38 research outputs found

    SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI DUROC × [LANDRACE × (PIETRAIN × VCN–MS15)] VÀ PIETRAIN × [LANDRACE × (DUROC × VCN–MS15)] NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của 2 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn để theo dõi sinh trưởng của 32 con lợn lai 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai nói trên (16 cá thể/tổ hợp lai). Lợn được nuôi cá thể trong chuồng hở và được ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng. Khi kết thúc thí nghiệm, 6 cá thể lợn/1 tổ hợp lai với khối lượng 80–87 kg được giết mổ để đánh giá sức sản xuất thịt. Kết quả cho thấy lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi từ 60–160 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tương ứng 651,30 và 722,50 g/con/ngày                 (p < 0,001); hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,63 và 2,53 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ móc hàm là 79,27 và 78,76 %; tỷ lệ thịt xẻ là 71,92 và 71,99 % và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 58,60 và 59,29 % (p > 0,05). Kết quả trên cho thấy 2 tổ hợp lợn lai nghiên cứu có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sản xuất thịt cao. Cần khuyến cáo để đưa vào sản xuất.Từ khóa: sinh trưởng, sức sản xuất thịt, Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)], Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)

    Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của hệ thống nuôi bò thịt quảng canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu ước tính lượng khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ của bò và xây dựng một số kịch bản về khẩu phần ăn để nâng cao năng suất đồng thời giảm phát thải khí mêtan trên một đơn vị tăng khối lượng từ chăn nuôi bò thịt quảng canh ở Quảng Ngãi. Khí mêtan phát thải lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 với sự hỗ trợ của phần mềm RUMINAT Model. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 20,9 kg/con/năm, tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính từ lên men dạ cỏ 16,42 kg CO2eq/kg tăng khối lượng của bò. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 17% đối với bò mẹ và bò trên một năm tuổi (hiện trạng) lên 27% đến 37% trong khẩu phần bổ sung có thể làm tăng khối lượng từ 22 đến 49% và giảm từ 20 đến 27% tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng. So với khẩu phần xơ thô chủ yếu sử dụng cỏ voi và rơm lúa, thì việc sử dụng kết hợp cả cỏ voi, cỏ ruzi và rơm lúa hoặc cỏ voi, thân lá cây ngô và rơm lúa đã cải thiện tăng khối lượng và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng của bò

    ƯỚC TÍNH HỆ SỐ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA BÒ THỊT Ở CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số phát thải khí mêtan (CH4) từ đường tiêu hóa của bò trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau tại tỉnh Quảng Nam. Tổng cộng có 90 hộ nuôi bò thuộc ba hệ thống (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh, 30 hộ/hệ thống) được tiến hành khảo sát. Khí CH4 phát thải từ đường tiêu hóa được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình Ruminant. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi hộ nuôi bò ở các hệ thống thâm canh, bán thâm canh và quảng canh có tổng diện tích đất lần lượt là 0,61; 0,86 và 2,27 ha/hộ, trong đó tỷ lệ đất trồng cỏ lần lượt 16,4 %; 9,3 % và 0 %; Quy mô đàn bò lần lượt là 4,73; 4,23 và 6,03 con/hộ. Hệ số phát thải khí CH4 từ đường tiêu hóa trung bình mỗi con bò ở hệ thống thâm canh, bán thâm canh và quảng canh tương ứng 31,45 ; 30,00 và 23,48 kg CH4/con/năm. Tổng lượng khí CH4 phát thải từ đường tiêu hóa ở đàn bò tỉnh Quảng Nam năm 2015 ước đạt 4.512,5 tấn, tương đương tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính là 112.812,5 tấn CO2eq.Từ khóa: nuôi bò thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, phát thải khí mêta

    ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN BÒ CÁI LAI BRAHMAN TRONG NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu tiến hành ở 180 hộ chăn nuôi bò sinh sản với 351 con bò cái lai 75% máu Brahman đã đẻ. Kết quả cho thấy chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu mang đặc trưng quy mô nhỏ với trung bình 3,94 con/hộ, trong đó tỷ lệ bò cái sinh sản chiếm 45,9% tổng đàn; bò lai Brahman chiếm 98,3% tổng đàn. Chăn nuôi bò đã mang tính thâm canh: 73,9% số hộ áp dụng phương thức nuôi nhốt; 98% hộ có chuồng trại kiên cố; 92% hộ áp dụng thụ tinh nhân tạo. Nguồn thức ăn xơ thô chủ yếu cho bò mẹ là cỏ trồng và rơm lúa, các hộ sử dụng 34% diện tích đất nông nghiệp cho trồng cỏ nuôi bò; thức ăn tinh chính sử dụng cho bò cái sinh sản là cám gạo, bột ngô, lần lượt với 87,9% và 70,7% hộ sử dụng cho bò mang thai với 90,5% và 63,9% số hộ sử dụng cho bò mẹ sau khi đẻ. Tuy vậy, nguồn thức ăn giàu protein cho bò chưa được quan tâm. Tỷ lệ các hộ thực hiện các biện pháp quản lý chăm sóc như: tẩy giun, tắm chải, tiêm vắc-xin, theo dõi động dục, đỡ đẻ lần lượt là 77,8; 95,0; 97,2; 55,6; 90,6%. Đàn bò cái lai 75% máu Brahman tại địa bàn nghiên cứu có năng suất sinh sản tốt với thời gian phối giống thành công sau khi đẻ, khoảng cách lứa đẻ trung bình lần lượt là 3,56 và là 13,1 tháng. Với hệ thống chăn nuôi có tính thâm canh và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman tốt, nên xem xét sử dụng các giống bò chuyên thịt lai tạo với bò cái lai Brahman để tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt tốt.Từ khóa: Bò lai Brahman, hệ thống, năng suất sinh sản, Quảng Ngã

    HIỆN TRẠNG VÀ KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ HỆ THỐNG NUÔI BÒ THỊT BÁN THÂM CANH QUY MÔ NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ và xây dựng kịch bản về khẩu phần thức ăn để nâng cao năng suất, đồng thời giảm phát thải khí mêtan từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ. Số liệu được thu thập trên đàn bò của 30 hộ ở các huyện (Chợ Mới 10 hộ, Châu Thành 10 hộ và thành phố Long Xuyên 10 hộ) của tỉnh An Giang. Khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình RUMINANT. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 31,78 kg/con/năm. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 8 % (hiện trạng) lên 18 và 28 % (theo vật chất khô) có thể làm tăng khối lượng từ 90 % đến 165 % và giảm từ   50 % đến 64 % tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng; sử dụng kết hợp 50 % thân lá ngô ủ chua và 50 % cỏ voi tươi, hoặc 50 % cỏ voi ủ chua và 50 % cỏ voi tươi trong tổng lượng thức ăn thô đã cải thiện tăng khối lượng (35 % đến 70 %) và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng (28 % đến 36 %) của bò so với khẩu phần hiện tại gồm cỏ voi, thân lá cây ngô và cỏ mồm (Hymenachne acutigluma).Từ khóa: Hệ thống bò bán thâm canh, khí mêtan, kịch bản nuôi dưỡn

    SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở MỘT SỐ XÃ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hương Lộc, huyện Nam Đông và xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định thực trạng tham gia của người dân vào quá trình đánh giá kết quả đạt chuẩn nông thôn mới và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao sự tham gia của người dân vào đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có vai trò quan trọng trong đánh giá kết quả công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng tỷ lệ người dân tham gia vào quá trình đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới còn rất thấp, người dân hầu như chưa nắm được trình tự thủ tục để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế tham gia của người dân là trình độ và nhận thức thấp, sự tiếp cận thông tin hạn chế, các cơ chế chính sách chưa phù hợp.Từ khóa: đánh giá, người dân, nông thôn mới, sự tham gi

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC BÃ BIA TƯƠI TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI DUROC x (PIETRAIN x MÓNG CÁI)

    No full text
    Ảnh hưởng của các mức bã bia tươi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) đã được đánh giá trong nghiên cứu này. Tổng số 24 lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) 60 ngày tuổi đồng đều về khối lượng (17-18 kg/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 lô thí nghiệm với 3 lần lặp lại. Lợn ở các lô được ăn tự do các khẩu phần có mức bã bia 0% (thức ăn công nghiệp), 12, 24 hoặc 36% vật chất khô (DM). Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ở các lô tương đương nhau có hàm lượng protein thô 20%, 18% và 16% tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng 15-30 kg, 31-60 kg và 61 kg - xuất chuồng, năng lượng trao đổi 3200 - 3400 Kcal/kg DM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) được nuôi thịt bằng các khẩu phần thức ăn tự phối trộn với mức bã bia tươi 12, 24 và 36% DM có tốc độ sinh trưởng giảm dần thứ tự là: 631, 567, 476 g/ngày và thấp hơn lô đối chứng (751 g/ngày) (P<0,05). Tốc độ sinh trưởng của lợn ăn khẩu phần có tỷ lệ bã bia 12, 24% DM cao hơn lô 36% (P<0,05). Việc sử dụng bã bia tươi trong khẩu phần của lợn thịt có xu hướng cải thiện tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ và làm tăng hiệu quả kinh tế/đồng vốn đầu tư. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức bã bia tươi 12-24% DM trong khẩu phần lợn của lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) nuôi thịt cho tăng trọng khá, cải thiện tỷ lệ nạc và nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, TẬP TÍNH SINH HOẠT, KHẢ NĂNG VÀ TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA LỢN RỪNG THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số đặc điểm về ngoại hình, tập tính sinh hoạt, khả năng và tập tính sinh sản của lợn rừng Thái Lan nhập nội. Nghiên cứu được tiến hành trên 362 lợn (34 đực giống, 136 nái và 192 lợn con) tại cơ sở chăn nuôi Trung Sơn Đà Nẵng. Số lợn này được bố trí vào 34 ô chuồng, mỗi ô gồm có 1 lợn đực 4 lợn nái và con của chúng. Lợn nghiên cứu được nuôi theo hình thức bán hoang dã. Lợn rừng Thái Lan  có đầu nhỏ, thon, dài; hai bên má có hai bạc má; tai nhỏ, vểnh và hướng về phía trước. Lợn rừng có 42 cái răng, trong đó 4 răng nanh rất phát triển, đặc biệt là ở con đực. Màu lông trên cơ thể lợn rừng không đồng nhất; lông bờm ở gáy tốt và cứng, ở con đực phát triển hơn ở con cái, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại thành cụm. Lợn rừng mới sinh toàn thân có 6 sọc chạy dọc hai bên mình từ hốc tai đến khấu đuôi, sau 5 - 6 tháng tuổi các sọc này mất hẳn và toàn thân phủ màu đen hoặc nâu đậm. Lợn rừng thường đào bới, ủi đất để tìm kiếm thức ăn. Lợn ưa sống cùng bầy đàn. Khả năng tự vệ và phòng vệ của lợn rừng rất cao. Lợn rừng đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, là loài cam con, nuôi con khéo. Hầu hết lợn mẹ không có biểu hiện sát nhau và 100% lợn mẹ ăn nhau sau khi đẻ. Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái lan tương đối thấp. Lợn rừng Thái Lan có số con sơ sinh 5,87 con/lứa; số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh  5,2 con/lứa, trong đó lợn đực chiếm tỉ lệ 56,7%; khối lượng sơ sinh lợn con đạt 0,37 kg/con; số con cai sữa đạt 4,43 con/lứa; khối lượng cai sữa lúc 120 ngày tuổi đạt 13,83 kg; khoảng cách giữa các lứa đẻ là 229,3 ngày. Từ khóa: Lợn rừng, Thái Lan, Ngoại hình, Tập tính, Sinh sản

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, TẬP TÍNH SINH HOẠT, KHẢ NĂNG VÀ TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA LỢN RỪNG THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số đặc điểm về ngoại hình, tập tính sinh hoạt, khả năng và tập tính sinh sản của lợn rừng Thái Lan nhập nội. Nghiên cứu được tiến hành trên 362 lợn (34 đực giống, 136 nái và 192 lợn con) tại cơ sở chăn nuôi Trung Sơn Đà Nẵng. Số lợn này được bố trí vào 34 ô chuồng, mỗi ô gồm có 1 lợn đực 4 lợn nái và con của chúng. Lợn nghiên cứu được nuôi theo hình thức bán hoang dã. Lợn rừng Thái Lan  có đầu nhỏ, thon, dài; hai bên má có hai bạc má; tai nhỏ, vểnh và hướng về phía trước. Lợn rừng có 42 cái răng, trong đó 4 răng nanh rất phát triển, đặc biệt là ở con đực. Màu lông trên cơ thể lợn rừng không đồng nhất; lông bờm ở gáy tốt và cứng, ở con đực phát triển hơn ở con cái, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại thành cụm. Lợn rừng mới sinh toàn thân có 6 sọc chạy dọc hai bên mình từ hốc tai đến khấu đuôi, sau 5 - 6 tháng tuổi các sọc này mất hẳn và toàn thân phủ màu đen hoặc nâu đậm. Lợn rừng thường đào bới, ủi đất để tìm kiếm thức ăn. Lợn ưa sống cùng bầy đàn. Khả năng tự vệ và phòng vệ của lợn rừng rất cao. Lợn rừng đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, là loài cam con, nuôi con khéo. Hầu hết lợn mẹ không có biểu hiện sát nhau và 100% lợn mẹ ăn nhau sau khi đẻ. Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái lan tương đối thấp. Lợn rừng Thái Lan có số con sơ sinh 5,87 con/lứa; số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh  5,2 con/lứa, trong đó lợn đực chiếm tỉ lệ 56,7%; khối lượng sơ sinh lợn con đạt 0,37 kg/con; số con cai sữa đạt 4,43 con/lứa; khối lượng cai sữa lúc 120 ngày tuổi đạt 13,83 kg; khoảng cách giữa các lứa đẻ là 229,3 ngày. Từ khóa: Lợn rừng, Thái Lan, Ngoại hình, Tập tính, Sinh sản
    corecore