131 research outputs found

    KHAI THÁC TẬP MỤC LỢI ÍCH CAO CÓ LỢI NHUẬN ÂM TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN DỌC

    Get PDF
    High Utility Itemset (HUI) mining is an important problem in the data mining literature that considers the utilities for businesses of items (such as profits and margins) that are discovered from transactional databases. There are many algorithms for mining high utility itemsets (HUIs) by pruning candidates based on estimated and transaction-weighted utilization values. These algorithms aim to reduce the search space. In this paper, we propose a method for mining HUIs with negative unit profits from vertically distributed databases. This method does not integrate databases from the relevant local databases to form a centralized database. Experiments show that the run-time of this method is more efficient than that of the centralized database.Tập lợi ích cao (TLIC) là một vấn đề quan trọng trong khai phá dữ liệu, xem xét các lợi ích của các mục (chẳng hạn như lợi nhuận và lãi suất) được khám phá từ cơ sở dữ liệu (CSDL) giao dịch hỗ trợ cho việc kinh doanh của các đơn vị. Bài báo trình bày một phương pháp khai thác tập lợi ích cao có lợi nhuận âm trên CSDL phân tán dọc. Việc khai thác tập lợi ích cao đã được nghiên cứu và công bố rộng rãi trong những năm gần đây. Có nhiều thuật toán khai thác các tập lợi ích cao (TLIC) bằng cách cắt tỉa các ứng cử viên dựa trên các giá trị lợi ích và dựa trên các giá trị sử dụng có trọng số giao dịch. Các thuật toán này đều hướng tới mục đích làm giảm không gian tìm kiếm. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp khai thác tập lợi ích cao có lợi nhuận âm (TLIC-TSA) từ CSDL phân tán dọc. Phương pháp này không tích hợp CSDL từ CSDL cục bộ của các bên tham gia để hình thành CSDL tập trung và chỉ thực hiện việc quét các CSDL mỗi bên tham gia một lần. Các thí nghiệm cho thấy thời gian chạy của phương pháp này hiệu quả hơn so với khai thác trên cơ sở dữ liệu tập trung

    PHỤ THUỘC HÀM MỜ TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ VỚI DỮ LIỆU NGÔN NGỮ

    Get PDF
    Cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ với dữ liệu ngôn ngữ dựa trên đại số gia tử (ĐSGT) đã được giới thiệu và nghiên cứu trong [1, 2], trong đó mỗi dữ liệu ngôn ngữ x được biểu diễn thông qua hai thành phần ngữ nghĩa, thành phần thứ nhất là một giá trị ngữ nghĩa thuộc miền thực DA của x, thành phần thứ hai là một tập các lân cận dựa trên các khoảng mờ của x. Các phép toán so sánh được định nghĩa dựa trên khái niệm đẳng thức mức k, trong đó k là độ dài biểu diễn chính tắc của các phần tử trong ĐSGT. Với cách nhìn ngữ nghĩa dữ liệu ngôn ngữ như vậy, một kiểu phụ thuộc hàm mờ mới trong CSDL quan hệ với dữ liệu ngôn ngữ sẽ được giới thiệu và nghiên cứu. Chúng có thể được xem như là những ràng buộc ngữ nghĩa trên CSDL trong môi trường mờ của thế giới thực. Bài báo cũng đưa ra một tập các quy tắc suy dẫn cho các phụ thuộc hàm mờ này và chứng minh tính đúng đắn và đầy đủ của chúng

    Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hòa tách bùn thải có chứa đồng của quá trình sản xuất bản mạch điện tử

    Get PDF
    Copper recovery from waste mud of printed circuit boards (PCBs) via a three steps (leaching, filtration and electrowinning) process was studied. The copper mud was leached by the sulphuric acid leachant to form a concentrated copper ion solution for electrolysis. X-Ray diffraction, EDX, UV-Vis spectrophotometer, and ICP-MS analyses were done to characterize the structure and the ingredient of the solid samples and also determine the concentration of the liquid samples. The influences of the leaching solution content, concentration, time, temperature, ratio of solid and liquid phase, stirring speed and size of waste mud on the efficiency of waste mud leaching by sulfuric acid media were studied. The copper leaching was optimized done in the 1 M sulphuric acid solutions at room temperature for one hour. The solid/liquid phase ratio is 14 %, the copper mud grain size is 0.1 mm and the stirring speed is 600 rpm. The obtained results from this study are planning in the actual deployment of the Hanoi Urban Environment One Member Limited Company in Viet Nam. Keywords. Copper muds, leaching, PCBs fabrication

    Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh

    Get PDF
    Nano Silver has been proven to be effectively applied in the field of biotechnology. In the area of ​​plant biotechnology, nanoparticles have positive and negative effect on the growth of plants. The impact of nanoparticles on plant depends on the composition, content, size, chemical and physical propreties of nanoparticles as well as the plant species. The impact of silver nanoparticles on the problem of infection during culturing, the growth of plants in microponic systems and acclimatization of the plant in greenhouse were studied. In this work, the microponic medium supplemented with of 7.5 ppm silver nanoparticles showed the highest growth rate of Chrysanthemum after 2 weeks in culture. Results of qualitative and quantitative microbial content in microponic culture medium by 4 testing methods including Bergey's Manual of Determinative Bacteriology, ISO 16266, ISO 21527-1 for bacteria and NHS-F15 for fulgi also showed that concentration of 7.5 ppm nanoparticles reduces the microbial content of the 8 species of bacteria (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Bacillus sp. and Micrococcus sp.) and three species of fungi (Aspergillus sp., Fusarium sp. and Alterneria sp.). The growth of Chrysanthemum plant in a concentration of nanoparticles is better than the other levels after 4 weeks in the greenhouse such as high survival rate (100%), plant height (13.3 cm), number of leaves per plant (14.67 leaves), number of roots per plant (26.67 roots), leaf length (4.03 cm), leaf width (3.77 cm), fresh weight (3816 mg) and dry weight (216 mg).Nano bạc được chứng minh là có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, hạt nano có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự tăng trưởng của thực vật. Tác động của các hạt nano lên cây trồng phụ thuộc vào thành phần, hàm lượng, kích thước, tính chất hóa học và vật lý của hạt nano cũng như các loài thực vật. Nghiên cứu này đánh giá tác động của hạt nano bạc lên vấn đề nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy, sự tăng trưởng của cây nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh và thích nghi của cây trồng ở giai đoạn vườn ươm. Trong nghiên cứu này, bổ sung 7,5 ppm nano bạc vào môi trường nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trưởng của cây Cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và định lượng hàm lượng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy vi thủy canh bằng 4 phương pháp thử, trong đó định lượng cho vi khuẩn là phương pháp Bergey, ISO 16266 và NHS-F15;  định lượng cho nấm là phương pháp ISO 21527-1. Tất cả các phương pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lượng vi sinh vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.). Khi chuyển ra giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần, cây Cúc cho tỷ lệ sống sót cao (100%) và sự tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức khác thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu như chiều cao cây (13,3 cm), số lá/cây (14,67 lá), số rễ/cây (26,67 rễ), chiều dài lá (4,03 cm), chiều rộng lá (3,77 cm), khối lượng tươi (3816 mg) và khối lượng khô (216 mg)

    NANO BẠC TRONG KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY HOA CÚC (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT CV. JIMBA)

    Get PDF
    Phương pháp nhân giống in vitro được chứng minh là phương pháp hữu hiệu để nhân giống cây trồng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và trở thành một công cụ hữu hiệu cho công tác chọn, tạo giống cây trồng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn những tồn tại mà nổi bật lên là vấn đề nhiễm vi sinh vật trong quá trình nuôi cấy, chúng làm giảm chất lượng, tăng khả năng mất nguồn giống. Khử trùng môi trường nuôi cấy là vấn đề bắt buộc đối với quá trình vi nhân giống, đây là giai đoạn tiêu tốn nhiều điện năng và trải qua nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, việc hấp khử trùng môi trường trong một thời gian làm giảm hoạt tính của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật cũng như thành phần dinh dưỡng của môi trường. Nghiên cứu này hướng đến việc ứng dụng nano bạc như một biện pháp thay thế cho phương pháp khử trùng môi trường truyền thống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung các nồng độ khác nhau của nano bạc (0 - 5 ppm), đường (0 - 30 g/l) và than hoạt tính (0 - 1g/l) vào môi trường nuôi cấy in vitro cây hoa cúc và không hấp khử trùng môi trường nhằm đánh giá khả năng tiệt trùng môi trường cũng như cảm ứng sự sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả ghi nhận được cho thấy, bổ sung 4 ppm nano bạc, không bổ sung than hoạt tính và nồng độ đường từ 0 - 20 g/l vào môi trường nuôi cấy không cấy mẫu cho hiệu quả khử trùng 100% sau 4 tuần. Cây cúc cho sự sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường bổ sung 4 ppm nano bạc, 20 g/l đường, 5 g/l agar và không hấp khử trùng

    Ảnh hưởng của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum morifolium Ramat. CV. “Jimba”) in vitro

    Get PDF
    In this study, the influence of different LED lighting intensities, different lighting periods of red LED and blue LED on growth, development and chlorophyll a and b synthesis on in vitro Chrysanthemum were presented. Shoot tips were inoculated and were put under 70% red LED: 30% blue LED lighting condition with different LED lighting intensities: 30, 45 and 60 µmol.m-2.s-1; different LED lighting periods: weekly intermittent lighting with red LED/blue LED (blue LED or red LED lighting for the first week), intermittent lighting with red LED/blue LED for each two weeks (blue LED or red LED lighting for the first two weeks). After 6 weeks of cultured, the results showed that LED lighting source with intensity 60 µmol.m-2.s-1 had the best stimulation on growth and development of Chrysanthemum; however, under intensity 45 µmol.m-2.s-1, chlorophyll a and b content still were the highest. In addition, weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) gave the best results on growth and development of Chrysanthemum. Thus, the most suitable LED lighting intensity for growth and development of in vitro Chrysanthemum was 60 µmol.m-2.s-1, and weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) will promote the growth and development of in vitro Chrysanthemum. The survival rates, growth and development of plants under 70% red LED: 30% blue LED and 50% red LED: 50% blue LED were higher than those of plants under Florescent, after 4 weeks of cultured in the greenhouse.Tác động của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng khác nhau giữa LED đỏ và LED xanh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chlorophyll a và b của cây Cúc in vitro đã được trình bày trong nghiên cứu này. Các chồi đỉnh Cúc được nuôi cấy dưới các cường độ chiếu sáng bao gồm 30, 45 và 60 µmol.m-2.s-1 ở điều kiện chiếu sáng kết hợp giữa 70% LED đỏ với 30% LED xanh; sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh theo thời gian như: tuần đầu LED đỏ, tuần sau LED xanh và ngược lại; 2 tuần đầu LED đỏ, 2 tuần sau LED xanh và ngược lại. Kết quả thu được sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, cường độ 60 µmol.m-2.s-1 có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc; tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll a và b đạt cao nhất ở cường độ 45 µmol.m-2.s-1. Các mẫu nuôi cấy sinh trưởng và phát triển tốt nhất dưới giai đoạn chiếu sáng thay đổi hàng tuần giữa LED xanh và LED đỏ (tuần đầu chiếu sáng LED xanh, tuần sau chiếu sáng LED đỏ). Như vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy cường độ 60 µmol.m-2.s-1 và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng hàng tuần với tuần đầu LED xanh, tuần sau LED đỏ có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc in vitro. Tỉ lệ sống sót, sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc dưới điều kiện chiếu sáng 70R:30B và 50R:50B là tốt hơn những cây ở điều kiện chiếu sáng đèn huỳnh quang sau 4 tuần ở vườn ươm

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao
    corecore