31 research outputs found

    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỒ KẺ GỖ, TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh là một vùng sinh thái Bắc Trường Sơn, Việt Nam. Vùng sinh thái này có sự đa dạng sinh học cao, tập trung nhiều loài động – thực vật quý hiếm, đặc hữu khu vực, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Nó mang lại giá trị lớn cho khai thác và phát triển du lịch sinh thái. Từ cơ sở đánh giá tiềm năng, hiện trạng, cũng như tồn tại, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại đây, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ trong thời gian tới.Từ khóa: bảo tồn, du lịch sinh thái, đa dạng sinh họ

    CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH BỔ SUNG TẠI CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch theo đúng nghĩa là sự cùng tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi trong tiến trình phát triển du lịch tại địa phương đó. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng, và do đó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị cho thấy sự tham gia của người dân ở đây đang ở dạng khá sơ khai. Các hình thức chủ yếu là hoạt động kinh doanh tự phát, qui mô buôn bán nhỏ, và thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp. Các yếu tố quan trọng giải thích cho thực trạng này gồm các hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người dân đối với du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung nói riêng, hạn chế về cơ chế và nguồn lực cũng như các rào cản trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ hội khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch nói chung cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung là khả quan nếu có các giải pháp và chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của người dân. Do vậy, các giải pháp đề xuất nhằm tập trung cải thiện các yếu tố hạn chế trên góp phần gia tăng sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị.Từ khóa: sự tham gia, dịch vụ du lịch bổ sung, di tích lịch sử văn hóa, người dân, nguồn lự

    TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG FACEBOOK VÀO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÁC KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ – TỪ QUAN ĐIỂM DOANH NGHIỆP

    Get PDF
    Tóm tắt: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình ứng dụng trang Facebook vào hoạt động marketing tại 65 khách sạn (1–5 sao) trên địa bàn thành phố Huế, kết quả chỉ ra rằng việc ứng dụng Facebook vào một số hoạt động marketing của các khách sạn này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng cơ bản và chưa tận dụng các tính năng nổi bật của nó trong việc tăng lượng đặt phòng trực tuyến và nâng cao sự phản hồi của khách hàng. Điều này xuất phát từ các yếu tố tác động bên trong khách sạn là trình độ nhân viên, ngân sách và cơ sở hạ tầng; và bên ngoài là các yếu tố tâm lý của khách hàng. Từ đó hàm ý quản lý và phát triển việc ứng dụng Facebook vào hoạt động marketing của các khách sạn phải nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hình thức này; nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện trình độ nhân lực.Từ khóa: Facebook, marketing, khách sạn, trình độ nhân viên, đặt phòng trực tuyế

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VÀ Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP TRÊN FACEBOOK

    Get PDF
    Tóm tắt: Hệ thống quản lý học tập dựa trên nền tảng Facebook là một giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế của một hệ thống quản lý học tập truyền thống. Nghiên cứu tiến hành triển khai thử nghiệm hệ thống này cho các lớp học với môn học Quản lý hệ thống thông tin trong du lịch đang được giảng dạy tại Khoa Du lịch – Đại học Huế, sau đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên và ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên đối với hệ thống này. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc cho thấy các yếu tố chất lượng kỹ thuật, tương tác với các bạn học khác và tương tác với giảng viên có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống; bên cạnh đó sự hài lòng là yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng của sinh viên đối với hệ thống này. Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả học tập cũng được đề xuất.Từ khóa: Facebook, hệ thống quản lý học tập, Khoa Du lịch, sự hài lòng, sinh viê

    ĐO LƯỜNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HUẾ ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH THÁI LAN

    Get PDF
    Tóm tắt: Hình ảnh điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng không những ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch mà còn góp phần vào việc định hình thương hiệu điểm đến. Bài viết này tập trung vào việc đo lường hình ảnh điểm đến Huế trong nhận thức của du khách Thái Lan thông qua việc áp dụng phương pháp cấu trúc. Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng những thuộc tính về tài nguyên du lịch tỏ ra nổi bật hơn và đã gây được ấn tượng trong mắt các du khách, trong khi các thuộc tính về sản phẩm và dịch vụ vẫn còn khá mờ nhạt. Từ đó, một số hàm ý quản lý và phát triển điểm đến Huế đã được đề cập. Du lịch Thừa Thiên Huế cần tập trung vào việc định vị một hình ảnh điểm đến rõ ràng, nhấn mạnh vào những giá trị tích cực phản ánh niềm tin và ấn tượng của du khách Thái Lan về hình ảnh điểm đến Huế; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch; đặc biệt, tăng cường sự phối kết hợp công – tư trong quá trình xây dựng và phát triển điểm đến.Từ khoá: hình ảnh điểm đến, phương pháp cấu trúc, thuộc tín

    YẾU TỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng liên quan trong hơn thập niên qua. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của tài nguyên du lịch (TNDL) trong việc xây dựng và phát huy năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Thừa Thiên Huế (TTH) được biết đến là một địa phương giàu tài nguyên du lịch, nhất tài nguyên du lịch văn hóa. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch TTH trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng tài nguyên, và năng lực cạnh tranh của điểm đến đang là vấn đề đáng quan tâm. Câu hỏi đặt ra là tài nguyên du lịch có vai trò như thế nào trong năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch TTH. Kết quả điều tra ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý và những người làm công tác thực tiễn cho thấy tất cả các yếu tố TNDL của TTH được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao hơn hẳn so với các điểm đến như Đà Nẵng và Hội An. Trong đó, “cảnh quan thiên nhiên” và “các điểm di tích lịch sử văn hóa” đóng vai trò quan trọng cần được đặc biệt quan tâm chú ý. Từ đó, việc quản lý và phát huy tốt các giá trị TNDL sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.Từ khóa: tài nguyên du lịch, năng lực cạnh tranh, Thừa Thiên Hu

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN KHÁCH SẠN CỦA KHÁCH DU LỊCH KHI ĐẾN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Đánh giá trực tuyến “là bất kỳ tuyên bố tích cực hay tiêu cực do khách hàng tiềm năng, thực tế hay trước đây về một sản phẩm hoặc công ty, cung cấp cho các khách hàng khác hay các tổ chức thông qua mạng Internet”. Vì vậy, đánh giá trực tuyến trở thành một trong những kênh thông tin mà khách du lịch sử dụng khi đưa ra các quyết định lựa chọn. Vận dụng mô hình các yếu tố của đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách, tác giả đã phân tích tác động của hình thức này trong quyết định lựa chọn khách sạn khi đến Huế trên cơ sở ý kiến từ du khách. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một mô hình đánh giá tác động của nó đến quyết định lựa chọn khách sạn. Từ đó, hàm ý quản lý và phát triển kênh thông tin dựa trên các đánh giá trực tuyến của các khách sạn phải nhằm nâng cao và cải thiện các hoạt động chăm sóc, cung cấp thông tin, đáp ứng và hỗ trợ du khách khi đến Huế.Từ khóa: đánh giá trực tuyến, eWOM, marketing điện tử, quyết định của khách hàn

    CHẤT LƯỢNG LỄ HỘI CẦU NGƯ Ở THUẬN AN, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã và đang là hoạt động thu hút ngày càng nhiều du khách khi đến Huế. Việc đánh giá chất lượng lễ hội Cầu Ngư Thuận An, tìm ra những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để đánh giá chất lượng lễ hội này, trong đó mô hình phân tích được đo bằng 5 nhân tố: nguồn thông tin về lễ hội, đặc trưng chung của lễ hội, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ hoạt động lễ hội, hoạt động lễ hội, và thoả mãn mục đích đến với lễ hội. Năm nhân tố đó được đo bằng 28 biến quan sát trên cơ sở điều tra khảo sát 147 du khách đến với lễ hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhân tố  là nguồn thông tin về lễ hội và cơ sở hạ tầng, và trang thiết bị phục vụ lễ hội có điểm trung bình tương ứng là 3,24 và 3,45, thấp hơn so với các nhân tố khác. Nhân tố đặc trưng lễ hội có điểm đánh giá là 3,78. Hai nhân tố gồm thoả mãn mục đích đến với lễ hội và hoạt động tổ chức lễ hội có điểm đánh giá rất cao tương ứng là 4,19 và 4,23. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 54,8 % số du khách có ý định quay lại lễ hội và 45 % số du khách có ý định giới thiệu với bạn bè và người thân về lễ hội này. Để góp phần nâng cao chất lượng lễ hội, hai nhóm giải pháp gồm quảng bá, tuyên truyền và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động lễ hội cần được đặc biệt quan tâm.Từ khoá: lễ hội, Cầu Ngư, chất lượn

    XÂY DỰNG KHUNG ỨNG DỤNG HƯỚNG DẪN NHÓM DU LỊCH VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG TẠI LĂNG MINH MẠNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Tích hợp RFID (Radio Frequency Identification) với mạng cảm biến đang trở thành một xu hướng có thể triển khai rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hướng dẫn du lịch. Một trong những ứng dụng của sự tích hợp RFID và mạng cảm biến là hỗ trợ hướng dẫn du lịch, một hoạt động không thể thiếu trong ngành công nghiệp du lịch. Đã có một số đề xuất về ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho hoạt động hướng dẫn bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử hay robot. Tuy nhiên, yếu tố con người luôn đóng một vai trò rất quan trọng bởi tính thân thiện, gần gũi, linh hoạt và hiệu quả trong xử lý tình huống. Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng một khung ứng dụng hướng dẫn nhóm du lịch nhằm hỗ trợ và làm thuận tiện hơn hoạt động hướng dẫn du lịch đối với người hướng dẫn và du khách. Bên cạnh đó, khung ứng dụng còn giúp việc quản lý khách tham quan hiệu quả hơn tại một điểm du lịch. Khung ứng dụng đã được triển khai thử nghiệm là tại lăng Minh Mạng, Thừa Thiên Huế.Từ khóa: khung ứng dụng, hướng dẫn nhóm, tích hợp RFID với mạng cảm biế

    NHẬN THỨC CỦA DU KHÁCH VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nhận thức (lý trí) và tình cảm của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Từ 3 câu hỏi mở được đề xuất bởi Echtner và Ritchie, các tác giả thực hiện khảo sát với 252 du khách. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến du lịch Huế nổi bật trong tâm trí du khách gồm: Di tích lịch sử, Phong cảnh, Con người và Ẩm thực cùng với các đặc trưng: Ca Huế/ hò Huế/ dân ca Huế, Xích lô/ dạo phố trên xích lô, Làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, Môi trường du lịch an toàn, Nhiều cây xanh, và sự cảm nhận về không gian yên bình, lãng mạn, thơ mộng... Tuy nhiên, những nhận thức này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực du lịch mà điểm đến Huế đang sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý để xây dựng hình điểm đến du lịch Huế ấn tượng hơn trong tâm trí du khách.Từ khóa: hình ảnh điểm đến, nhận thức, điểm đến du lịch Hu
    corecore