528 research outputs found

    FIELD EVALUATION OF RICE LINES FROM IRRI AGAINST BACTERIAL LEAF BLIGHT IN THUA THIEN HUE – VIETNAM

    Get PDF
    Abstract: Xanthomanas campestris pv. oryzae is the causal agent of rice bacterial blight, a destructive rice disease worldwide, is increasing recently in Vietnam. Many people attempted to control this disease by chemical sprays. However, there are claims and counterclaims about the performance of many chemicals because they are hazardous to human health and environment. The most accepted and promising strategy is breeding resistant cultivars. In this study, 66 rice lines provided by IRRI were evaluated the resistance to bacterial leaf blight in Thua Thien Hue of Vietnam. The experiment was laid out in a completely randomized design (CRD) without replication in Spring-Summer 2015 in the open field at Quang Dien, Thua Thien Hue. The results showed that rice lines were high resistance against bacterial leaf blight. The IR 12 line performed the highest susceptant level to bacterial leaf blight. Based on agronomic traits and level of bacterial leaf blight resistance, IR 3, IR 4, IR 46, IR 28, IR 6, IR 18, IR 14 và IR 26 lines were selected for breeding progra

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT CAY F1 NHẬP NỘI TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 – 2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được tiến hành trên 7 giống ớt cay F1 nhập nội từ Công ty Nonghyup, Hàn Quốc, sử dụng giống TN52 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tại Thừa Thiên Huế, thể hiện ở thời gian thu hoạch quả đầu từ 96 đến 111 ngày; hình thái cấu trúc cây tốt, tổng số nhánh dao động từ 13 đến 22 cành và có kiểu hình sinh trưởng vô hạn. Trong đó giống NH1117 tỏ ra vượt trội về khả năng chống chịu sâu bệnh hai, tỷ lệ đậu quả 80,16%, có năng suất thực thu cao nhất 17,2 tấn/ha, phẩm chất quả tốt phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Cần tiếp tục nghiên cứu các giống này trong nhiều vụ ở nhiều vùng khác nhau để chọn ra giống phù hợp với địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của tỉn

    Ảnh hưởng của biến động dòng chảy và độ mặn theo mùa đến (sinh trưởng và phát triển) cây tràm và cây dừa nước – Nghiên cứu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái ở Mỹ Phước, Sóc Trăng. Hệ thống đê bao khép kín và cống đã được xây dựng nhằm ngăn mặn và quản lý nước. Tuy nhiên, sự biến động dòng chảy bên trong đê có thể ảnh hưởng đến các loài thực vật bản địa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thay đổi mực nước và xả thải đến sự phát triển của thực vật bên trong đê. Khảo sát mặt cắt ngang và vận tốc trung bình được thực hiện trong mùa khô (5/2018) và mùa mưa (8/2018). Phân tích thống kê đa biến và phỏng vấn trực tiếp cũng được sử dụng để đánh giá sự thay đổi mực nước và sự phát triển của thực vật trong cả hai mùa. Kết quả cho thấy mực nước có sự thay đổi rất ít và xấp xỉ nhau trong cả hai mùa. Bên cạnh đó, xu hướng giảm diện tích cây bản địa đang được lưu tâm và tìm kiếm biện pháp đề giải quyết

    FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF ADAPTATION MEASURES TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE

    Get PDF
    In recent decades, changes in climate have caused impacts on natural and human systems on all continents and across the oceans. Vietnam generally and the coastal area in Thua Thien Hue province particularly is vulnerable to climate change and some extreme climate events. Adaptation is considered one of the best long-term strategies to community to better face with local extreme conditions and associated climate change. This study used Logistic regression model to determine factors influencing farmers’ decisions to adopt climate change adaptation measures. The results indicated that that age, years of schooling, years of farming experience of the household head, household size, ratio of number of farm labors to number of consumers, farmer’s access to extension services and adaptation measures, and the place where farmer lives factors significantly influence adoption decisions. From the results, some recommendations were derived to help farmers in the coastal area of Thua Thien Hue provinceadapt to climate change

    Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của rau xà lách thủy canh trên giá thể bông gòn lọc nước hồ cá

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 6 - 8/2014 nhằm xác định độ cao giá thể bông gòn lọc nước hồ cá thích hợp cho thủy canh xà lách hướng tới sản xuất qui mô lớn, khắc phục được trở ngại giá thể mụn xơ dừa là vật liệu hữu cơ dễ làm bẩn dung dịch dinh dưỡng và làm nghẹt đường lưu thông của dung dịch dinh dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức là 4 độ cao giá thể bông gòn lọc nước hồ cá: (1) 1 cm, (2) 2 cm, (3) 3 cm và (4) 4 cm. Kết quả cho thấy, xà lách trồng trong rọ chuyên dùng, sử dụng giá thể bông gòn lọc nước hồ cá ở độ cao 4 cm cho sinh trưởng tốt nhất về chiều cao cây, số lá trên cây, kích thước lá (chiều dài và đường kính), đường kính gốc thân, chiều dài rễ và cho năng suất tổng, năng suất thương phẩm cao nhất (238,61 và 169,69 g/m2). Năng suất xà lách thủy canh tỷ lệ nghịch với độ cao giá thể bông gòn lọc nước hồ cá, thấp nhất ở độ cao 1 cm (154,15 và 95,69 g/m2, tương ứng với năng suất tổng và thương phẩm)

    Ứng dụng kỹ thuật theo dõi đối tượng cho bài toán nhận dạng hành vi của khách hàng trong siêu thị

    Get PDF
    Chúng tôi trình bày mô hình sử dụng các kỹ thuật theo dõi đối tượng để phân loại hoạt động của khách hàng trong siêu thị; từ đó xác định số lượng khách hàng quan tâm đến gian hàng và đánh giá hiệu quả trưng bày. Với hình ảnh thu được từ camera giám sát, hệ thống có thể nhận dạng được hầu hết các đối tượng là người đi vào vùng quan sát, theo dõi họ để có được quỹ đạo đường đi và thời gian lưu lại vùng quan sát. Quỹ đạo được phân đoạn và lấy tọa độ đại diện, sau đó dùng giải thuật máy học véc-tơ hỗ trợ để phân loại hoạt động của khách hàng gồm có quan tâm đến gian hàng và ghé vào lựa chọn hoặc là các hoạt động còn lại. Ngoài ra, trong bài báo, chúng tôi đề xuất các cải tiến nhằm cải thiện tốc độ của giải thuật theo dõi đối tượng trong trường hợp theo dõi nhiều đối tượng cùng lúc. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các đề xuất cải thiện tốc độ có hiệu quả đáng kể, trung bình tăng 2,8 lần so với ban đầu, trong khi độ chính xác không thay đổi. Dữ liệu nhận dạng người và nhận dạng hoạt động của khách hàng ở siêu thị được thu thập từ nguồn internet và dữ liệu thu được của camera giám sát đặt tại một siêu thị lớn ở tỉnh Sóc Trăng

    Proceedings of the fifth International Conference on Asian Geolinguistics

    Get PDF
    This volume contains papers presented at the fifth International Conference on Asian Geolinguistics (ICAG) held at the University of Social Sciences and Humanities, VNU, Ha Noi, Vietnam, from 4 to 5 May, 2023

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI MƯỚP HƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỒNG RUỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Mướp hương (Luffa cylindrica) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam, Tuy nhiên, cây mướp hương chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của nó do hạn chế về yếu tố giống và kỹ thuật canh tác.  Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành  đánh giá 9 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng để chọn ra được các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các tổ hợp lai: M 3, M 4, M 5, M 6, M 7 và M 8 cho năng suất thực thu cao trên 20 tấn/ha, cao nhất là M 7 đạt 23,3 tấn/ha. Chất lượng quả của các tổ hợp lai M 1, M 4, M 5 và M 8 tốt nhất với đặc điểm quả thơm trước và sau khi nấu. Cần tiếp tục nghiên cứu các tổ hợp lai trong nhiều vụ và chân đất khác nhau nhằm đánh giá tốt tiềm năng của các tổ hợp lai để áp dụng vào thực tế sản xuấ

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRIỂN VỌNG TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2015 – 2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được tiến hành trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Thừa Thiên Huế với 8 giống cà chua nhập nội triển vọng để chọn được giống cà chua phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của Tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống kết thúc thu hoạch sớm gồm: G5, CLN2001A và CLN1621L từ 106 đến 108 ngày. Các giống có cấu trúc thân lá thích nghi tốt với điều kiện Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ đậu quả của giống CLN1621L cao nhất đạt 57,72%. Các giống CLN2001A, CLN2418A, CLN1621L và CLN5915 có năng suất thực thu cao trên 40 tấn/ha, trong đó cao nhất là CLN2001A đạt 41,9 tấn/ha và chất lượng quả tương đối tốt. Các giống triển vọng là CLN2001A, CLN2418A, CLN1621L và CLN5915. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các giống trên trong nhiều vụ và chân đất khác nhau để có cơ sở áp dụng vào thực tế sản xuất

    ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG TRỒNG KEO Ở MIỀN NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Đa dạng hoạt động sinh kế giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Nghiên cứu này nhằm hiểu rõ đa dạng sinh kế, xác định xu hướng đa dạng hóa sinh kế và thay đổi thu nhập của các nhóm hộ trong vùng sản xuất rừng keo trọng điểm của các nông hộ vùng trồng keo ở miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã phỏng vấn 30 người am hiểu và 180 hộ ở vùng miền núi thông qua kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên có phân loại. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc kết hợp với phỏng vấn sâu. Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và phân tích phương sai. Kết quả cho thấy, từ 2011 đến 2018, xu hướng đa dạng sinh kế của nông hộ là không tăng số hoạt động sinh kế mà thay hoạt động sinh kế này bằng hoạt động sinh kế khác và thay đổi đối tượng trong hoạt động sinh kế. Thay đổi này dẫn đến thay đổi trong thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Cơ cấu thu nhập của hộ thay đổi tăng, giảm theo xu hướng thay đổi hoạt động sinh kế của hộ. Thay đổi trong hoạt động sinh kế đã làm tăng tổng thu nhập và thu nhập bình quân/người của hộ, nhưng mức tăng khác nhau giữa các nhóm hộ khác nhau về dân tộc và trồng keo. Có sự khác biệt lớn về thu nhập giữa các hộ dân tộc Kinh và dân tộc Cơ Tu. Mức tăng thu nhập của nhóm hộ dân tộc Cơ Tu vẫn còn rất thấp.Từ khóa: sinh kế, dân tộc thiểu số, thu nhập, trồng keo, miền núi, nông thôn mớ
    corecore