84 research outputs found

    DỊ THƯỜNG VÀ BIẾN THIÊN THEO MÙA CỦA DÒNG ĐIỆN XÍCH ĐẠO

    Get PDF
    Anomaly of equatorial electrojet (EEJ) and its seasonal variationIn this paper we apply the new technique to separate the effect of the EEJ with the magnetic data received on CHAMP satellite from 2002 to 2007 to study the anomaly of the EEJ and its season variation in global scale. We found that: In summer and equinox, along the magnetic equator there are 4 maximum peaks and 4 minima of the current density of the EEJ. These maximum peaks are at the longitudes: 105οE, 0ο, 90οW and 180οW, among which the peak at the Vietnamese sector (105οE) is maximal. These minima are at the longitudes 45οE, 140οE, 40οW and 135οW. In winter, the EEJ have only 3 peaks at 135οW, 10οW, and 100οE. The peak at 135οW is maximal. The current density of the EEJ is maximum in the equinox, smaller in the summer and smallest in the winter. In the period when the Sun is active, the current density of the EEJ is bigger than that in the calm period of the Sun. Additionally, these results are compared with those obtained from the magnetic data received at the 3 observatories pairs on the Earth’s surface with one of the observatories in the immediate proximity to the dip-equator (HUA, AAE, BCL) and the other outside of the EEJ footprint area (FUQ, QSB, PHU) for consolidating the well-founded properties and the magnetic data received on CHAMP are very useful to study the EEJ in Vietnam and over the world

    Ứng dụng lý thuyết nền nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện luận văn của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Cải tiến chất lượng luận văn tốt nghiệp (LVTN) cho sinh viên (SV) khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là cần thiết trong bối cảnh các nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế tại Trường Đại học Cần Thơ. Lý thuyết nền được ứng dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện LVTN của SV tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thông qua khảo sát 20 giảng viên hướng dẫn và 28 SV đã và đang thực hiện LVTN từ tháng 11/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả đã xây dựng nên mô hình 4S mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng LVTN bao gồm nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân SV (Student), giảng viên hướng dẫn (Supervisor), nhà trường (School) và xã hội (Society). Dựa trên mô hình 4S, một số đề xuất về các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng LVTN cho SV được đưa ra. Việc áp dụng lý thuyết nền cho thấy đây là một cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu định tính, có thể vận dụng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung

    ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nước ngọt phổ biến đang được nuôi và xuất  khẩu chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra giai đoạn giống. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm là: (i) ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng  và (ii) ảnh hưởng của oxy lên độ tiêu hóa của cá tra ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa (tương ứng với 2,38; 4,77 và 7,95 mgO2/l ở nhiệt độ 270C) trong bể 1m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa có tốc độ tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa đạm và năng lượng cao hơn  có ý nghĩa (p0,05). Tuy nhiên, hàm lượng glucose của cá tra khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60% bão hòa cao hơn có ý nghĩa (

    THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ THUỘC NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ

    Get PDF
    Tóm tắt. Các nghề và làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Hà Tĩnh tuy nhiên việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng với 174 phiếu khảo sát các cơ sở thuộc 8 nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh, nghiên cứu cho thấy các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi…Từ đó nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất ở các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh.  Từ khóa: nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TƯƠNG QUAN PHI ĐIỀU HÒA BẰNG MÔ HÌNH DEBYE TRONG PHỔ CẤU TRÚC TINH TẾ HẤP THỤ TIA X–ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỢP KIM HAI THÀNH PHẦN

    Get PDF
    The displacement correlation function in extended X-ray absorption fine structure spectra has been determined based on the Debye-Waller factor. The anharmonic correlated Debye model and the harmonic Debye model have been used to build analytical expressions of mean square displacement, mean square relative displacement, and correlation function dependence on temperature and doping ratio. The thermodynamic quantities have been calculated based on the effective anharmonic potential, including the interaction of absorbing and scattering atoms with their nearest neighbors in an atom cluster. The analytical expressions have been applied to face-centered cubic crystals and their alloys. Numerical results for crystalline copper (Cu) and copper-silver alloys (CuAg) of 72% and 50% ratios agree well with experimental values and other studies. The study has contributed to our knowledge of the thermodynamic properties of 50:50 CuAg doped alloy at low temperatures.Hàm dịch chuyển tương quan trong phổ cấu trúc tinh tế hấp thụ tia X đã được xác định trên cơ sở hệ số Debye-Waller. Mô hình Debye tương quan phi điều hòa và mô hình Debye điều hòa đã được sử dụng để xây dựng các biểu thức giải tích của độ dịch chuyển trung bình bình phương, độ dịch chuyển tương đối trung bình bình phương, và hàm dịch chuyển tương quan phụ thuộc nhiệt độ và tỷ lệ pha tạp. Các đại lượng nhiệt động đã được tính đơn giản trên cơ sở tính thế hiệu dụng phi điều hòa bao gồm tương tác của nguyên tử hấp thụ và nguyên tử tán xạ với các nguyên tử lân cận gần nhất trong một chùm nguyên tử. Các biểu thức nhiệt động được áp dụng cho tinh thể có cấu trúc lập phương tâm diện và hợp kim của chúng. Kết quả tính số đối với tinh thể đồng (Cu) và hợp kim đồng-bạc (CuAg) tỷ lệ 72% và 50% phù hợp tốt với các giá trị của thực nghiệm và các nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm một phát hiện mới khi nghiên cứu tính chất nhiệt động của hợp kim pha tạp CuAg tỷ lệ 50:50 ở nhiệt độ thấp

    PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

    Get PDF
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú

    KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC TỒN TRỮ TRÁI THANH LONG

    Get PDF
    Thanh Long được thu hoạch ở 28-30 ngày sau khi hoa nở, xử lý sơ bộ với clorine 100ppm, benomyl 500ppm.  áp dụng màng bao chitosan 1,5% kết hợp bao gói LDPE đục lỗ 3-4%.  Được tồn trữ ở 3 chế độ nhiệt độ 2-4oC, 6-8oC và 10-12oC, độ ẩm 50-60%. Song song với thí nghiệm này là mẫu đối chứng không bao màng chitosan 1,5%.  Chất lượng của trái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như hàm lượng axít, vitamin C, hàm lượng chất khô hòa tan (độ brix), độ cứng thịt quả, màu sắc vỏ quả, đánh giá hao hụt khối lượng và theo dõi cảm quan bên ngoài trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau thời gian theo dõi, nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình tồn trữ Thanh Long là 6-8oC.  Tại nhiệt độ này kết hợp với các xử lý trên, Thanh Long kéo dài được mức độ tươi lên đến 6 tuần mà chất lượng vẫn không thay đổi đáng kể
    corecore