341 research outputs found

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG MUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NHÃN HIỆU NOKIA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua điện thoại di động nhãn hiệu Nokia của người dân ở thành phố Cần Thơ. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bản câu hỏi với số người được khảo sát là 150. Sử dụng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), với 20 biến quan sát đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua điện thoại, chúng tôi đã nhóm lại thành 5 nhân tố chung sử dụng cho mô hình phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng chất lượng phục vụ, giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và tính năng ? kiểu dáng là 4 nhân tố có ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn điện thoại nhãn hiệu Nokia của người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ. 

    Solution on reducing different settlement on road embankment and abutment pier in Long Sonbrigde, Long An province

    Get PDF
    Different settlement between road embankment on the soft soil and the bridge is very popular researched area. This paper experimented on the mixture of soil and cement with the different ratio of cement/soil (X/D): 150kg/m3, 200kg/m3, 250kg/m3and cured in the natural soil put on the box. The result applied for the road embankment to Long Son –Long An. The Plaxis 2D to model soil-cement coloumn with diameter 600mm and 6m length and settlement of abutment pier is used in this problem. After analyzed, author suggest the ratio of cement/soil is 200kg/m3to improve the soft soil under the road embankment. It is shown that the different settlement now is reducing from 17.344 cm to 6.685 cm (reducing about 61.5%)

    NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ NƯỚC KHỬ TRÙNG SIÊU Ô XY HOÁ

    Get PDF
    Dung dịch hoạt hóa điện hoá (HHĐH) Anolit ANK trung tính  được điều chế bằng phương pháp điện phân nước muối loãng trong buồng phản ứng điện hóa có màng ngăn FEM-3 là chất oxy hoá mạnh, đã được sử dụng làm chất khử trùng ưu việt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống và sản xuất. Các chỉ số kỹ thuật cơ bản của anolit là hàm lượng chất ô xy hoá khoảng 0,25-0,3 g/l, hàm lượng muối là 5g/lít, pH có giá trị 6,8-7,8, thế oxy hóa khử trên 800 mV. Một phương pháp điều chế chất khử trùng HHĐH mới, sử dụng buồng phản ứng điện hóa thế hệ mới MB-11, cho sản phẩm HHĐH kế thừa các ưu điểm của anolit và có các chỉ số kỹ thuât-kinh tế vượt trội về hàm lượng chất oxy hóa (khoảng 0,5 g/l), hàm lượng muối trong sản phẩm (1-1,2 g/l) và chi phí muối trong sản xuất (thấp hơn khoảng 2 lần), đã được nghiên cứu và xác lập. Các kết quả thử nghiệm sử dụng sản phẩm HHĐH mới với tên gọi là nước siêu oxy hóa (Supowa) để khử trùng cho thấy với cùng hàm lượng chất oxy hóa hiệu lực khử trùng của Supowa và Anolit tương đương. Supowa là chất khử trùng có khả năng được ứng dụng rộng rãi trong y tế và chế biến thủy sả

    PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN DU LỊCH Ở KIÊN GIANG

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng du khách bao gồm ?sự tiện nghi của cơ sở lưu trú?, ?phương tiện vận chuyển tốt?, ?thái độ hướng dẫn viên?, ?ngoại hình của hướng dẫn viên? và ?hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch?

    Một giải pháp cải tiến cơ chế định tuyến DSR dựa trên tác tử di động trong mạng manet

    Get PDF
    In this article, we focus on studying basic features of Mobile Agent system to improve routing mechanism in Mobile Ad hoc Network (MANET). Based on mobile agent, the MAR-DSR model and algorithm are proposed to optimize network capacity in highly mobile environment. The best updating algorithm for routing are based on a congestion analysis unit and route anticipating capability of each network node. Simulation on software is used to assess effectiveness of algorithm compared to DSR.Bài báo phân tích về hoạt động của các cơ chế định tuyến AODV, DSR trong mạng tuỳ biến không dây (MANET). Từ đó, đề xuất một cơ chế định tuyến mới MAR-DSR dựa trên tác tử di động để nâng cao hiệu năng mạng trong môi trường có mật độ lớn và độ di động cao. Tập trung chính vào việc cải tiến cơ chế cập nhật trạng thái thích nghi và khả năng phán đoán đường đi của mỗi nút. Cơ chế định tuyến sử dụng tác tử được thực hiện trong bài báo là MAR-DSR, được cài đặt trên OMNeT++ cho kết quả đánh giá hiệu năng so với các giải thuật chuẩn DSR

    ẢNH HƯỞNG CỦA A-XÍT ARACHIDONIC TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BỐ MẸ NUÔI TRONG BỂ LỌC TUẦN HOÀN

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung a-xít Arachidonic (ARA) trong thức ăn viên với các liều lượng khác nhau gồm (1) không có bổ sung a-xít Arachidonic, (2) bổ sung a-xít Arachidonic 0,45% và (3) bổ sung a-xít Arachidonic 1,06 % lên sự thành thục và sinh sản của tôm sú.  Thí nghiệm được tiến hành trong 6 bể composite trong đó 3 bể 8 m3/bể nuôi tôm mẹ và 3 bể 4 m3/bể nuôi tôm bố. Bễ nuôi có hệ thống lọc sinh học ở đáy. Tôm biển có kích cỡ trung bình ban đầu là 155  g đối với tôm mẹ  và 63 g đối với tôm bố. Tôm bố và mẹ được nuôi riêng với mật độ 20 con/bể. Sau 3 tháng nuôi, tôm mẹ ở 3 nghiệm thức đạt khối lượng trung bình từ 173-174 g, đạt chuẩn kích thích sinh sản. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 3 (1,06% ARA) cao hơn ở nghiệm thức 1(0% ARA) và 2 (0,45% ARA). Sau cắt mắt, 100% tôm ở cả 3 nghiệm thức đều đẻ đến lần 3. Số trứng tôm đẻ giảm dần qua các lần 2 và 3. Sức sinh sản sau cắt mắt của tôm ở 3 nghiệm thức từ 538.450±56.498 trứng/tôm đến 799.067±22.983 trứng/tôm. Sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 3 qua các lần đẻ luôn cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2. Sau khi tôm lột xác, nghiệm thức 3 có số tôm đẻ lại nhiều nhất. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 và 2 tôm chỉ đẻ lại lần 2 và sức sinh sản và tỷ lệ nở đều thấp hơn so với tôm ở  nghiệm thức 3

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ AN TOÀN CHO CÁC ỨNG DỤNG TRÊN NỀN WEB

    Get PDF
    The Internet has been developing extremely rapidly, connecting more than 30% of the world population, with more than 2.2 billion users. It has brought benefits as well as risks.In 2005, the world lost over $445 billion while, Vietnam lost approximately 8,700 billion VNĐ due to the incidents of cyber attacks, in which 5,226 Websites of agencies and businesses in Vietnam were attacked. This is mainly due to the hackers’ progress, the advent of new technologies, and the fact that today’s systems are increasingly complex and it is difficult to manage all risks. Therefore, studying the risks for Web-based applications is the urgent need for organizations deploying web applications on the Internet. In this article, we will analyze the most common vulnerabilities of Web-based applications and recommend methods for detection.Internet đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, kết nối hơn 30% dân số thế giới, với hơn 2.2 tỷ người dùng. Lợi ích mà Internet đem lại cũng đi kèm với các rủi ro: Năm 2015 toàn thế giới thiệt hại hơn 445 tỷ USD, Việt nam thiệt hại khoảng 8700 tỷ VNĐ do các sự cố về tấn công mạng; 5226 trang web của các cơ quan doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công. Nguyên nhân chính đó là sự tiến bộ của kẻ tấn công, sự ra đời của những công nghệ mới, và cũng vì sự thiết lập của những hệ thống ngày nay cũng ngày càng phức tạp và khó quản lí hết rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá những nguy cơ có tính rủi ro cao đối với các ứng dụng dựa trên nền web là nhu cầu cấp thiết đối với các cơ quan, tổ chức đang triển khai ứng dụng web trên Internet. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ phân tích những lỗ hổng phổ biến nhất của các ứng dụng trên nền web và khuyến nghị các phương pháp để kiểm tra phát hiện

    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HẬU ẤU TRÙNG TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) QUA CÁC LẦN SINH SẢN CỦA TÔM MẸ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa số lần sinh sản của tôm mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Sau khi cắt mắt cho tôm sinh sản nhiều lần, mỗi lần tôm đẻ của từng nguồn tôm được thu ấu trùng bố trí để đánh giá chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú giảm dần qua các lần đẻ, tôm của lần đẻ thứ 1, 2 và 3 sau cắt mắt sinh trưởng tốt nhất; thấp nhất là các lần đẻ của tôm sau lột xác đẻ lại. ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm biển qua các lần đẻ đều tăng trưởng chiều dài tốt hơn tôm đầm. Tỷ lệ sống PL15 của tôm biển và đầm qua các lần đẻ sau khi cắt mắt đều cao, nhưng tôm biển luôn cao hơn tôm đầm dù khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cả tôm biển và tôm đầm thì ở lần đẻ 1 và 2 sau khi cắt mắt đạt chất lượng cao nhất nhưng từ lần đẻ thứ 3 trở đi thì chất lượng PL15 giảm dần và đặc biệt là các lần đẻ của tôm sau khi lột xác đẻ lại rất kém

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    BIếN ĐổI HàM LƯợNG PROTEIN TạO NOãN HOàNG CủA TÔM Sú (PENAEUS MONODON) TRONG QUá TRìNH THàNH THụC Và SINH SảN

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa protein tạo noãn hoàng (PPP) với sự phát dục và đẻ trứng của tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Hàm lượng protein tạo noãn hoàng trong máu được theo dõi mỗi ngày sau khi cắt mắt và qua 2 chu kỳ thành thục sinh sản liên tiếp nhau. Sức sinh sản của tôm cũng được theo dõi qua các lần đẻ sau khi cắt mắt và sau khi lột xác    đẻ lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng PPP tăng lên có ý nghĩa theo các giai đoạn thành thục buồng trứng. Hàm lượng PPP cao nhất ở giai đoạn IV trước khi đẻ trứng và thấp nhất là giai đoạn I (sau khi đẻ). Hàm lượng PPP khi đẻ của tôm đánh bắt từ biển cao hơn có ý nghĩa so với tôm đầm (
    corecore