15 research outputs found

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin ứng dụng xử lý methylene blue

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin và đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu. Trong đó, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, lignin được trích ly từ bã mía và vật liệu Fe3O4/lignin được kết hợp thông qua tác nhân liên kết citric acid. Các vật liệu sau khi tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại như kỹ thuật nhiễu xạ tia X để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt Fe3O4; kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định sự có mặt của các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ; kính hiển vi quang học để xác định hình thái bề mặt của Fe3O4/lignin. Độ bão hòa từ của các hạt Fe3O4 và Fe3O4/lignin được xác định bằng từ kế mẫu rung lần lượt là 95 và 49,5 emu.g-1. Khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ methylene blue của Fe3O4/lignin được đánh giá bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả cho thấy hiệu suất hấp phụ tối đa của Fe3O4/lignin đối với metylen blue có thể đạt 96,53% ở pH 6-7 trong 60 phút và hiệu suất nhả hấp phụ là 66,5% trong 75 phút. Việc xử lý metylene blue tuân theo mô hình động học giả kiến bậc hai và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

    Nghiên cứu gia công khẩu trang kháng bức xạ cực tím từ sợi chuối

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày quy trình gia công khẩu trang thân thiện môi trường từ sợi chuối và đánh giá khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang thông qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng. Cấu trúc mặt cắt ngang và trên bề mặt của sợi chuối được quan sát thông qua kính hiển vi điện tử quét. Các yếu tố ảnh hưởng (gồm nhiệt độ ép, thời gian ép) để gia công khẩu trang đã được khảo sát. Để cải thiện khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang, một lượng muối lignin đã được bổ sung hoặc tăng bề dày tấm sợi. Khẩu trang từ sợi chuối đã được gia công thành công với khả năng sàng lọc bức xạ UV tối đa là 50,88% trong điều kiện gia công như: nhiệt độ ép tấm sợi là 130ºC, thời gian ép là 20 phút, thể tích muối lignin là 30 mL, bề dày tấm sợi là 3 mm. Hơn nữa, việc gia công thành công khẩu trang từ sợi chuối có khả năng kháng bức xạ UV đã tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về khẩu trang thân thiện môi trường

    Investigating Optimal Parameters for Distilling Piper Lolot C.DC. Essential Oil and Studying Its Chemical Composition

    Full text link
    Fresh piper lolot leaves were harvested in An Hoa ward, Ninh Kieu district, Can Tho city and distilled for essential oil by means of steam distillation. The distillation process was conducted based on an investigation into optimal parameters for the highest essential oil yield. The essential oil was then analyzed to determine its physical-chemical indexes and chemical composition. The results show that the highest yield (0,61‰) was obtained in the optimal conditions of the distillation process as follows: the size of the material (1 mm); the solid: liquid ratio (1:2) (g/mL), the distillation time (3 hours) and the kind of mature leaves. The low physico-chemical indexes help to predict the stability of the oil and the impossibility of its oxidization. The main constituents in the essential oil include Myristicin (36,03%), Euasarone (32,03%), β-Caryophyllene (9,11%), γ-Elemene (2,97%) and Apioline (2,18%)

    Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.

    No full text
    Trong nghiên cứu này, 36 chủng Streptococcus sp. được định danh bằng phương pháp xác định đặc điểm sinh hoá. Tất cả các chủng vi khuẩn được thu thập từ những dịch bệnh tự nhiên xuất hiện tại một số trang trại nuôi cá rô phi của 4 vùng nuôi khác nhau ở Việt Nam vào năm 2014. Các mẫu phân lập được định danh bằng cả phương pháp kiểm tra truyền thống, xác định đặc điểm sinh hóa vi khuẩn và bằng phương pháp PCR. Trong 36 mẫu Streptococcus sp. phân lập từ cá rô phi bị bệnh có 7 mẫu được định danh là S.iniae và 29 mẫu được định danh là S.agalactiae. Kết quả thử khả năng kháng của kháng sinh cho thấy hầu hết các mẫu phân lập đều kháng lại 8 loại kháng sinh Ofloxacin, Nitrofuran, Tetracyline, Oxaciline, Bacitracin, Ampiciline, Amocilline và Streptomycine. Từ khóa: Cá rô phi, Streptococcus, kháng thuố

    Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá vi khuẩn Streptococcus sp. gây bệnh trên cá rô phi nuôi tại đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.

    No full text
    Trong nghiên cứu này, 36 chủng Streptococcus sp. được định danh bằng phương pháp xác định đặc điểm sinh hoá. Tất cả các chủng vi khuẩn được thu thập từ những dịch bệnh tự nhiên xuất hiện tại một số trang trại nuôi cá rô phi của 4 vùng nuôi khác nhau ở Việt Nam vào năm 2014. Các mẫu phân lập được định danh bằng cả phương pháp kiểm tra truyền thống, xác định đặc điểm sinh hóa vi khuẩn và bằng phương pháp PCR. Trong 36 mẫu Streptococcus sp. phân lập từ cá rô phi bị bệnh có 7 mẫu được định danh là S.iniae và 29 mẫu được định danh là S.agalactiae. Kết quả thử khả năng kháng của kháng sinh cho thấy hầu hết các mẫu phân lập đều kháng lại 8 loại kháng sinh Ofloxacin, Nitrofuran, Tetracyline, Oxaciline, Bacitracin, Ampiciline, Amocilline và Streptomycine. Từ khóa: Cá rô phi, Streptococcus, kháng thuố

    Nghiên cứu xử lý đất sét bentonite Kiện Khê, Hà Nam thô đạt chuẩn USP trong mỹ phẩm

    Get PDF
    Lần đầu tiên, đất sét bentonite có nguồn gốc Việt Nam, từ mỏ Kiện Khê, Hà Nam được khảo sát và tinh chế nhằm đạt tiêu chuẩn USP (Mỹ) như một nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm. Đất sét thô được xử lý sơ bộ, sau đó tinh chế bằng lắng và ly tâm 300 vòng/phút. Đất sét mịn được thu bằng ly tâm 4.000 vòng/phút trong 25 phút, và được khử khuẩn ở 1210C trong 30 phút. Thành phần hóa học gồm SiO2, Al2O3, Fe2O3 lần lượt chiếm 53,82%; 12,69% và 23,25% và không chứa kim loại nặng như chì và asen. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét và kết quả phân tích kích thước hạt cho thấy bentonite có kích thước nhỏ và đồng đều hơn sau khi tinh chế, với kích thước hạt trung bình 0,469 µm. Đất sét sau khi biến tính với NaOH đạt giá trị pH trong khoảng 9,0-9,6. Vi sinh vật cũng không tìm thấy sau khi khử nhiễm. Với những kết quả này, bentonite Kiện Khê, Hà Nam sau tinh chế đã đạt tiêu chuẩn USP để có thể sử dụng như một nguyên liệu trong mỹ phẩm

    Đánh giá khả năng loại bỏ methylene blue của vật liệu hấp phụ được điều chế từ mụn dừa bằng phương pháp Hummers cải tiến

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng loại bỏ thuốc nhuộm methylene blue  trong nước bằng vật liệu hấp phụ (VLHP) từ mụn dừa được chế tạo bằng phương pháp Hummers cải tiến. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vật liệu được tiến hành khảo sát nhằm tìm ra các điều kiện tối ưu. VLHP từ mụn dừa được phân tích hóa lý bằng phân tích nhiệt trọng lượng, diện tích bề mặt riêng. Diện tích bề mặt riêng của vật liệu là 9,3 m2/g và đường kính mao quản của VLHP là 6,96 nm. Hiệu suất hấp phụ đạt 99,82± 0,10% ở nồng độ đầu của MB là 500 mg/L và pH 8 tại nhiệt độ 30℃ trong vòng 40 phút đã cho thấy VLHP có khả năng xử lý chất màu MB rất tốt. Quá trình hấp phụ tuân theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir ở khoảng nồng độ từ 10-50 mg/L, trong khi mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich lại phù hợp với khoảng nồng độ MB ban đầu 50-500 mg/L

    Phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu composite từ nhựa polypropylene và trấu

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu composite từ trấu nghiền và nhựa polypropylene (PP). Các phương pháp cải thiện độ hút nước vật liệu như xử lý nguyên liệu trấu bằng dung dịch sodium hydroxide, sử dụng potassium permanganate/acetone, bổ sung chất tương hợp MAPE và phủ lớp nhựa mỏng trên bề mặt mẫu vật liệu. Kết quả cho thấy việc phủ lớp mỏng nhựa PP (3%) lên bề mặt vật liệu composite là phương pháp hiệu quả để cải thiện độ hút nước cho vật liệu, cụ thể là giảm gần 70% độ hút nước so với mẫu không được phủ. Bên cạnh đó, việc kết hợp MAPE (2%) vào vật liệu composite cũng góp phần hạn chế tính hút nước cho vật liệu, tuy nhiên chỉ cho hiệu quả đáng kể trong khoảng 7 ngày đầu (giảm độ hút nước gần 40% so với mẫu không chứa MAPE). Việc xử lý trấu nghiền với KMnO4 và NaOH hầu như không hiệu quả để giảm độ hút nước cho vật liệu. Ngoài ra, để hạn chế tác động của tia tử ngoại đến vật liệu, các hợp chất chứa titanium dioxide như TiO2 kích thước nano, masterbatch PP-PE-TiO2 và TiO2 công nghiệp được sử dụng. Kết quả là, mẫu composite kết hợp với 0.5% TiO2 dạng masterbatch đạt hiệu quả cao nhất đồng thời vẫn giữ được 98.67% độ bền kéo và 99% độ bền uốn sau thời gian khảo sát

    Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cao chiết lá ổi Psidium Guajava L.

    Get PDF
    Lá ổi được thu hoạch tại Bến Tre, loại bỏ lá hư, rửa sạch, sấy khô và xay nhỏ. Mẫu khô được chiết bằng 4 loại dung môi bằng phương pháp ngâm dầm, cô quay và định lượng flavonoid tổng. Trong các dung môi khảo sát, cao acetone có hàm lượng flavonoid cao nhất. Tiếp theo đó, cao acetone được xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao acetone thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao đối với 7 chủng vi sinh vật: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Listeria innocua, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Enterococcus faecalis nhưng nó không có hiệu quả kháng chủng nấm Aspergillus Niger. Thêm vào đó, cao chiết này cũng cho hiệu quả kháng oxy hóa tốt với giá trị IC50 = 24,01 (µg/mL). Kết quả này cho biết cao chiết lá ổi là một dược liệu tiềm năng do có tính kháng oxi hóa tốt và tính kháng sinh

    Synthesis of Thermosensitive Hybrid Particles From Poly(N-isopropylacrylamide) and Silica

    Full text link
    This study has successfully synthesized the hybrid particles combining poly(N-isopropylacrylamide) (PNIPAM) core and silica shell based on two approaches. With the first approach, N,N′-methylene bisacrylamide (MBA) is used as a cross-linking agent in the formation of particle core P(NIPAM/AM), followed by the deposition process of silica precursor on the core surface via sol-gel reaction in the presence of 3-glycidyloxypropyltrimethoxysilane (GLYMO). The result-ing hybrid particles P(NIPAM/AM/MBA)@silica have a spherical shape, perfect shell-core structure, narrow size distribution, and retains thermo-sensitive properties. However, the particle diameter is relatively large (ca. 563,5±28,2 nm). With the second approach (without MBA), the P(NIPAM/ AM)@silica hybrid particles are synthesized by using P(NIPAM/AM) chains in a shrinking state at 50°C as the nuclei for the silica encapsulation process in the presence of GLYMO. As a result, P(NIPAM/AM)@silica particles have shape, structure and properties similar to P(NIPAM/AM/ MBA)@silica particles but only 68.7±6.2 nm in diameter. The resultant particles with controlled particle morphology and physicochemical properties are useful for drug delivery system
    corecore