10 research outputs found

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    SỰ PHÂN BỐ CỦA ĐỘNG VẬT NỔI TRÊN RẠCH CÁI KHẾ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀO MÙA KHÔ

    Get PDF
    Nghiên cứu sự phân bố của động vật nổi trên rạch Cái Khế được tiến hành hàng tuần từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 vào lúc nước lớn và nước ròng trong ngày. Kết quả cho thấy số loài trùng bánh xe và động vật nguyên sinh tăng dần khi đi từ sông Hậu vào sâu trong rạch Cái Khế. Trùng bánh xe chiếm từ 51% - 100% trong tổng số loài, riêng loài Filinia longiseta luôn xuất hiện ở tất cả các đợt thu mẫu và các điểm đã khảo sát. Lớp phụ Giáp xác chân chèo có rất ít loài và ít xuất  hiện. Số lượng động vật nổi biến động từ 11334 ct/m3 đến 845405 ct/m3, trong đó trùng bánh xe  chiếm 11% - 100%. Đặc biệt ở điểm cầu Nguyễn Văn Cừ, nơi ô nhiễm nhất, có loài Filinia longiseta luôn xuất hiện với tỉ lệ từ 45,3% - 93,5% trong tổng số lượng động vật nổi

    Đặc điểm động vật đáy trên sông hậu trong phạm vi thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Đặc điểm động vật đáy (ĐVĐ) trên sông Hậu trong phạm vi thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được khảo sát nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho đánh giá tác động của hoạt động kinh tế xã hội trong vùng đến môi trường. Mẫu ĐVĐ được thu hàng tháng tại 13 điểm từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2018. Kết quả đã phát hiện 3 ngành ĐVĐ, gồm Annelida, Arthropoda và Mollusca. Tổng số loài phát hiện được trong vùng qua các đợt biến động từ 13 – 26 loài. Tháng 6/2017 có số loài thấp nhất và tháng 10/2017 có số loài cao nhất. Ngành Annelida có số loài chiếm tỷ lệ trung bình là 28% trong khi ngành Mollusca có số loài chiếm tỷ lệ trung bình 30,3% và ngành Arthropoda có tỷ lệ trung bình 41,8%. Ngành Arthropoda chiếm ưu thế nhất về mật độ, ngành Mollusca có tỷ lệ thấp nhất. Chỉ số H’ dao động trong khoảng 1,71 – 2,28. Kết quả này phản ánh nước từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm. Chỉ số H’ ổn định từ tháng 11/2017 đến tháng 3/2018 cho thấy nước luôn ở mức ô nhiễm nhẹ như giai đoạn trước khi nhà máy Lee&Man xả thải (tháng 3/2017). Các điểm trong phạm vị nhà máy Lee&Man có chỉ số H’ thấp, thể hiện nước ô nhiễm. Kết quả đề tài là thông tin nền quan trọng để đánh giá tác động của các hoạt động công nghiệp và kinh tế xã hội khác trong vùng nghiên cứu sau này

    ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG CHỈ SỐ QUAN TRẮC SINH HỌC BMWPVIỆT NAM Ở KÊNH CÁI MÂY, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Cấu trúc động vật đáy được nghiên cứu ở kênh Cái Mây, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vào tháng 6 và tháng 11 năm 2008. Chất lượng nước được đánh giá dựa vào hệ thống BMWPViệt Nam. Kết quả cho thấy, chất lượng nước ở các điểm khảo sát bị nhiễm bẩn hữu cơ từ khá bẩn đến rất bẩn. Chất lượng nước vào tháng 6 (đầu mùa mưa) tốt hơn vào tháng 11 (cuối mùa mưa)

    Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo mùa của họ cá đù (Sciaenidae) ở vùng cửa sông ven biển Tây tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện ở vùng cửa sông Cửa Lớn và Bảy Hạp ở tỉnh Cà Mau, từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019, nhằm xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của họ cá đù. Mẫu cá được thu bằng lưới te, định kỳ 2 tháng/lần (12 đợt thu mẫu). Độ mặn ở vùng nghiên cứu dao động trung bình từ 25-28 ‰ (sông Cửa Lớn) và 21-25 ‰ (sông Bảy Hạp). Kết quả nghiên cứu xác định được 10 loài cá đù; trong đó thành phần loài cá đù ở sông Cửa Lớn đa dạng hơn sông Bảy Hạp. Hầu hết các loài cá đù phân bố tại các điểm thu mẫu, cả vào mùa mưa và mùa khô. Ở sông Bảy Hạp, mức độ phong phú của họ cá đù giảm dần từ bên trong ra đến khu vực cửa sông với CPUE từ 5,2 - 0,05 g/ha. Điểm phong phú nhất  là ở Chà Là (3,3 g/ha) và Bảy Hạp (2,79 g/ha) vào cả mùa khô và mùa mưa. Trong khi đó ở sông Cửa Lớn, mức độ phong phú tăng dần từ bên trong sông ra vùng cửa sông (2,89 – 27,66 g/ha). Vào mùa mưa, mức độ phong phú cao nhất là ở Sa Phô (31,16 g/ha) và thấp nhất là ở Ông Trang (0,12 g/ha)

    SỬ DỤNG CÁC CHỈ SỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM NƯỚC Ở RẠCH TẦM BÓT, LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng động vật đáy để đánh giá sự ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại rạch Tầm Bót, Long Xuyên được thực hiện vào mùa mưa và mùa khô trong năm 2007 - 2008. Kết quả cho thấy trong khu vực này thành phần loài sinh vật đáy kém phong phú, với 11 loài thuộc 5 nhóm: Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Gastropoda, và Bivalvia. Số lượng động vật đáy biến động rất lớn, từ 450 đến 26.220 ct/m2 do sự đóng góp của loài Limnodrilus hoffmeisteri. Sinh khối động vật đáy do lớp hai mảnh vỏ quyết định. Khi phân tích tính tương đồng bằng phần mềm PRIMER V, ở mức 30% cho kết quả trùng hợp với thang đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ theo RBP III

    ĐẶC TÍNH THỦY SINH VẬT TRONG KHU ĐA DẠNG SINH HỌC Ở LÂM NGƯ TRƯỜNG 184, CÀ MAU

    Get PDF
    Đánh giá đặc tính thủy  sinh vật khu đa dạng sinh học của Lâm Ngư trường 184, Cà Mau được tiến hành từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 12 năm 2004 với 6 vị trí khảo sát trong chu kỳ 3 tháng/lần . Đã phát hiện được159 loài tảo với 123 loài tảo Khuê, 15 loài tảo Lục, 11 loài tảo Lam và 10 loài tảo Giáp, 43 loài động vật nổi, trong đó có hai loài giáp xác râu ngành nước ngọt, và 34 loài động vật đáy với nhóm giun nhiều tơ có15 loài và ấu trùng côn trùng chỉ có 1 loài. Số lượng động vật nổi biến động trong khoảng 800 ? 202500 ct/m3, không có sự khác biệt giữa các vị trí trong thời gian khảo sát (P>0,05). Sinh lượng động vật đáy ở vị trí số 5 là cao nhất xuất hiện vào tháng 3 và tháng 12 năm 2003 (423,0744 và 27,1698 g/m2).  Vị trí số 6 khác biệt so với vị trí khác do ảnh hưởng của khu nuôi tôm lân cận

    ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ, HÓA VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY TẠI RẠCH MÁI DẦM ĐOẠN CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ HỮU A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm hữu cơ. Đặc biệt hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn Việt Nam  từ 3 đến 60 lần; các chỉ tiêu COD, TSS, N-NH4+, N-NO2- vượt quy chuẩn Việt Nam từ 1 đến 4,5 lần, chỉ tiêu DO thấp hơn quy chuẩn Việt Nam. Đã phát hiện được 14 loài động vật đáy thuộc 6 lớp Polychaeta, Oligochaeta, Bivalvia, Amphipoda, Gastropoda và Insecta. Số lượng cá thể và sinh khối động vật đáy biến động lần lượt trong khoảng 20 - 370 cá thể/m2 và 0,756 g/m2 - 11,275 g/m2. Chỉ số sinh học ASPT dao động trong khoảng 2,5 đến 4,75. Những điểm thu mẫu có hàm lượng hữu cơ trong bùn đáy cao thì số lượng cá thể và sinh khối động vật đáy cao

    Đa dạng thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã vọng đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng của thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Mẫu thực vật nổi được thu 02 đợt trong năm 2019 vào thời điểm mùa khô (tháng 04) và mùa mưa (tháng 10) với tổng cộng 30 vị trí/đợt. Kết quả nghiên cứu đã xác định được số loài trong đê (42 loài) thấp hơn ngoài đê (74 loài) ở mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì số loài trong đê (113 loài) cao hơn ngoài đê (101 loài). Trong đê thì ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế và ngoài đê thì tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế. Mật độ thực vật nổi trong đê thấp hơn ngoài đê, mật độ ghi nhận được trong đê mùa khô 4.980 ct/L và ngoài đê 13.943 ct/L; và mùa mưa mật độ là 11.540 ct/L và 13.550 ct/L. Chỉ số Shannon-Weiner (H') trong đê dao động từ 1,22-3,55 và ngoài đê dao động từ 1,27-3,58. Chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu được đánh giá từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng. Nhìn chung, việc bao đê ở vùng nghiên cứu đã làm giảm số loài và số lượng thực vật nổi về lâu dài sẽ làm mất đi một lượng phân hữu cơ cho đất.   
    corecore