44 research outputs found

    ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ CỰC ĐẠI PONTRYAGIN TRONG TỐI ƯU TẦN SỐ DAO ĐỘNG TỰ DO CỦA TRỤC CHỊU XOẮN

    Get PDF
    Trong bài báo này, bài toán tối ưu tần số dao động tự do của trục chịu xoắn sử dụng nguyên lý cực đại Pontryagin, một nguyên lý điều khiển tối ưu, được trình bày. Trong đó, biến điều khiển là đường kính của các đoạn trục, hàm mục tiêu chứa các tần số dao động tự do của trục. Các biến đổi trong bài báo cho phép xác định dấu của hệ số tỉ lệ trong điều kiện cần tối ưu của bài toán. Cấu hình tối ưu và tần số tối ưu của trục được khảo sát với các trường hợp tối ưu tần số thứ nhất và thứ hai

    Ảnh hưởng bổ sung bí đỏ (Cucurbita pepo) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của bí đỏ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của tôm thẻ chân trắng được nuôi theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức thay thế lượng bí đỏ khác nhau gồm: (i) thức ăn công nghiệp; (ii) thay 10% thức ăn công nghiệp bằng bí đỏ; (iii) thay thế 20% và (iv) thay thế 30%. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N = 15:1), thể tích bể 200L,độ mặn 15‰và mật độ nuôi 150 con/m3, với tôm có chiều dài ban đầu là 5,1 cm và khối lượng là 0,72g. Sau 90 ngày nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm. Chiều dài của tôm ở các nghiệm thức dao động từ 11,1 – 12,5 cm, tương ứng với khối lượng 13,6 – 19,9 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05). Khi nuôi tôm thẻ chân trắng thay thế 10% lượng thức ăn bằng bí đỏ thì tôm có chất lượng tốt hơn và chi phí thức ăn thấp nhất

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    Bài tập hàm biến phức

    No full text
    151 tr. ; 21 c

    Thượng kinh ký sự

    No full text
    251 tr. ; 21 cm

    Advanced nutrition, nutritional toxicology food safety and sustainable health

    No full text
    491 tr. ; 27 cm
    corecore