38 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH TRÊN CÁC TRỤC ĐƯỜNG TRONG ĐẠI NỘI HUẾ

    Get PDF
    Đại nội là di tích quan trọng nhất trong Quần thể Di tich Cố đô Huế. Trong Đại nội, cây xanh đô thị được thu thập và trồng dọc theo các trục đường và khu vườn nhằm mang lại cảnh quan hài hòa cho Đại nội Huế. Trong nghiên cứu này, cây xanh trồng dọc các trục đường được thống kê về số lượng cá thể, số lượng loài, số lượng họ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh hợp lý cho Đại nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 15 Họ, 23 loài thực vật với 1.167 cây xanh. Tuy nhiên, hệ thống cây xanh chưa thực sự hài hòa. Một số loài cây chiếm ưu thế với số lượng cá thể quá lớn như nhãn (Dimocarpus longan) có đến 403 cây trong tổng số 1.167 cây; một số loài chỉ có 1 cây. Trong thời gian tới hệ thống cây xanh cần được quy hoạch lại; bên cạnh đó cần giảm bớt số lượng cá thể của các loài chiếm ưu thế nhằm mang lại một hệ thống hài hòa và hợp lý cảnh quan Đại nội

    ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những hệ thống sử dụng đất đai đặc trưng cho vùng ven biển (Đông) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đánh giá tác động của thay đổi thời tiết và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Khả năng chuyển dịch của hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích trong đề tài. Việc phân tích này được thực hiện trong điều kiện tự nhiên quá khứ (1960 ? 1999) và trong điều kiện dự đoán biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (2050). Những hệ thống sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Châu bao gồm: chuyên tôm, chuyên màu, lúa ? màu luân canh, muối ? artemia và tôm ? lúa ? màu. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ? xã hội và nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích. Nghiên cứu còn đưa ra vòng chu chuyển nước đặc trưng trong nông hộ; đây là cơ sở quan trọng giúp xác định thực trạng sử dụng nước và khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong tương lai. Số liệu mô phỏng của SEA ? START cho thấy nhiệt độ ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng cao; trong khi đó, lượng mưa (nguyên năm) được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2011 ? 2050; sự thay đổi thủy văn cùng với sự gia tăng của mực nước biển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phần lớn khu vực huyện sẽ bị nhiễm mặn (nồng độ cao trên 25 g/l)

    STUDY ON THE ANTIOXIDANT ACTIVITIES OF THE AERIAL PARTS AND SOME COMPOUNDS ISOLATED FROM Archidendron clypearia ((Jack) I. Niels Part 1. THE ANTIOXIDANT ACTIVITIES OF EXTRACTS FROM Archidendron clyperia (Jack) I. Niels

    No full text
    The antioxidant activity of Archidendron clypearia was evaluated by different methods, including in vitro biological tests on liver cells of rats, total antioxidant activity and DPPH assay for free radical scavenging capacity. The curcumin standard, a typical antioxidant compound, was also compared. The extract and fractions of Achidendron clypearia had significant antioxidant properties with absorbance value, ED50 and IC50 value. Among five fractions, the ethyl acetate fraction brought the highest activity with the lowest ED50 value of 0.63 µg/mL (about 6 times lower compare to the ED50 of curcumin (4.43 µg/mL)) and IC50 value of 1.81 (20 times lower compare to the IC50 of curcumin)

    CHỦ NGHĨA LÝ TƯỞNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT: GÓC NHÌN TỪ ‘’BẢN YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM’’ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

    No full text
    The right to self-determination and equality among nations are highly-valued ideas that U.S. president Woodrow Wilson overtly introduced in the Fourteen Points of 1918. This program was welcomed by colonized peoples, thus creating a wave of revolutionary activities on the wake of the First World War. The oppressed peoples in Asia such as the Vietnamese, Thai, Korean, and Chinese all looked to the US for support for their own national liberation struggles as well their request for equality among nations. However, the U.S. almost showed no strong commitment to their peace and democracy-oriented ideals and later switched to a pragmatic foreign policy to circumvent tensions with imperial nations. This fact, on one hand, discouraged colonized peoples which were heading to the U.S. for her good will and, on the other hand, brought down the idea of a new world order favoring long-lasting  peace and stability.Quyền dân tộc tự quyết và sự bình đẳng giữa các quốc gia là những lý tưởng cao đẹp được Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công khai nêu ra trong Chương trình 14 điểm vào năm 1918. Chính sách này đã được các dân tộc đang chịu ách thuộc địa chào đón ở và tạo ra một làn sóng cách mạng ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Các dân tộc đang chịu áp bức ở châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc đã tìm tới Hoa Kỳ như là một chỗ dựa cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành bình quyền giữa các quốc gia của chính mình. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không tỏ ra kiên định với những lý tưởng tiếng là hướng đến hòa bình và dân chủ ấy và ngả sang đường lối đối ngoại thực dụng tránh gây ra căng thẳng với các nước đế quốc. Sự thật này một mặt đã làm nản lòng các dân tộc thuộc địa đang chịu áp bức về thiện chí của Hoa Kỳ, một mặt đã làm sụp đổ ý tưởng về một trật tự quốc tế mới hướng tới hòa bình, ổn định lâu dài

    Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh

    No full text
    Sau Chiến tranh Lạnh, sự căng thẳng trong tình trạng đối đầu ý thức hệ ở khu vực Đông Bắc Á giảm xuống, nhưng sự bất ổn an ninh lại chuyển đổi từ một hình dạng cụ thể sang những dạng thức khó lường hơn trước. Tình trạng này dẫn tới nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa các nước lớn có lợi ích trong khu vực, không những trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Tuy nhiên, sự tan vỡ của chủ nghĩa quốc tế lại châm ngòi cho sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, tạo ra sự xung đột về quyền lợi quốc gia và chiến lược ở khu vực và toàn cầu. Dựa trên quan điểm này, bài viết cố gắng đánh giá nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Hàn Quốc – Hoa Kỳ xuất phát từ những tính toán chiến lược của cả hai phía về một mô hình quan hệ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác điển hình

    Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh

    No full text
    Sau Chiến tranh Lạnh, sự căng thẳng trong tình trạng đối đầu ý thức hệ ở khu vực Đông Bắc Á giảm xuống, nhưng sự bất ổn an ninh lại chuyển đổi từ một hình dạng cụ thể sang những dạng thức khó lường hơn trước. Tình trạng này dẫn tới nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa các nước lớn có lợi ích trong khu vực, không những trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Tuy nhiên, sự tan vỡ của chủ nghĩa quốc tế lại châm ngòi cho sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, tạo ra sự xung đột về quyền lợi quốc gia và chiến lược ở khu vực và toàn cầu. Dựa trên quan điểm này, bài viết cố gắng đánh giá nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Hàn Quốc – Hoa Kỳ xuất phát từ những tính toán chiến lược của cả hai phía về một mô hình quan hệ vừa cạnh tranh, vừa hợp tác điển hình
    corecore