9 research outputs found

    Ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng lên sự phát triển của tảo Spirulina platensis

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của màu sắc ánh sáng lên sự sinh trưởng, phát triển và thành phần dinh dưỡng của tảo Spirulina platensis nhằm tìm ra điều kiện chiếu sáng thích hợp giúp tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được bố trí khối ngẫu nhiên với ánh sáng đỏ (bước sóng 664 nm), tổng hợp (đỏ + lam theo tỉ lệ 1: 1), lam (bước sóng 432 nm), trắng.  Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy thời gian tảo S. platensis phát triển đạt mật độ cực đại khác biệt giữa các nguồn ánh sáng, tảo đạt cực đại ở ngày nuôi thứ 7 cho ánh sáng đỏ, ngày nuôi thứ 12 cho ánh sáng tổng hợp, ngày nuôi thứ 15 cho ánh sáng lam và 17 ngày nuôi cho ánh trắng. Mật độ tảo, trọng lượng khô, hàm lượng chlorophyll-a, carotenoid,  protein và lipid cao nhất ở nghiệm thức ánh sáng tổng hợp, thêm vào đó điện năng tiêu thụ đến khi tảo  S. platensis phát triển cực đại ở nghiệm thức ánh sáng tổng hợp thấp hơn ánh sáng lam và trắng, do đó ánh sáng tổng hợp có thể  được lựa chọn để thay thế cho ánh sáng trắng trong nuôi tảo S.platensis nhằm  đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

    Gạch thông gió: Thực trạng và giải pháp ứng dụng hiệu quả trong kiến trúc hiện đại

    Get PDF
    Gạch thông gió là một trong những sản phẩm vật liệu xây dựng có mặt từ rất lâu đời và được sử dụng khá phổ biến trong nhiều công trình xây dựng từ trước đến nay. Việc ứng dụng gạch thông gió mang lại cho công trình nhiều giá trị về mặt kiến trúc, thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho đọc giả, bài viết này giới thiệu một số loại gạch thông gió phổ biến trên thị trường và hiện trạng sử dụng loại gạch này trong các công trình. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của việc ứng dụng gạch thông gió cho từng hạng mục công trình nhằm ứng dụng hiệu quả loại gạch này trong các công trình kiến trúc hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng cũng như tính bền vững và thẩm mỹ của công trình

    SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIỮA TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ TƯỚI THẤM LÊN DƯA HẤU TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

    Get PDF
    Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất dưa hấu được ước tính dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng phương pháp ước lượng khả năng tối đa (MLE). Kết quả ước lượng được tính toán dựa trên nguồn số liệu sơ cấp từ 118 hộ canh tác dưa hấu đại diện cho 2 hình thức tưới nhỏ giọt và tưới thấm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Trong nghiên cứu này, lượng nước sử dụng để canh tác dưa hấu được dùng như một biến đầu vào quan trọng để tính toán mức hiệu quả kỹ thuật mà nông dân đạt được. Kết quả cho thấy trung bình trên 1ha dưa hấu vụ tháng 3 nông dân tiêu tốn lần lượt là 5.304 và 4.473m3 nước tương ứng với hình thức tưới thấm và tưới nhỏ giọt. Lượng N, P2O5 và lao động gia đình là các đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu. Kết quả cũng cho thấy nhóm hộ áp dụng tưới nhỏ giọt đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn, các mức hiệu quả người nông dân đạt được là 73% và 79% lần lượt cho nhóm hộ tưới thấm và tưới nhỏ giọt. Năng suất trung bình bị mất do sự phi hiệu quả của nhóm hộ tưới thấm là 10,0 tấn dưa hấu/ha, con số này tương ứng đối với nhóm hộ tưới nhỏ giọt là 8,3 tấn
    corecore