9 research outputs found

    Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang thuốc sinh học của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi từ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang thuốc sinh học của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 180 nông hộ thuộc 3 tỉnh/thành gồm An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng đại diện cho 3 vùng sản xuất lúa điển hình trong khu vực. Phương pháp thống kê mô tả, thang đo Likert và mô hình Logit được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín hiệu tốt với hơn 60% nông hộ được khảo sát sẵn sàng chuyển đổi. Ngoài ra, mô hình Logit chỉ rõ nhân tố học vấn và sự nhận biết về thuốc sinh học làm tăng xác suất đồng ý chuyển đổi của nông hộ, trong khi tuổi chủ hộ làm giảm xác suất này. Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích SWOT, một số giải pháp và hàm ý chính sách được đề xuất nhằm mục đích giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và tạo động cơ chuyển đổi sang thuốc sinh học cho nông dân

    Hiệu quả tài chính và sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa hữu cơ của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính của mô hình truyền thống và mô hình lúa hữu cơ ở hai khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 168 nông hộ trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có điều kiện sản xuất tương đồng. Các chỉ số tài chính, hàm lợi nhuận Cobb-Douglas và mô hình nhị phân Logit được sử dụng để đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 40% các nông hộ ở mô hình truyền thống sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ. Hàm lợi nhuận Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình truyền thống bao gồm: giá chuẩn hóa của phân kali, thuốc và diện tích. Ngoài ra, mô hình nhị phân Logit được dùng để xác định biến tuổi làm tăng xác suất đồng ý chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình hữu cơ trong khi biến diện tích và doanh thu của mô hình truyền thống làm giảm xác suất này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số giải pháp và ngụ ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và tạo động cơ chuyển đổi sang mô hình hữu cơ

    Ứng dụng mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR trong nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng tình hình phát sinh, thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách sử dụng mô hình đánh giá tổng hợp DPSIR (Nguyên nhân – Drive forces, Áp lực – Pressures, Hiện trạng – State, Tác động – Impact và Phản hồi – Response). Số liệu chính được dùng để phân tích là số liệu thứ cấp được thu trực tiếp từ các cơ quan quản lý ngành và phương pháp phỏng vấn KIP ở khu vực nghiên cứu và bộ số liệu sơ cấp khảo sát 456 hộ dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù các thiệt hại do ô nhiễm CTRSH gây ra hiện nay là lớn, số lượng phát sinh theo ngày và năm rất cao, nhưng tỷ lệ thu gom xử lý còn rất hạn chế (chỉ đạt từ 80% đến 87%). Trong khi đó, nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (bao gồm cho CTRSH) tăng gấp hai lần sau năm năm. Các nguyên nhân chính được xác định bao gồm khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và chính sách quản lý chưa hiệu quả. Giải pháp giúp cải thiện tình trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt được đề xuất bao gồm các giải pháp có liên quan đến phí và lệ phí, giải pháp kỹ thuật và cải thiện hệ thống thu gom, phát triển công nghệ tái chế và nâng cao ý thức của cộng đồng

    Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao theo hướng gắn kết doanh nghiệp và hợp tác xã tại tỉnh An Giang

    Get PDF
    Sản xuất lúa gạo chất lượng cao nhằm phát triển bền vững ngành hàng là hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu này phân tích chuỗi giá trị (CGT) lúa gạo chất lượng cao theo cách tiếp cận của GTZ ValueLinks (2007) sử dụng số liệu thu thập trực tiếp từ 100 nông dân và 31 tác nhân tham gia CGT tại tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ CGT lúa gạo chất lượng cao hiện nay đã có một số cải thiện so với chuỗi truyền thống, trong đó số tác nhân tham gia vào chuỗi giảm, lợi nhuận của nông dân được tăng lên. Phân tích kinh tế chuỗi cho thấy các tác nhân trong chuỗi hiện có giá trị gia tăng khá cao, nhất là công ty lương thực. Đây là điểm quan trọng làm căn cứ thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân. Tuy nhiên, CGT này hiện còn gặp nhiều thách thức như tình trạng phá vỡ hợp đồng và rủi ro về chất lượng. Như vậy, để phát triển và hoàn thiện CGT lúa gạo chất lượng cao hiện nay cần phát triển và hoàn thiện hợp tác xã kiểu mới làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn vốn sản xuất cho nông dân và vốn kinh doanh cho doanh nghiệp tham gia liên kết

    Phân tích hiệu quả tài chính và chuỗi giá trị phế liệu trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu này phân tích các chỉ số tài chính và chuỗi giá trị phế liệu để đo lường hiệu quả của hoạt động thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả hơn và giảm ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy công việc thu mua đem lại lợi nhuận khá cao cho tác nhân trong chuỗi. Tuy nhiên, nhận thức về an toàn và mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản của họ chưa cao. Sơ đồ chuỗi giá trị thu mua phế liệu cho thấy hoạt động này khá đa dạng, tùy thuộc vào biến động mức giá mà các kênh cụ thể sẽ có hiệu quả hơn. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện chuỗi giá trị phế liệu, nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phế liệu và giải pháp quản lý phế liệu được đề xuất bao gồm tuyên truyền, tiếp cận tín dụng, trợ giá sản phẩm thu mua và hỗ trợ tiếp cận y tế sẽ giúp các kênh thu mua phát triển hiệu quả

    Nghiên cứu sự hài lòng khi tham gia hợp tác xã của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ hài lòng khi tham gia hợp tác xã (HTX) của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang. Số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát trực tiếp 107 hộ trồng lúa có tham gia HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ hài lòng khi tham gia HTX với điểm trung bình là 4,29/5. Kết quả phân tích nhân tố (exploratory factor analysis - EFA) và hồi qui bội cho thấy sự hài lòng được quyết định bởi bốn nhóm nhân tố gồm sự đảm bảo, hiệu quả do qui mô, trách nhiệm và trình độ của ban quản lý, cải thiện thu nhập và việc làm. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, một số giải pháp cải thiện hoạt động liên kết hiện nay với vai trò của HTX làm nòng cốt được đề xuất. Từ đó, người dân được khuyến khích tham gia liên kết nhiều hơn thông qua việc nâng cao trình độ quản lý HTX; tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân

    Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu ở thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng, nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 545 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang. Mô hình nhị phân Logit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ tình hình quản lý chất thải rắn ngày càng được cải thiện như số lượng thu gom ngày càng tăng, người dân có nhận thức cao về lợi ích của việc phân loại rác, tỷ trọng đáp viên ủng hộ chương trình phân loại cao. Kết quả mô hình Logit khẳng định sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian, đáp viên ủng hộ chương trình bảo vệ môi trường, thu nhập và khu vực chưa có chương trình thí điểm có tác động đến quyết định tham gia chương trình phân loại chất thải rắn của hộ gia đình. Từ kết quả này, chính quyền các cấp cần quan tâm đặc biệt đến việc tuyên truyền cho toàn bộ người dân, nhất là ở khu vực đô thị về các thông tin của chương trình. Ngoài ra, trong thời gian tới, khi thực hiện chương trình ở các khu vực còn lại, chính quyền các cấp cần thực hiện thật tốt, đúng quy chuẩn để tăng niềm tin của các hộ tham gia và chưa tham gia chương trình

    Nghiên cứu mức sẵn lòng trả cho dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cách tiếp cận tham số và phi tham số

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân ở khu vực đô thị thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cho dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM) dựa theo hai cách ước lượng tham số và phi tham số. Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng trả bằng hàm Logit. Kết quả phân tích từ thu thập ngẫu nhiên 400 quan sát từ ba thành phố tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy người dân sẵn lòng chi trả từ 86.000 đồng đến 110.000 đồng/tháng/hộ lần lượt đối với phương pháp phi tham số và tham số. Kết quả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cho sự cải thiện chất lượng của dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt gồm mức phí, hộ có phân loại chất thải rắn sinh hoạt, hộ có ý định ủng hộ chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu nhập hàng tháng của đáp viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận là nhỏ từ đó tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, để khuyến khích người dân tham gia chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chính quyền các cấp cần nâng cao nhận thức và khuyến khích các hộ có thu nhập cao hơn tham gia trước

    Nghiên cứu mức sẵn lòng trả cho dịch vụ xe buýt nhanh BRT tại thành phố Cần Thơ: Tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên và định giá suy luận

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm ước lượng giá sẵn lòng trả của người dân thành phố Cần Thơ cho dịch vụ xe buýt nhanh (bus rapid transit - BRT) tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên (contingent valuationa methodology - CVM) và định giá suy luận (inferred valuation - IV) dưới dạng lựa chọn nhị phân kép (double-bound dichotomous choice). Nghiên cứu cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng chi trả cho dịch vụ BRT của người dân sử dụng hàm Probit. Số liệu trong bài viết được thu thập từ phỏng vấn ngẫu nhiên 150 đáp viên đã và đang sử dụng xe buýt tại các quận trung tâm của thành phố Cần Thơ bao gồm: Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá sẵn lòng trà (WTP – willing to pay) trung bình là 15.750 đồng/vé cho một lần đi xe buýt BRT theo phương pháp CVM. Theo phương pháp định giá suy luận dạng 1 và dạng 2, giá trị ước lượng WTP trung bình lần lượt là 16.787 đồng và 17.920 đồng/vé. Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định chi trả cho BRT là số thành viên trong gia đình, thu nhập và hiện trạng đi xe buýt của đáp viên. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này cũng khuyến nghị các nghiên cứu về CVM trong tương lai nên dùng phương pháp IV để kiểm tra tính chính xác của phương pháp CVM truyền thống
    corecore