12 research outputs found

    Khảo sát sự sinh trưởng và ra hoa của cây cúc lá nhám (Zinnia elegans) thủy canh ở các mức độ dinh dưỡng Hoagland và Arnon khác nhau

    Get PDF
    Nhằm tìm ra mức độ dinh dưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và ra hoa của cây cúc lá nhám thủy canh, một nghiên cứu được thực hiện tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 12/2019 đến 2/2020. Dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm là Hoagland và Arnon (1950) [HO-1950]. Mỗi nghiệm thức có 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một chậu, mỗi chậu một cây. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với 5 mức độ dinh dưỡng khác nhau. Nghiệm thức 1 sử dụng dinh dưỡng HO-1950 100%, các nghiệm thức tiếp theo là HO-1950 50%, HO-1950 25%, HO-1950 12,5%, và HO-1950 6,25% (tương ứng với EC = 2,80, 1,40, 0,70, 0,35 và 0,175 mS/cm theo thứ tự). Kết quả thí nghiệm cho thấy cây sinh trưởng tốt ở mức độ dinh dưỡng HO-1950 50% (EC = 1,4 mS/cm) và HO-1950 100% (EC = 2,8 mS/cm), cây có chiều cao tương ứng là 16,3 và 15,6 cm, đường kính tán cây 13,7 và 13,1 cm. Cây trồng ở dinh dưỡng HO-1950 100% có số hoa và đường kính hoa cao hơn so với ở dinh dưỡng HO-1950 50% (4,8 hoa và 5,1 cm so với 4,2 hoa và 4,8 cm) nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê

    Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa Cát Tường (Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa Cát Tường (Eustoma grandiflorum (Raf.) Shinn) khi được trồng trên giá thể mụn xơ dừa và trấu tươi với các tỷ lệ trộn khác nhau tại nhà lưới thuộc Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 5 nghiệm thức là 5 công thức phối trộn giá thể khác nhau. Mỗi nghiệm thức có 8 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 chậu, mỗi chậu trồng 2 cây. Nghiệm thức 1 (mụn xơ dừa), các nghiệm thức kế tiếp có tỷ lệ mụn xơ dừa: trấu tươi là 4:1, 3:2, 2:3 và 1:4. Kết quả cho thấy cây hoa Cát Tường sinh trưởng và ra hoa tốt ở giá thể phối trộn mụn xơ dừa: trấu tươi tỷ lệ 2:3 hơn so với các tỷ lệ phối trộn khác. Cây có chiều cao (28,2 cm), đường kính thân (3,12 mm), đường kính tán cây (13,3 cm), đường kính chồi (2,94 mm), đường kính hoa (5,8 cm) và chiều cao hoa (10,7 cm), thời gian hoa nở hoàn toàn sau khi trồng (100,0 ngày), thời gian từ khi hoa nở hoàn toàn đến khi hoa tàn (độ bền hoa) là 10,4 ngày

    Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây hoa thược dược (Dahlia variablis Desf.)

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tìm ra loại giá thể thích hợp cho cây hoa Thược dược sinh trưởng và ra hoa. Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, gồm có 5 nghiệm thức là 5 công thức giá thể khác nhau. Nghiệm thức 1 giá thể phân rơm, các nghiệm thức khác là giá thể phối trộn trấu tươi: mụn xơ dừa theo thể tích với tỷ lệ 4:1, 3:2, 2:3 và 1:4. Kết quả thí nghiệm cho thấy cây hoa Thược dược sinh trưởng và ra hoa ở giá thể trấu tươi: xơ dừa (2:3) và giá thể phân rơm tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại. Sinh trưởng của cây hoa Thược dược ở giá thể trấu tươi: xơ dừa (2:3) và giá thể phân rơm tương đương nhau; tuy nhiên, đường kính hoa khi trồng ở giá thể trấu tươi: xơ dừa (2:3) lớn hơn khi trồng với giá thể phân rơm (8,82 so với 8,03 cm)

    HIỆN TƯỢNG XÌ MỦ, MÚI TRONG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRÊN TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L)

    Get PDF
    ở miền Nam Việt nam, măng cụt là loại cây ăn trái quan trọng và có giá trị kinh tế cao.  Hiện tượng xì mủ và múi trong là 2 nguyên nhân chính làm giảm phẩm chất trái. Thí nghiệm được thực hiện để xác định ảnh hưởng của ẩm độ đất và hóa chất (CaCl2 và H3BO3) đến hiện tượng xì mủ và múi trong trên trái măng cụt (Garcinia mangostana L.).  Ba thí nghiệm được thực hiện tại huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, kết quả cho thấy: (1) ẩm độ đất có ảnh hưởng đến hiện tượng xì mủ và múi trong, (2) phun CaCl2 2.000 ppm kết hợp với H3BO3 200 ppm 4 lần trước khi thu hoạch làm giảm hiện tượng xì mủ nhưng không ảnh hưởng đến hiện tượng múi trong, và (3) che bạt không tưới nước kết hợp với phun CaCl2 2% trước khi thu hoạch hạn chế được hiện tượng xì mủ và múi trong

    Ảnh hưởng của canxi clorua phun qua lá đến hiện tượng nứt trái, năng suất và phẩm chất chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn)

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của canxi clorua phun qua lá đến hiện tượng nứt trái, năng suất và phẩm chất chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn) tại xã Nhơn Ái – huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ, mùa vụ 2015 trên cây chôm chôm 5 năm tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm thức là 5 nồng độ CaCl2 (0; 0,5; 1,0; 2,0 và 4,0%), mỗi nghiệm thức có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Lượng phân vô cơ sử dụng trên tất cả các nghiệm thức là như nhau, được chia làm 4 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 0,32 kg N-0,23 kg P2O5/cây, đợt 2 (trước khi ra hoa 1 tháng): 0,1 kg N-0,1 kg P2O5 -0,075 kg K2O/cây, đợt 3 (khi cây đậu trái): 0,1 kg N-0,1 kg P2O5­-0,075 kg K2O/cây, và đợt 4 (khi cây mang trái): 0,12 kg K2O/cây. Kết quả cho thấy thấy phun CaCl2 qua lá có ảnh hưởng đến hiện tượng nứt trái qua việc gia tăng hàm lượng Ca2+ tổng số và độ dày vỏ trái. Phun 2,0-4,0% CaCl2 sau khi hoa nở 8 tuần (phun 4 lần, khoảng cách hai lần phun là 15 ngày) làm giảm tỷ lệ nứt trái chôm chôm Rongrien 1,7- 2,2 lần, đồng thời làm giảm tỷ lệ rò rỉ ion 1,62 -1,73 lần so với đối chứng. Tuy nhiên, phun nồng độ CaCl2 4,0% làm giảm năng suất và ­độ Brix thịt trái so với nghiệm thức đối chứng

    Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng và giá thể lên sự sinh trưởng và phát triển của cây cúc đồng tiền (Gerbera jamesonii Bolus ex Hooker F.) trồng chậu trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm xác định loại dung dịch dinh dưỡng và giá thể thích hợp cho hệ thống tưới nhỏ giọt cây cúc đồng tiền trồng chậu trong nhà màng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố gồm 3 loại dung dịch dinh dưỡng (Hoagland, Çolakoğlu-2 và Johnson; đối chứng là nước máy) (nhân tố A) và 3 loại giá thể (mụn xơ dừa, phân rơm, mụn xơ dừa + phân rơm tỉ lệ 1:1) (nhân tố B). Thí nghiệm gồm có 12 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 5 cây (chậu). Kết quả thí nghiệm cho thấy, cây cúc đồng tiền trồng chậu trong nhà màng tưới nhỏ giọt với dung dịch dinh dưỡng Johnson giúp gia tăng chiều cao cây, số rễ, chiều dài phát hoa, đường kính hoa và kéo dài độ bền hoa nở (12,9 ngày). Giá thể phân rơm hoặc mụn xơ dừa + phân rơm (tỉ lệ 1:1) có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt giúp gia tăng chiều cao cây, số lá, số rễ, tổng số hoa/cây, chiều dài phát hoa và đường kính hoa

    Khảo sát hiện tượng nứt trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum Linn) tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của khảo sát là tìm hiểu về hiện tượng nứt trái và mối quan hệ với đặc tính sinh lý – sinh hóa trái. Khảo sát bắt đầu từ tháng 3/2014 khi cây chôm chôm đậu trái và kết thúc vào tháng 7/2014. Mẫu trái thu thập ngẫu nhiên trên 30 cây chôm chôm (4 năm tuổi) trong cùng 1 vườn có cùng chế độ chăm sóc tại xã Mỹ Khánh – huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ. Thu mẫu lần đầu vào ngày 15 tháng 3 năm 2014 (2 tuần sau khi đậu trái), các lần kế tiếp cách nhau 2 tuần. Kết quả cho thấy hiện tượng nứt trái xuất hiện ở giai đoạn trái bắt đầu trưởng thành (sau 12 tuần đậu trái) và tăng nhanh đến khi thu hoạch. Mưa nhiều trong giai đoạn thịt trái tăng trưởng mạnh nhưng vỏ trái đã ngừng tăng trưởng và hàm lượng Ca2+ ở vỏ trái thấp là yếu tố có liên quan đến hiện tượng nứt trái. Tại thời điểm thu hoạch, trái bị nứt có vỏ mỏng và hàm lượng Ca2+ ở vỏ trái thấp so với trái bình thường, trong khi tỷ lệ rò rỉ ion cao hơn. Có sự tương quan thuận chặt giữa tỷ lệ nứt trái với hàm lượng Ca2+ tổng số ở vỏ trái và độ dày vỏ trái

    Ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất chôm chôm rongrien (Nephelium lappaceum L.) tại huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục đích của thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của chế độ tưới đến hiện tượng nứt trái và năng suất trái chôm chôm Rongrien (Nephelium lappaceum L.). Thí nghiệm được thực hiện trên cây chôm chôm Rongrien 6 năm tuổi tại xã Nhơn Ái - huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ vụ thuận 2016 (từ tháng 3 - 7). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có mười lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Các nghiệm thức là 4 khoảng cách tưới, bao gồm đối chứng (để tự nhiên không tưới), 2 ngày, 4 ngày, và 8 ngày. Mực nước trong mương được lưu giữ cách mặt liếp 0,4 - 0,5 m, lượng nước tưới 20 lít/cây. Tưới lần đầu vào giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái và tưới đến giai đoạn thu hoạch trái, tưới vào lúc sáng sớm. Kết quả thí nghiệm cho thấy tưới 2 ngày/lần có tỷ lệ nứt trái thấp hơn 2,03 lần, tăng năng suất thương phẩm 17,4%; và tưới 4 ngày/lần có kết quả lần lượt là 1,07 và 4,3% so với đối chứng (theo thứ tự). Các chế độ tưới đều không ảnh hưởng đến phẩm chất trái khi thu hoạch

    ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI TƯỚI VÀO ĐẤT ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT, VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ ? TỈNH TRÀ VINH

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định nồng độ tối hảo của paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3) tưới vào đất đến sự ra hoa của cây măng cụt 13 năm tuổi tại huyện Cầu Kè ? tỉnh Trà Vinh, mùa vụ 2009/2010. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, có ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Nhân tố thứ nhất là nồng độ PBZ (0; 1,0; và 2,0 g a.i./m đường kính tán) và nhân tố thứ hai là nồng độ KClO3 (0; 20; và 40 g a.i./m đường kính tán). Paclobutrazol và KClO3 được áp dụng bằng cách tưới vào đất khi lá 2,0 tháng tuổi. Kết quả cho thấy PBZ và KClO3 không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa và làm gia tăng tỷ lệ ra hoa cũng như năng suất. Cây xử lý với PBZ 1,0 hoặc 2,0 g a.i. có tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn cây không xử lý. Kết quả cũng cho thấy cây xử lý với KClO3 20 hoặc 40 g a.i. cũng có tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn cây không xử lý. Xử lý PBZ 1,0 g a.i. kết hợp với KClO3 40 g a.i. hoặc PBZ 2,0 g a.i. kết hợp với KClO3 20 g a.i. /m đường kính tán có tỷ lệ ra hoa và năng suất cao hơn các tổ hợp tương tác khác; tuy nhiên, xử lý PBZ 2,0 g a.i. kết hợp với KClO3 40 g a.i. /m đường kính tán làm giảm tỷ lệ ra hoa và năng suất. Cả PBZ và KClO3 đều làm giảm kích thước và có ảnh hưởng tỷ lệ xì mủ bên trong trái măng cụt

    ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định nồng độ tối hảo của paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3) phun qua lá đến sự ra hoa của cây măng cụt 14 năm tuổi tại huyện Cầu Kè ? tỉnh Trà Vinh, mùa vụ 2010/2011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên), với ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Hai nhân tố là nồng độ PBZ (0; 500; và 1.000 ppm) và nồng độ KClO3 (0; 1.000; và   2.000 ppm). Paclobutrazol và KClO3 được phun khi lá được 2,0 tháng tuổi. Kết quả cho thấy: phun PBZ 1.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun ở nồng độ 0 và 500 ppm. Phun KClO3 2.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun ở nồng độ 0 và 1.000 ppm. Kết quả cũng cho thấy sự tương tác giữa PBZ và KClO3 không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây, phun kết hợp PBZ 1.000 ppm với KClO3 1.000 ppm hoặc 2.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn các tổ hợp tương tác khác. Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nồng độ PBZ và KClO3 cũng như các tổ hợp tương tác về phẩm chất trái
    corecore