6 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI KẾT HỢP VÀ SỬ DỤNG RAU BÈO LÀM THỨC ĂN THAY THẾ ĐỂ SẢN XUẤT VỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Một loạt thí nghiệm được thực hiện tại nông hộ và trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ để đánh giá ảnh hưởng của phương thức canh tác kết hợp vịt-lúa, vịt-cá-lúa về năng suất và hiệu quả của hệ thống. Hệ thống canh tác kết hợp này đã giảm được lượng phân đạm sử dụng nhưng làm tăng năng suất lúa. Tổng lợi tức từ hệ thống canh tác kết hợp này cũng tăng lên. Sử dụng bèo tấm (Lemna minor) trong khẩu phần vịt thịt chỉ cho thấy, vịt ăn khẩu phần có bèo tấm đã đạt mức tăng trọng ngang với vịt ăn khẩu phần có bổ sung bột đậu nành. Vịt sinh sản địa phương cho ăn bèo tấm thay thế hoàn toàn protein bổ sung có tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi ngang với vịt cho ăn khẩu phần có protein bổ sung từ đậu nành và bột cá. Sử dụng bèo lục bình (Eichhornia crassipes) thay thế từ 5-25% vật chất khô trong khẩu phần vịt thịt đã không làm ảnh hưởng đến tăng trọng của vịt và giảm được chi phí thức ăn 0,6 - 6,2%

    Sử DụNG ỐC BƯƠU VàNG LàM THứC ĂN Bổ SUNG PROTEIN TRONG KHẩU PHầN VịT THịT

    Get PDF
    Một nghiên cứu trên vịt được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp để đánh giá sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn bổ sung protein thay thế bánh dầu đậu nành trong khẩu phần nuôi vịt thịt từ 28 đến 60 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Các nghiệm thức thí nghiệm có 0, 45 và 90% protein bổ sung từ ốc bươu vàng thay thế protein từ bánh dầu đậu nành trong khẩu phần 16% protein. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 6 vịt được cân đối trống mái. Kết quả thí nghiệm đã chỉ cho thấy vịt sinh trưởng được bổ sung các mức protein khác nhau từ ốc bươu vàng thay cho bánh dầu đậu nành có mức tăng trọng hàng ngày đều cao hơn những vịt chỉ được bổ sung protein từ bánh dầu đậu nành (

    Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa N01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà Tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT): NT Đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu-VS (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT BM-VS (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01); NT TBM-VS (50% bã mía + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT TMC-VS (50% mùn cưa + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lần lặp lại trên 400 gà Tàu vàng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm tiêu tốn thức ăn, khối lượng, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: tăng trọng và khối lượng cuối thí nghiệm của gà ở NT bổ sung men Balasa N01 làm đệm lót cao hơn so với NT ĐC, đặc biệt là NT trấu-VS so với NT ĐC, lần lượt là 18,09 và 1456 so với 16,44 g/con/ngày và 1353 g/con. Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT trấu-VS, TBM-VS và TMC-VS thấp hơn NT ĐC (1,94). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn của gà toàn thí nghiệm không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NH3 và CO2 chuồng nuôi cao ở NT ĐC và thấp ở NT bổ sung men vi sinh làm đệm lót, đặc biệt là NT trấu và NT TMC-VS. Khí H2S không phát hiện được ở các lô của thí nghiệm

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CỦA CAO CHIẾT LÁ ỔI (PSIDIUM GUAJAVA L.)

    Get PDF
    Tăng đường huyết sau bữa ăn là vấn đề khó kiểm soát của bệnh tiểu đường type 2 và đó cũng là mục tiêu chính của kiểm soát bệnh. Đường huyết sau bữa ăn được kiểm soát bằng cách ức chế enzyme tiêu hóa tinh bột và hấp thu glucose như enzyme ?-amylase và ?-glucosidase. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả điều trị tiểu đường của lá ổi bằng cách khảo sát hoạt động kháng lại sự tăng đường huyết sau bữa ăn in vivo và in vitro. Cao ethanol lá ổi được sử dụng liều 400 mg/kg trọng lượng cho chuột bệnh tiểu đường được gây bệnh bằng alloxan monohydrate và chuột bình thường uống. Kết quả chứng minh rằng cao ethanol lá ổi có khả năng hạ đường huyết một cách có ý nghĩa thống kê (
    corecore