodes ranged from 500 individuals to 3,000 individuals per 50 cm3 of soil, 200 to 2,204 individuals per 5 grams of roots. Root gall index ranged from 1,754 to 5,262.Điều tra xác định thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật bằng mô tả hình thái tuyến trùng tuổi hai và tuyến trùng trưởng thành. Xác định mật số tuyến trùng trong đất và trong rễ khoai tây bằng phương pháp Baermann cải biên, mức độ gây hại của tuyến trùng bằng phương pháp của Bridge và Page (1980). Qua quá trình điều tra đã xác định được sáu giống thuộc năm họ và một bộ tuyến trùng thực vật ký sinh gây hại trên khoai tây. Trong đó giống Helicotylenchus có tần suất xuất hiện cao nhất với 93.33%, Meloidogyne có tần suất xuất hiện 83.33%, Pratylenchus có tần suất xuất hiện 50%, và Criconemella có tần suất xuất hiện 33.33%, Ditylenchus có tần suất xuất hiện 30%, Globodera có tần suất xuất hiện 20% trong tổng số 30 vườn được điều tra. Mật số tuyến trùng ký sinh gây hại trong đất phổ biến ở khoảng từ 500 cá thể đến 3,000 cá thể trong 50cm3 đất, trong rễ từ 200 đến 2,204 cá thể và mức độ gây hại là 1,754 đến mức 5,262

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN
    corecore