20 research outputs found

    SỰ TÍCH TỤ HÀM LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ TRONG NƯỚC VÀ BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước từ nước thải của các ao nuôi cá tra thâm canh dựa vào khảo sát hàm lượng các dạng đạm (N), lân (P) vô cơ và hữu cơ tích lũy trong nước và đáy ao theo thời gian sinh trưởng của cá. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng N và P vô cơ hòa tan trong 9 mẫu nước lấy từ các ao nuôi cá tra thâm canh ở các địa phương khác nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long đều ở mức cao, biến động trong khoa?ng 0,5 ? 11,6 ppm đối với N và 0,05 ?   7,7 ppm đối với P. So với các thành phần hữu cơ, thành phần N và P vô cơ chiếm tỷ lệ cao trong nước ao và đạt cao nhất vào giai đọan cá 3-4 tháng tuổi. Tỷ lệ N/P trong nước ao đạt giá tr

    CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình

    Hiệu quả của phân urea Cà Mau có bổ sung vi lượng trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện ở nhà lưới (Đại học Cần Thơ) và đồng ruộng tại xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long vào vụ Thu Đông 2013 nhằm so sánh hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) với phân urea thông thường (hạt đục, hạt trong) trên hiệu quả sử dụng đạm (NUE), sinh trưởng, và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (0N, 100%N hạt đục, 100%N hạt trong, 100%N+TE và 90%N+TE) với 5 lặp lại trong thí nghiệm nhà lưới, và 4 lặp lại trong thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả cho thấy, việc bổ sung TE vào urea hạt đục chưa góp phần nâng cao hiệu quả nông học (AE) và N hấp thu từ phân bón (ANR) trong thí nghiệm nhà lưới và đồng ruộng, mặc dù ANR của các nghiệm thức urea bổ sung TE có khuynh hướng cao hơn urea hạt đục trong thí nghiệm đồng ruộng. Ngoài ra, bổ sung TE vào phân urea chưa có ý nghĩa trong việc gia tăng năng suất, tuy nhiên khi bón giảm lượng N ở mức 90%N bổ sung TE vẫn duy trì năng suất lúa trong cả hai thí nghiệm. Cần so sánh hiệu quả của việc giảm liều lượng phân N bón không có TE và có TE để thấy rõ hơn hiệu quả của bổ sung TE trong duy trì năng suất cây trồng ở điều kiện bón giảm phân đạm

    HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ BẢ BÙN MÍA TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA, LÝ ĐẤT TRỒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR) SPRENG) TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ bả bùn mía (HC) đến một số đặc tính hóa, lý đất bạc màu vùng triền núi tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho khả năng phát triển cây Gấc sử dụng cho sản xuất dược liệu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm Haplic Acrisols. Thí nghiệm được thực hiện với ba mức bón phân HC (0, 5 và 10 kg/cây), bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân HC ở mức 10 kg/cây đã cải thiện đáng kể hàm lượng lân (P) dễ tiêu trong đất. Các mức bón 5 và 10 kg HC/cây đã giúp gia tăng hàm lượng cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân HC. Chỉ số độ bền cấu trúc đất tăng từ 34 đến 48 và 77 khi đất được bón phân HC tương ứng với các mức 5 và 10 kg / cây

    Đánh giá độ phì vật lý và khả năng giữ nước của đất canh tác cây trồng cạn ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độ phì vật lý đất, xác định khả năng giữ nước trên đất trồng rau màu, phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện U Minh Thượng. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm để xác định các đặc tính hóa lý đất trên ba mô hình trồng hẹ, bắp và nghệ. Trên mỗi mô hình, mẫu đất được lấy ngẫu nhiên trên 6 ruộng nông dân đang canh tác khác nhau, tổng cộng 18 ruộng cho 3 mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có hàm lượng sét và thịt chiếm >95%. Mô hình canh tác nghệ và bắp có hàm lượng chất hữu cơ nghèo, đất bị nén dẽ, tính thấm thấp, cấu trúc đất yếu và khả năng giữ nước của đất thấp. Đất canh tác hẹ do nông dân có bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ nên có độ phì vật lý và khả năng giữ nước tốt hơn so với mô hình trồng nghệ và trồng bắp. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất của mô hình trồng nghệ và bắp nghèo dẫn đến đất dễ bị đóng váng tầng mặt do mưa, lượng nước hữu dụng của đất thấp do đó cần chú ý cung cấp nước đầy đủ trong mùa khô và tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa

    HIệU QUả CủA PHÂN HữU CƠ Và VÔ CƠ TRONG CảI THIệN NăNG SUấT TIÊU (PIPER NIGRUM L.) TạI PHú QUốC

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá độ phì nhiêu đất vườn trồng tiêu và hiệu quả của phân hữu cơ và vô cơ cân đối trên năng suất tiêu tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên vườn trồng tiêu để phân tích các tính chất hóa học đất. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, tính trên mỗi gốc: (i) đối chứng theo tập quán nông dân (125gN -195g P2O5 -40g K2O + 2 kg phân bò), (ii) bón phân vô cơ cân đối (120gN -60gP2O5 -80 g K2O), (iii) bón vô cơ cân đối + 4 kg phân hữu cơ vi sinh, (iv) bón vô cơ cân đối + 4 kg phân bò ủ hoai. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất vườn trồng tiêu có pH thấp và rất nghèo chất hữu cơ, N, P hữu dụng và cation trao đổi. Bón phân vô cơ cân đối và  phân hữu cơ vi sinh đạt năng suất tiêu cao nhất (3,5 kg/gốc), khác biệt có ý thống kê so với nghiệm thức bón theo nông dân và nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ. Tuy nhiên, độ phì nhiêu đất chỉ có khuynh hướng được cải thiện. Do phân hữu cơ có hiệu quả chậm trong cải thiện tính chất hóa học đất nên cần thí nghiệm dài hơn trên đất bạc màu tại Phú Quốc

    KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM ĐẠM, LÂN HỮU CƠ HÒA TAN TRONG NUỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA CỦA LỤC BÌNH (EICHHORINA CRASSIPES) VÀ CỎ VETIVER (VETIVER ZIZANIOIDES)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng giúp xử lý ô nhiễm đạm (N) và lân (P) hữu cơ hòa tan trong nước thải ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh của lục bình (Eichhornia crassipes) và cỏ vetiver (Vetiver zizanioides). Lục bình và cỏ vetiver được trồng trong môi trường được cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khoa?ng. Tuy nhiên, N khoa?ng hoặc P khoa?ng được thay thế bằng hợp chất hữu cơ N-Glycine hoặc P-Glucose 1-phosphate. Khả năng giúp giảm thiểu N và P hữu cơ hòa tan của lục bình và cỏ vetiver được đánh giá dựa vào tốc độ giảm N và P hữu cơ hòa tan theo thời gian. Kết quả xử lý ô nhiễm N và P hữu cơ của lục bình và cỏ cũng được kiểm chứng bằng cách trồng các thực vật này trong nước thải được lấy trực tiếp từ ao nuôi cá tra. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả hai thực vật này đều phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng được thay thế N khoa?ng bằng Glycine hoặc P khoa?ng bằng Glucose 1-phosphate. Sau 1 tháng trồng, nghiệm thức trồng lục bình giảm 88 % N hữu cơ và 100 % P hữu cơ. Tương tự, trồng cỏ vetiver giảm 85 % N hữu cơ và 99 % P hữu cơ. Khi trồng lục bình và cỏ vetiver trực tiếp trong nước được lấy từ các ao nuôi cá tra cho thấy hàm lượng N và P hữu cơ gần như giảm 100% sau 1 tháng trồng

    Ảnh hưởng của biện pháp tưới khô ngập luân phiên đến khả năng cung cấp đạm trong đất và năng suất lúa tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của chế độ tưới khô ngập luân phiên (AWD) so với ngập liên tục (CF) đến đạm (N) hữu dụng, năng suất hạt trên ruộng lúa và lượng N khoáng hóa trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu được thực hiện (i) trên vùng đất canh tác lúa vào vụ Đông Xuân 2014 tại Hòa Bình, Bạc Liêu và (ii) ủ khoáng hóa N yếm khí và hiếu khí trong phòng sau hai quá trình khô – ngập ngoài đồng. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức gồm CF, AWD1 (tưới khi mực nước giảm -15cm) và AWD2 (giảm -30cm) và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy AWD tiết kiệm khoảng 13 – 18% lượng nước so với CF. Áp dụng AWD2 và AWD1 đạt hàm lượng NH4+ và NO3- cao tương ứng so với CF ở giai đoạn thu hoạch, tuy nhiên không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Kết quả ủ khoáng hóa cho thấy lượng N ủ hiếu khí cao hơn yếm khí. Trong đó, AWD1 có sự gia tăng ý nghĩa về NH4+ khoáng hóa sau 21, 28 ngày ủ yếm khí; còn ủ hiếu khí thì sau 7 ngày. Tương tự, áp dụng AWD1 cũng đạt hàm lượng NO3­- khoáng hóa cao vào 21 ngày ủ yếm khí và 28 ngày ủ hiếu khí

    CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ tại cai Lậy, Tiền Giang đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh.  Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh.  Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy.  Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục.  Kết quả sử dụng đồng vị 15N cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục. Tốc độ khoáng hóa và  khả năng cung cấp N hữu dụng từ đất cao trong mô hình luân canh  này

    Hiệu quả của chế phẩm cải tạo đất trong cải thiện đặc tính đất và sinh trưởng của lúa trong điều kiện đất nhiễm mặn

    Get PDF
    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai do biến đổi khí hậu và tác động của xâm nhập mặn. Quản lý tổng hợp đất đai và cây trồng để đảm bảo nền nông nghiệp được thích ứng là thực sự cần thiết. Nghiên cứu này được triển khai trên nền đất canh tác lúa 3 vụ, bị nhiễm mặn ở huyện U Minh Thượng và Thạnh Phú của hai tỉnh Bến Tre và Kiên Giang, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các chế phẩm cải tạo đất bao gồm phân hữu cơ sản xuất từ bã bùn mía (PHC), than sinh học (biochar) và phân silic được sử dụng nhằm mục tiêu duy trì chất lượng đất và năng suất lúa. Bón than sinh học 10 tấn/ha/vụ cải thiện có ý nghĩa về hàm lượng đạm hữu dụng (18,7 mg N/kg) và chất hữu cơ trong đất, trong khi bón PHC 5 tấn/ha/vụ chỉ có hiệu quả lên sự sinh trưởng của cây lúa so với nghiệm thức đối chứng và bón phân silic. Năng suất lúa của các nghiệm thức chưa có sự khác biệt ý nghĩa qua một vụ thí nghiệm. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả lưu tồn của biochar và compost lên năng suất của cây trồng ở vùng được dự báo bị khô hạn và nhiễm mặn trong tương lai
    corecore