CHỦ NGHĨA LÝ TƯỞNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT: GÓC NHÌN TỪ ‘’BẢN YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM’’ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Abstract

The right to self-determination and equality among nations are highly-valued ideas that U.S. president Woodrow Wilson overtly introduced in the Fourteen Points of 1918. This program was welcomed by colonized peoples, thus creating a wave of revolutionary activities on the wake of the First World War. The oppressed peoples in Asia such as the Vietnamese, Thai, Korean, and Chinese all looked to the US for support for their own national liberation struggles as well their request for equality among nations. However, the U.S. almost showed no strong commitment to their peace and democracy-oriented ideals and later switched to a pragmatic foreign policy to circumvent tensions with imperial nations. This fact, on one hand, discouraged colonized peoples which were heading to the U.S. for her good will and, on the other hand, brought down the idea of a new world order favoring long-lasting  peace and stability.Quyền dân tộc tự quyết và sự bình đẳng giữa các quốc gia là những lý tưởng cao đẹp được Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson công khai nêu ra trong Chương trình 14 điểm vào năm 1918. Chính sách này đã được các dân tộc đang chịu ách thuộc địa chào đón ở và tạo ra một làn sóng cách mạng ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Các dân tộc đang chịu áp bức ở châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc đã tìm tới Hoa Kỳ như là một chỗ dựa cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành bình quyền giữa các quốc gia của chính mình. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không tỏ ra kiên định với những lý tưởng tiếng là hướng đến hòa bình và dân chủ ấy và ngả sang đường lối đối ngoại thực dụng tránh gây ra căng thẳng với các nước đế quốc. Sự thật này một mặt đã làm nản lòng các dân tộc thuộc địa đang chịu áp bức về thiện chí của Hoa Kỳ, một mặt đã làm sụp đổ ý tưởng về một trật tự quốc tế mới hướng tới hòa bình, ổn định lâu dài

    Similar works