95 research outputs found

    Ứng phó của nông dân đối với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu về lựa chọn ứng phó của nông dân đối với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp tại thành phố Cần Thơ (TPCT). Dựa vào số liệu điều tra ngẫu nhiên 80 hộ nông dân, kết quả phân tích cho thấy nông hộ nhận diện được một số loại rủi ro thường gặp phải trong sản xuất nông nghiệp, có thể phân thành 03 nhóm là rủi ro thời tiết, sâu dịch bệnh, và rủi ro về kinh tế, trung bình số rủi ro gặp phải là 3,67 loại/năm. Kết quả khảo sát về sự lựa chọn chiến lược ứng phó tích cực với rủi ro cho thấy đa số nông dân lựa chọn ít nhất một chiến lược để ứng phó với rủi ro. Đồng thời, các chiến lược ứng phó được lựa chọn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: trình độ, thu nhập, nhận thức, khuyến nông, quy định, và diện tích đất sản xuất. Kết quả kiểm chứng cũng cho thấy có sự khác biệt trung bình về thu nhập của nhóm ứng phó tích cực và nhóm không ứng phó. Nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về thực trạng nhận diện rủi ro và cách lựa chọn ứng phó với rủi ro trong sản xuất nông nghiệp qua đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao nhận thức, chủ động ứng phó rủi ro

    Mức độ nhận biết và hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng của các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Theo xu hướng chung của thị trường trên thế giới và Việt Nam, tại Cần Thơ các sản phẩm mang nhãn hàng riêng của các siêu thị ngày càng phát triển và mang nhiều lợi thế so với sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Tuy nhiên cần tìm hiểu những luồng xu hướng khác nhau trong tâm lý người tiêu dùng đối với việc sử dụng sản phẩm này. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách khảo sát 132 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay người tiêu dùng đang có điều kiện và xu hướng sử dụng các mặt hàng này thông qua mức độ đi siêu thị thường xuyên và mức độ nhận biết cao đạt 86,4%, cao nhất là nhãn hàng riêng Coopmart. Kết quả cũng cho thấy người tiêu dùng hài lòng cao nhất về giá cả và cảm thấy thất vọng nhất về chất lượng của các sản phẩm mang nhãn hàng riêng. Dựa vào kết quả các tiêu chí của nhãn hàng riêng được chia thành ba nhóm cơ bản, nhóm cần phát huy, nhóm ổn định và nhóm cần cải thiện nhằm phát triển tốt hơn nhãn hàng riêng

    Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên[1] Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy năng suất xuất bản quốc tế của trường Đại học Cần Thơ chỉ đạt mức thấp, khoảng 0,35 bài/giảng viên/năm. Từ kết quả mô hình hồi quy dựa trên số liệu của 158 giảng viên, giảng viên là nam giới có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn nữ giới và giảng viên học tập và tốt nghiệp ở nước ngoài có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn so với giảng viên tốt nghiệp ở trong nước. Ngoài ra, các yếu tố khác như trình độ chuyên môn, mức độ yêu thích nghiên cứu khoa học quốc tế, số giờ nghiên cứu trong tuần và kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học cũng có tác động tích cực đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa – cá – vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá – vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao.Từ khóa: Bố Trạch, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đa

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bài báo sử dụng Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp so sánh, Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước và sử dụng đất lâm nghiệp và Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 41,5% tổng diện tích tự nhiên, việc quản lý đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn vì mức độ biến động phức tạp đang diễn ra. Việc phân tích các tài liệu thu thập được từ địa phương và khảo sát điều tra người dân và cán bộ trên địa bàn thành phố cho thấy chất lượng thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường đạt được hiệu quả khả quan. Ngoài ra, từ việc đánh giá tổng hợp từng tiêu chí quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, các chỉ tiêu có điểm tổng hợp đạt mức khá, trong đó công tác thành lập các bản đồ và quản lý hồ sơ địa chính, đánh giá và định giá đất đạt điểm đánh giá cao nhất với 3,39 điểm. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) trung bình năm cho thấy hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp của thành phố Quy Nhơn đạt ở ngưỡng cao của mức trung bình với BCR từ 1,58 đến 1,74. Nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đạt ở mực có hiệu quả khá cao.Từ khóa: đất lâm nghiệp, hiệu quả sử dụng, Quy Nhơn, quy hoạc

    DNA mã vạch và đặc điểm hình thái của cá bông lau (Pangasius krempfi), cá tra bần (P. mekongensis) và cá dứa (P. elongatus)

    Get PDF
    Three Pangasius species including P. krempfi, P. elongatus and P. mekongensis, are economically important. They can be mis-identified due to similar external appreance at small sizes. This study aimed to distinguish these species based on their differences in DNA barcode, COI (cytochrome c oxidase subunit I) gene, and morphological characteristics. Fish with various sizes (90 samples/species) were sampled at the lower Mekong delta region. Kimura-2 parameter genetic distances based on COI sequences of three species (15 samples, in which, 4 unique sequences were assigned Genbank accession numbers from KT289877 to KT289880) are relatively high, ranging 9.33 – 12.10 %. Morphological measurements show that coutanble traits including numbers of fin rays and the first gill rakers vary in similar ranges but ratios of metric traits are significantly different among three species (P0.01). Principle component analysis using metric traits sets three species apart. P. elongatus is characterized by elongated body, long caudal preduncle, large eyes, and retangle palatine tooth plates. P. krempfi differs from P. mekongesis in characteristics on their head. The number of sections, shape and length of barbel are different among three species. Phylogenetic relationship of three species based on morphology and COI sequences indicate that P. krempfi is closer to P. mekongenis rather than P. elongatus, and that the distance between P. mekongenis and P. elongatus is the largest.Cá bông lau, tra bần và cá dứa là 3 loài cá kinh tế quan trọng trong giống Pangasius. Chúng có đặc điểm bên ngoài giống nhau nên dễ bị nhẫm lần ở giai đoạn cá nhỏ. Nghiên cứu này nhằm phân biệt 3 loài cá này dựa trên sự khác biệt về DNA mã vạch, gene COI (cytochrome c oxidase subunit I), và những đặc điểm hình thái. Cá được thu với nhiều kích cỡ khác nhau (90 mẫu/loài) ở vùng hạ lưu sông Mekong. So sánh trình tự COI (15 mẫu, trong đó có 4 mẫu có trình tự riêng biệt với số truy cập ở Genbank từ KT289877 đến KT289880) cho thấy khoảng cách di truyền theo phương pháp “Kimura-2 parameter” giữa 3 loài tương đối lớn, dao động từ 9,33 – 12,10%. Về hình thái, các chỉ tiêu đếm gồm số lượng tia mềm của các vi và số lượng lược mang có khoảng biến động tương đương nhau giữa 3 loài nhưng các chỉ tiêu đo khác biệt có ý nghĩa (P0,01). Kết quả phân tích thành phần chính dựa trên các chỉ tiêu đo cho thấy 3 loài tách thành nhóm riêng biệt. Điểm nhận dạng của cá dứa là thân hình dài, cuống đuôi dài, mắt to và răng lá mía dạng chữ nhật. Cá tra bần khác cá bông lau ở những đặc điểm của phần đầu. Số lượng thùy, hình dạng và kích thước bóng hơi cũng khác biệt giữa 3 loài. Mối quan hệ loài dựa trên kết quả di truyền và hình thái đều cho thấy bông lau gần với tra bần hơn cá dứa và giữa tra bần - cá dứa có sự khác biệt lớn nhất

    Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu khoa học (NCKH) không những là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà còn là hoạt động tạo ra tri thức mới cho sinh viên (SV) trong các trường đại học. Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 345 SV thuộc các chuyên ngành của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ nhằm phân tích thực trạng NCKH của họ. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều SV chưa biết đến hoạt động NCKH đề tài cấp cơ sở ở các mức độ như sau: có 14% SV không biết đến hoạt động này, 81% SV có nghe nhưng chưa tìm hiểu và 5% SV có nghe và tìm hiểu. Bên cạnh đó, cũng có gần 5% SV đã và đang thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở và có đến hơn 95% SV chưa từng thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng phát hiện những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của SV Khoa Kinh tế. Từ nghiên cứu này, các giải pháp để thúc đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV Khoa Kinh tế được đề xuất, góp phần thực hiện tốt chức năng đào tạo của Khoa, nâng cao năng lực nghiên cứu trong học tập của SV và chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống xã hội

    SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG KHI THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đất đối với chất lượng dịch vụ hành chính công về đất đai tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 230 trường hợp người sử dụng đất đã hoặc đang thực hiện các thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế và thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại 15 xã, phường của thành phố Cao Lãnh. Kết quả cho thấy ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công về đất đai, bao gồm Cán bộ công chức, Quy trình thủ tục và Sự tin cậy. Trong đó, Cán bộ công chức có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của người sử dụng đất.Từ khóa: dịch vụ công, Đồng Tháp, phân tích nhân tố, người sử dụng đất, sự hài lòn

    Nghiên cứu lượng hấp thụ Co2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở các độ dày than bùn khác nhau tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập qua 12 ô tiêu chuẩn theo các độ dày than bùn: T (cm) < 40, T (cm)  = 40 - 70, T (cm) = 70 - 100, T (cm) = 100 - 120 và giải tích 21 cây cá thể. Số liệu sau khi thu thập được phân tích để tìm phương trình thích hợp cho mối quan hệ giữa các nhân tố. Kết quả cho thấy phương trình mô tả tốt nhất cho mối quan hệ giữa sinh khối, carbon tích lũy với đường kính thân cây có dạng: Y = (a + b/X)2. Có sự khác nhau giữa lượng CO2 hấp thụ của quần thể rừng tràm ở các độ dày than bùn: T (cm) < 40 là 237,51 tấn/ha, T (cm) = 40 - 70 là 167,73 tấn/ha, T (cm) = 70 - 100 là 42,89 tấn/ha, T (cm) = 100 - 120 là 58,87 tấn/ha. Tổng giá trị hấp thụ CO2 của rừng tràm tại khu vực nghiên cứu là 364.140.005.825 đồng

    THỰC TRẠNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá thực trạng tiếp cận đất đai của các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu đã tiến hành hành khảo sát 300 hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất tại 15 xã, phường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng tiếp cận đất đai chủ yếu thông qua các hình thức gồm được công nhận, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho và nhận thừa kế. Trong đó, tiếp cận đất đai thông qua hình thức được công nhận là chiếm đa số với 161/300 hộ (53,7%). Tổng diện tích đất ở và đất nông nghiệp được công nhận lần lượt là 43.524,6 m2 và 41.689,8 m2, chiếm 63,86% tổng diện tích đất ở và 69,5% tổng diện tích nông nghiệp của 300 hộ. Tất cả diện tích đất đai đã khảo sát đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính ổn định trong sử dụng đất của người dân tại thành phố Cao Lãnh ở mức trung bình, rủi ro thu hồi đất thấp. Nếu bị thu hồi, chưa có nhiều người dân tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng. Việc thực hiện quyền làm chủ của người dân cũng ở mức trung bình. Việc lấy ý kiến người dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được tổ chức thực hiện. Công tác công khai thông tin về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương chưa đầy đủ.Từ khóa: Đồng Tháp, tiếp cận đất đai, hộ gia đình, cá nhân, quyền sử dụng đấ
    corecore