6 research outputs found

    KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA BƯỚM SÂU VẼ BÙA (PHYLLOCNISTIS CITRELLA STAINTON) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Diễn biến quần thể của Phyllocnistis citrella Stainton được khảo sát ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Gian) bằng cách đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp. Kết quả khảo sát cho thấy bướm P. citrella hiện diện quanh năm với động thái quần thể phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Số lượng bướm vào bẫy ở mức độ cao từ tháng giêng đến tháng 5 (ở giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa), và thấp từ tháng 6 đến tháng 12 (giai đoạn mưa rất nhiều).  Trong khi số lượng bướm vào bẫy ở khu vực thành phố Cần Thơ chỉ tạo thành hai cao điểm vào tháng hai và tháng 4 thì số lượng bướm vào bẫy ở vùng Châu Thành, Hậu Giang lại tạo thành ba cao điểm vào tháng giêng, tháng 4 và tháng 8

    TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HẤP DẪN NGOÀI ĐỒNG CỦA PHEROMONE GIỚI TÍNH SÙNG KHOAI LANG, CYLAS FORMICARIUS FAB.

    Get PDF
    Pheromone giới tính của sùng khoai lang (Cylas formicarius Fab.), hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate (Z3-12:E2) được tổng hợp bằng con đường thông qua phản ứng Wittig với các chất phản ứng ban đầu là 1,3-propanediol và 1-nonanal. Trong đánh giá ngoài đồng, Z3-12:E2 ở các nồng độ thử nghiệm 0,1, 0,3, 0,5, 0,7 và 1,0 mg cho hiệu quả hấp dẫn sùng đực tương đương nhau với số lượng sùng vào bẫy cao và khác có ý nghĩa so với đối chứng. Mặt khác, số lượng sùng được vào bẫy ở nghiệm thức Z3-12:E2 (0,3 mg) chưa tinh lọc là không khác biệt ý nghĩa so với số lượng sùng vào bẫy ở các nghiệm thức Z3-12:E2 (0.3 mg) đã được tinh lọc

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA SÂU ĐỤC THÂN KHOAI LANG (OMPHISA ANASTOMOSALIS GUENÉE)

    Get PDF
    Một số đặc điểm hình thái và sinh học của Omphisa anastomosalis Guenée được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới ở Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy một bướm O. anastomosalis cái đẻ trung bình 244,6 trứng với tỉ lệ trứng nở là 16,25%. Vòng đời của O. anastomosalis kéo dài từ 34 ? 41 ngày (trung bình 36,8 ngày), trong đó thời gian của trứng là 3 ? 4 ngày (trung bình 3,35  ngày); ấu trùng là 18 ? 25 ngày (trung bình 19,85  ngày); nhộng là 11 ? 12 ngày (trung bình 11,6 ngày); và thời gian từ lúc vũ hóa đến bướm cái đẻ trứng là 2 ngày

    NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP CHO VIỆC ÁP DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH CỦA SÙNG KHOAI LANG, CYLAS FORMICARIUS FAB., TRÊN ĐỒNG RUỘNG

    Get PDF
    Một số điều kiện tối ưu cho việc áp dụng pheromone giới tính của sùng khoai lang (SKL) đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng. Trong các loại dung dịch thử nghiệm, nước xà phòng cho hiệu lực giết SKL tốt nhất và thích hợp nhất cho việc làm bẫy nước. Các kết quả đánh giá ngoài đồng cho thấy tuýp cao su nội địa và bẫy nước có khả năng thay thế tốt cho tuýp cao su ngoại nhập và bẫy dính trong việc điều chế mồi pheromone và bắt giữ sùng. ở khía cạnh khác, độ cao đặt bẫy, với vị trí cửa bẫy từ ngang mặt giồng khoai đến cao hơn mặt giồng khoai 100 cm và màu sắc bẫy (xanh dương và vàng) thì không ảnh hưởng lên sự hấp dẫn đối với SKL của mồi pheromone

    Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái Citripestis sagittiferalis gây hại bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long

    No full text
    Sâu đục trái cây có múi (Citripestis sagittiferella) là loài dịch hại mới được ghi nhận đã xuất hiện và gây hại nặng trên cây có múi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho các chương trình quản lý phòng trừ loại dịch hại này, một số đặc điểm cơ bản về tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái cây có múi đã được khảo sát qua việc phỏng vấn trực tiếp nông hộ; nghiên cứu ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra ngoài đồng cho thấy có 14 loài côn trùng và một loài nhện tấn công bưởi Năm Roi, trong đó các loài C. sagittiferella, Phyllocnistis citrella, Prays endocarpa và Bactrocera dorsalis xuất hiện nhiều nhất với tần suất >50%. Tỷ lệ trái bị nhiễm dao động trong khoảng 2,28 – 3,63%, trong đó tỷ lệ trái bị hại có đường kính 5-10 cm là 3,52% trong khi tỷ lệ trái bị hại có đường kính 10 cm lần lượt là 1,95% và 2,96%. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, vòng đời của C. sagittiferella trung bình là 29,54 ngày, trong đó giai đoạn trứng là 4,09 ngày, ấu trùng là 13,44 ngày, nhộng là 10,13 ngày và thành trùng cái từ vũ hóa đến đẻ trứng đầu tiên là 1,85 ngày

    Nghiên cứu bổ sung nguồn carbon ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định giai đoạn ấu trùng thích hợp để bổ sung carbon cho sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung carbon ở các giai đoạn ấu trùng tôm khác nhau là giai đoạn 2, 4, 6 và 8, mật độ 60 con/L, bể ương có thể tích 500 lít, nguồn carbon là bột gạo, tỷ lệ C:N = 15:1, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 ngày ương, tôm ở nghiệm thức bổ sung nguồn carbon ở giai đoạn 6 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (10,10±0,20 mm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức bổ sung carbon ở giai đoạn 8 (9,60±0,30 mm), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê (
    corecore