127 research outputs found

    Ảnh hưởng của nhiệt độ định hình gel đến một số tính chất lý hóa của chả cá làm từ thịt vụn redfish (Sebastes marinus) xay

    Get PDF
    Hai chế độ nhiệt độ lạnh (0-4°C) và nhiệt độ phòng (18-20°C) được nghiên cứu định hình gel trong chả cá làm từ 3 loại thịt vụn redfish xay (loại tươi, loại đã bảo quản đông một tháng và loại đã bảo quản đông sáu tháng, ký hiệu lần lượt là NLT, BQ1 và BQ6). Kết quả đánh giá một số tính chất lý hóa của chả cá đã được chỉ ra. Chế độ định hình gel 18-20°C cho sản lượng hấp chín thấp nhất (86,3±1,7%) ở mẫu chả cá làm từ thịt vụn redfish xay BQ6. Nhiệt độ định hình không ảnh hưởng đáng kể tới độ trắng, hàm ẩm và hàm lượng lipid của chả cá, nhưng lại tạo ra sự khác biệt về pH và thành phần phospholipid của sản phẩm chả cá làm từ thịt redfish xay BQ1. Mặc dù điểm cảm quan độ dai của chả cá chưa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về ảnh hưởng của hai chế độ nhiệt độ định hình (77-83 điểm, 68-71 điểm, và 64-67 điểm tương ứng với điểm cảm quan độ dai của chả cá từ thịt redfish xay NLT, BQ1 và BQ6); nhưng các giá trị đo cho thấy chế độ nhiệt độ định hình 18-20°C có thể tạo cho chả cá từ nguyên liệu NLT giá trị lực cắt và lực phá vỡ cao hơn so với chế độ nhiệt độ định hình 0-4°C

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA DẠNG GIỚI TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

    Get PDF
    This paper evaluates the impact of board gender diversity on the performance of 170 non-financial corporations listed on the Vietnamese stock market over the period 2010-2015. Research findings show that gender diversity, as measured by the proportion and number of female directors on the board, has a positive influence on firm performance. Moreover, we found robust evidence that the boards of directors with three or more female members may exert a stronger positive effect on firm performance than boards with two or fewer female members.Bài nghiên cứu này xem xét tác động của sự đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị (HĐQT) đến thành quả hoạt động của 170 doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự đa dạng giới tính được đo lường thông qua tỉ lệ thành viên nữ và số lượng nữ giới trong Hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả phân tích thực nghiệm còn cho thấy rằng Hội đồng quản trị có từ ba thành viên nữ trở lên sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực hơn đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp so với khi Hội đồng quản trị chỉ có từ hai thành viên trở xuống

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa – cá – vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá – vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao.Từ khóa: Bố Trạch, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đa

    VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh điểm đến là phạm trù đa diện được cấu thành bởi tổ hợp các yếu tố gồm điều kiện tài nguyên, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ chế chính sách quản lý điểm đến du lịch... Sử dụng số liệu điều tra với 696 chuyên gia gồm các nhà quản lý và doanh nghiệp, và mô hình phương trình cấu trúc, nghiên cứu này đã xác định 7 nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả cho thấy các nhân tố: hoạt động quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh an toàn và các tài nguyên du lịch tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Thừa Thiên Huế. Các nhân tố giá cả, tài nguyên du lịch văn hóa và các dịch vụ du lịch không giải thích một cách có ý nghĩa đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Do vậy, các nỗ lực cải thiện hoạt động quản lý điểm đến theo hướng định vị và củng cố thương hiệu điểm đến dựa trên các lợi thế tài nguyên, khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ sung sẽ là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, điểm đến du lịch, tài nguyên du lịch, quản lý điểm đến, mô hình phương trình cấu trúc Abstract: Tourist destination competitiveness is a multidimensional concept consisting of many factors such as tourism resources, tourism infrastructure, management strategies, etc. Using survey data with 696 tourism experts, government officers, and practitioners, and applying structural equation modeling, this study identifies 7 factors of Thua Thien Hue tourism destination competitiveness. The results indicate that three factors: management activities, safety and security, and tourism natural resources have statistically significant influence on the competitiveness. The other factors including cultural tourism, tourism services, and its price level are not statistically significant. This indicates that the efforts of Thua Thien Hue tourism management should aim at destination positioning and branding based on the province’s tourism comparative advantages and differentiating tourism products and value-added services. These are the strategic solutions to enhance Thua Thien Hue tourist destination competitiveness.Keywords: competitiveness, tourist destination, tourism resources, destination management, structural equation modeling

    THIẾT KẾ CẤU TRÚC NHẰM TĂNG CƯỜNG BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA PEROXIDASE Ở CÂY DỪA CẠN (CATHARANTHUS ROSEUS (L.) G. Don) CHUYỂN GEN

    Get PDF
    Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) là loài cây dược liệu qu. có khả năng sản xuất alkaloid có giá trị dược liệu cao, trong đó vinblastine và vincristine có tác dụng điều trị ung thư máu, tuy nhiên hàm lượng vinblastine và vincristine trong cây dừa cạn rất thấp. Peroxidase là enzyme chìa khóa trong con đường sinh tổng hợp các terpenoid alkaloid indole (TIA) ở cây dừa cạn, có chức năng xúc tác trong phản ứng tạo tiền chất cho sự tổng hợp vinblastine và vincristine. Nghiên cứu biểu hiện mạnh gen mã hóa peroxidase (CrPrx) để tăng cường hoạt động của peroxidase nhằm cải thiện hàm lượng vinblastine và vincristine trong cây dừa cạn được chúng tôi quan tâm. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả thiết kế vector chuyển gen chứa cấu trúc mang gen CrPrx phân lập từ cây dừa cạn. Vector chuyển gen pBI121-CrPrx được thiết kế từ kỹ thuật thu nhận gen CrPrx từ vector tái tổ hợp pBT-CrPrx, tạo vector tái tổ hợp pRTRA7/3-CrPrx, thu nhận cấu trúc CrPrxcmyc- KDEL, ghép nối tạo vector chuyển gen pBI121-CrPrx. Vector chuyển gen pBI121-CrPrx được dòng hóa trong A. tumefaciens và lây nhiễm vào dừa cạn qua nách lá mầm. Trong 666 mẫu biến nạp có 197 mẫu tạo chồi, 65 mẫu có chồi kéo dài trên môi trường chọn lọc bằng kháng sinh kanamycin, thu được 15 cây T0 phát triển trên giá thể và 7 cây dừa cạn chuyển gen ở thế hệ T0 cho kết quả PCR nhân bản đoạn promoter 35S. Kết quả thiết kế cấu trúc mang gen chuyển hoàn chỉnh (cassette) và tăng cường biểu hiện gen mã hóa enzyme chìa khóa sẽ quyết định sự thành công của kỹ thuật tạo cây dừa cạn biến đổi gen có hàm lượng alkaloid cao

    Phân tích biểu hiện gen GmNAC085 dưới ảnh hưởng của xử lý mất nước và muối ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720

    Get PDF
    NAC transcription factors (NAC TFs) are important regulatory factors in plant response to drought and salt which are the two osmotic stresses seriously affecting plant production. In our previous studies, GmNAC085 was confirmed as a drought-responsive gene in shoots and roots of soybeans. In this study, expression of GmNAC085 under osmotic stresses was examined in drought-tolerant soybean DT51. 12-day-old plants were dehydrated or treated with salt for 0 h, 2 h and 10 h. Our results shown that under dehydration, the expression of GmNAC085 significantly increased in both shoots and roots, especially in shoots. More specifically, its expression was elevated 30-fold in shoots and 5-fold in roots at 2 h; at 10 h, its expression was elevated 260-fold in shoot and 8-fold in root of DT51; in MTD720, expression was elevated 15-fold and 28-fold in root, 499-fold and 494-fold in shoot tissues at 2h and 10h, respectively. Similarly, under salt treatment at 2h and 10h, the expression of GmNAC085 was up-regulated in both shoots and roots. The expression of GmNAC085 was elevated 35-fold and 656-fold in shoots, 2-fold and 14-fold in root of DT51, respectively; meanwhile, in MTD720, expression was elevated 10-fold and 377-fold in shoots, 5-fold and 26-fold in roots. Therefore, GmNAC085 was considered to be not only drought-responsive but also abiotic stress-responsive. GmNAC085 is a potential gene for genetic engineering to improve stress tolerance in soybean and other crops.Các yếu tố phiên mã NAC là tác nhân điều hòa quan trọng trong phản ứng của thực vật để đáp ứng với hạn hán và mặn, hai yếu tố stress thẩm thấu ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất cây đậu tương. Trong nghiên cứu trước của chúng tôi, GmNAC085 đã được xác định là gen điều hòa tiềm năng liên quan đến tính chịu hạn ở cả mô rễ và chồi của đậu tương. Trong nghiên cứu này, sự biểu hiện của gen GmNAC085 được tiếp tục đánh giá ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720 dưới các điều kiện xử lý stress thẩm thấu khác biệt. Cây 12 ngày tuổi được xử lý mất nước và mặn ở 0 giờ, 2 giờ và 10 giờ. Kết quả cho thấy, khi mất nước, sự biểu hiện của gen tăng rất nhiều lần ở cả chồi và rễ, đặc biệt là ở chồi. Cụ thể, đối với giống DT51, gen có biểu hiện tăng 30 lần ở chồi và 5 lần ở rễ tại 2 giờ; tương tự tăng 260 lần ở chồi và 8 lần ở rễ khi xử lý 10 giờ; ở giống MTD720 là 15 lần và 28 lần ở rễ, 499 lần và 494 lần ở chồi lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ. Tương tự, khi xử lý mặn lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ, GmNAC085 biểu hiện tăng cường ở cả mô chồi và rễ. Gen biểu hiện tăng 35 lần và 656 lần ở chồi, 2 lần và 14 lần ở rễ của DT51 sau xử lý 2 giờ và 10 giờ. Trong khi đó, ở MTD720 là 10 lần và 377 lần ở chồi, 5 lần và 26 lần ở rễ. Kết quả này cho thấy GmNAC085 không chỉ liên quan đến đáp ứng hạn ở cây đậu tương mà còn liên quan đến một số phản ứng đáp ứng tác nhân vô sinh khác. Vì vậy, GmNAC085 là gen tiềm năng cho phương pháp chuyển gen nhằm tăng tính chống chịu ở đậu tương nói riêng và cây nông nghiệp nói chung

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết
    corecore