30 research outputs found

    XÁC ĐỊNH CƠ CẤU ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, làm rõ các tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu đất đai phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010–2017. Từ đó, đề xuất định hướng tái cơ cấu sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Trong giai đoạn      2010–2017, thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đã biến động khá lớn với diện tích đất tự nhiên của tỉnh tăng 13.637 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp tăng 92.152 ha tăng hầu hết các loại đất, nhưng riêng diện tích đất lâm nghiệp tăng là do quy hoạch rà soát 3 loại rừng; diện tích đất phi nông nghiệp tăng 4.472 ha; diện tích đất chưa sử dụng giảm 82.987 ha đưa vào sử dụng có hiệu quả; (ii) Để có cơ sở đề xuất những giải pháp sử dụng hiệu quả cơ cấu sử dụng đất để phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu tiến hành phân tích những thuận lợi và khó khăn, thách thức, cơ hội trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thông qua phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng công cụ SWOT; (iii) Định hướng phương án tái cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 vẫn chú trọng vào ngành nông nghiệp và đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách triệt để. Dựa vào đó, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất cụ thể cho công tác tái cơ cấu sử dụng đất tại địa phương. Từ khóa: chuyển đổi cơ cấu đất đai, Quảng Nam, tái cơ cấu, sản xuất nông nghiệ

    Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên[1] Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy năng suất xuất bản quốc tế của trường Đại học Cần Thơ chỉ đạt mức thấp, khoảng 0,35 bài/giảng viên/năm. Từ kết quả mô hình hồi quy dựa trên số liệu của 158 giảng viên, giảng viên là nam giới có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn nữ giới và giảng viên học tập và tốt nghiệp ở nước ngoài có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn so với giảng viên tốt nghiệp ở trong nước. Ngoài ra, các yếu tố khác như trình độ chuyên môn, mức độ yêu thích nghiên cứu khoa học quốc tế, số giờ nghiên cứu trong tuần và kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học cũng có tác động tích cực đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bài báo sử dụng Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp so sánh, Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước và sử dụng đất lâm nghiệp và Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. Với diện tích đất lâm nghiệp chiếm đến 41,5% tổng diện tích tự nhiên, việc quản lý đất lâm nghiệp tại thành phố Quy Nhơn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn vì mức độ biến động phức tạp đang diễn ra. Việc phân tích các tài liệu thu thập được từ địa phương và khảo sát điều tra người dân và cán bộ trên địa bàn thành phố cho thấy chất lượng thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường đạt được hiệu quả khả quan. Ngoài ra, từ việc đánh giá tổng hợp từng tiêu chí quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp, các chỉ tiêu có điểm tổng hợp đạt mức khá, trong đó công tác thành lập các bản đồ và quản lý hồ sơ địa chính, đánh giá và định giá đất đạt điểm đánh giá cao nhất với 3,39 điểm. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR) trung bình năm cho thấy hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp của thành phố Quy Nhơn đạt ở ngưỡng cao của mức trung bình với BCR từ 1,58 đến 1,74. Nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đạt ở mực có hiệu quả khá cao.Từ khóa: đất lâm nghiệp, hiệu quả sử dụng, Quy Nhơn, quy hoạc

    SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG KHI THỰC HIỆN CÁC QUYỀN VỀ ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đất đối với chất lượng dịch vụ hành chính công về đất đai tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 230 trường hợp người sử dụng đất đã hoặc đang thực hiện các thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền: chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế và thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại 15 xã, phường của thành phố Cao Lãnh. Kết quả cho thấy ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công về đất đai, bao gồm Cán bộ công chức, Quy trình thủ tục và Sự tin cậy. Trong đó, Cán bộ công chức có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của người sử dụng đất.Từ khóa: dịch vụ công, Đồng Tháp, phân tích nhân tố, người sử dụng đất, sự hài lòn

    THỰC TRẠNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá thực trạng tiếp cận đất đai của các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu đã tiến hành hành khảo sát 300 hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất tại 15 xã, phường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng tiếp cận đất đai chủ yếu thông qua các hình thức gồm được công nhận, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho và nhận thừa kế. Trong đó, tiếp cận đất đai thông qua hình thức được công nhận là chiếm đa số với 161/300 hộ (53,7%). Tổng diện tích đất ở và đất nông nghiệp được công nhận lần lượt là 43.524,6 m2 và 41.689,8 m2, chiếm 63,86% tổng diện tích đất ở và 69,5% tổng diện tích nông nghiệp của 300 hộ. Tất cả diện tích đất đai đã khảo sát đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính ổn định trong sử dụng đất của người dân tại thành phố Cao Lãnh ở mức trung bình, rủi ro thu hồi đất thấp. Nếu bị thu hồi, chưa có nhiều người dân tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng. Việc thực hiện quyền làm chủ của người dân cũng ở mức trung bình. Việc lấy ý kiến người dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được tổ chức thực hiện. Công tác công khai thông tin về nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương chưa đầy đủ.Từ khóa: Đồng Tháp, tiếp cận đất đai, hộ gia đình, cá nhân, quyền sử dụng đấ

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa – cá – vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá – vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao.Từ khóa: Bố Trạch, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đa

    English Language Learners' Perspectives and Evaluation of Drama in the Development of Intercultural Communicative Competence

    Full text link
    Intercultural communicative competence has become an important goal of foreign language teaching and learning. The purpose of this paper is to investigate the use of drama in the light of intercultural language learning to develop intercultural communicative competence of English language learners in the process of learning the British-American culture subject. The findings show that drama is an effective way of cultural learning that not only develops the students' intercultural knowledge, skills, attitudes and awareness but also their language proficiency. The use of drama also makes the students feel more motivated, self-confident and creative in cultural learning. The study is expected to be used as a reference for implementing a drama-based pedagogy in cultural teaching and learning

    ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI KHU KINH TẾ NHƠN HỘI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    No full text
    Đời sống của nhân dân sau khi thu hồi đất tại khu kinh tế Nhơn Hội gặp nhiều khó khăn, trong tổng số người trong độ tuổi lao động ở các hộ điều tra thì có tới 74% lao động không có việc làm. Nguồn vốn tự nhiên của người dân trước thu hồi đất chuyển thành nguồn vốn tài chính và vốn vật chất sau khi thu hồi đất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Đời sống kinh tế của các nhóm hộ có diện tích đất thu hồi khác nhau bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, kể cả ảnh hưởng tiêu cực. Ngược lại, đời sống văn hóa, xã hội của các nhóm hộ nhìn chung là tốt hơn so với trước thu hồi đất Qua kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp về chính sách, về công tác quy hoạch sử dụng đất, về giá bồi thường hỗ trợ, và công tác tổ chức định cư, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khi bị thu hồi đất. Những giải pháp này góp phần đảm bảo quá trình phát triển khu kinh tế Nhơn Hội và ổn định, nâng cao đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất
    corecore