54 research outputs found

    TÁCH CHIẾT, TINH SẠCH VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁNG SINH TỪ XẠ KHUẨN STREPTOMYCES SP. QN63 CHỐNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS NHỜN KHÁNG SINH

    Get PDF
    Xạ khuẩn Streptomyces sp. QN63 phân lập được từ đất rừng ngập mặn Yên Hưng, Quảng Ninh có khả năng kháng mạnh Staphylococcus aureus nhờn kháng sinh. Kháng sinh do chủng xạ khuẩn này sinh ra đã được đánh giá là có khả năng chịu nhiệt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp vi sinh và hóa sinh để xác định phổ kháng khuẩn và nấm của kháng sinh do Streptomyces sp. QN63 sinh ra và các quá trình tách chiết, tinh sạch kháng sinh trên. Kết quả cho thấy kháng sinh nghiên cứu kháng được cả hai loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, nhưng không biểu hiện hoạt tính kháng lại các nấm kiểm định nghiên cứu. Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân H và C13 chỉ ra rằng đây là một kháng sinh peptide vòng. So sánh với ngân hàng dữ liệu các hợp chất có hoạt tính, kháng sinh này có thể là một kháng sinh mới

    Xây dựng các video clips nói tiếng Anh để quảng bá cộng đồng và phát triển kỹ năng nói

    Get PDF
    Quảng bá cộng đồng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, nhất là qua hình ảnh video clip. Xây dựng video clip tiếng Anh quảng bá giúp phát triển kỹ năng nói trong học sinh trung học phổ thông (THPT). Nghiên cứu này tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về phát triển kỹ năng nói tiếng Anh và các hoạt động xây dựng video clip quảng bá mà thông qua đó phát triển kỹ năng nói tiếng Anh. Trong nghiên cứu, các tác giả trình bày chuổi các hoạt động của Dự án Panorama cho ra sản phẩm video clip quảng bá cộng đồng. Sau đó đăng video clip lên trang Youtube và chia sẻ đến các mạng xã hội khác. Người tham gia xem video clip và trả lời bảng câu hỏi về chủ đề. Số liệu thu thập từ 1.304 giáo viên và học sinh (n=1.304), trong đó có 608 giáo viên và 696 học sinh THPT. Kết quả chỉ ra giáo viên và học sinh rất quan tâm đến các hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh mặc dù môi trường thực hành có hạn chế. Cả giáo viên và học sinh đồng ý rất cao với xây dựng video clip quảng bá cộng đồng qua đó phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trong học sinh THPT

    The influence of female labour force participant on children’s decision to allocate time to study or work in rural Vietnam

    Get PDF
    This study leverages the Vietnam Household Living Standards Survey 2018 dataset. It employs the Multinomial Logistic regression approach to investigate the intricate association between the working time of mothers and the time allocation of their children towards performing household chores, studying, or joining the workforce. Our results reveal that an increase in maternal working hours positively correlates with an increase in the children’s schooling attendance. Moreover, our analysis highlights the impact of various factors such as age, educational level, household size, assets, and ethnicity on children’s decision-making regarding time allocation within the family. These findings make notable contributions to the empirical literature on female labor and child allocation decisions and suggest policy implications for the government and local authorities to foster education among children since investing in children’s education is crucial for shaping the future of the nation

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
    corecore