248 research outputs found

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NỀN ĐÊ SÔNG HỒNG KHU VỰC HÀ NỘI VÀ CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN

    Get PDF
    Geological engineering characteristic of Red River dyke basement in Hanoi and concerning geological hazardsSeries of problems of infiltration and seepage deformation, as well as slope failure of river band and dike of Red River in Hanoi has made the administators and people to be fearful. In history, dike breaks have occurred in many places, influencing on the social-economic situation of the region. The major cause of the above geological hazards isengineering geological conditions of the dyke foundation. This paper presents analysis on the formation and geological engineering properties of the Quaternary sediment near Red River, especially dyke foundation in Hanoi. Simultaneously, the paper have marked out some of the geological hazards such as infiltration, seepage deformation in the flood, dyke slope slide, settle of the dyke surface and the cracks extend from dyke to the river bank. These information are useful tothe administrator to defend dyke in flood season

    ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ CỰC ĐẠI PONTRYAGIN TRONG TỐI ƯU TẦN SỐ DAO ĐỘNG TỰ DO CỦA TRỤC CHỊU XOẮN

    Get PDF
    Trong bài báo này, bài toán tối ưu tần số dao động tự do của trục chịu xoắn sử dụng nguyên lý cực đại Pontryagin, một nguyên lý điều khiển tối ưu, được trình bày. Trong đó, biến điều khiển là đường kính của các đoạn trục, hàm mục tiêu chứa các tần số dao động tự do của trục. Các biến đổi trong bài báo cho phép xác định dấu của hệ số tỉ lệ trong điều kiện cần tối ưu của bài toán. Cấu hình tối ưu và tần số tối ưu của trục được khảo sát với các trường hợp tối ưu tần số thứ nhất và thứ hai

    ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA LOÀI THIÊN MÔN CHÙM (ASPARAGUS RACEMOSUS WILD.) TẠI TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Thông qua các thông số về hình thái lá, hoa, quả, và rễ củ, các tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus). Mặt khác, để tăng độ tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc phân tử của loài thực vật này để xác định các thông số về di truyền học thực vật gồm (1) Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự ITS1, mẫu phân tích (Analysis sample-AS) xếp gọn giữa taxa Asparagus racemosus GU474426 và taxa A. racemosus KR215620 đã được công bố trên GenBank với độ tin cậy (bootstrap) 99%; mẫu AS và taxa Asparagus cochinchinensis JN171595 và taxa A. cochinchinensis JN171599 xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau; (2) Trong cây phả hệ vùng trình tự matK, mẫu AS xếp chung nhóm với loài Asparagus rcemosus KR215620 với độ tin cậy (bootstrap) 64%; mẫu AS và loài Asparagus cochinchinensis xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau. Như vậy, loài thực vật thuộc chi Măng tây phân bố tự nhiên tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.).Từ khóa: Thiên môn chùm, cấu trúc phân tử, Gia Lai, Việt Na

    NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH PHÂN CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Công tác dự báo cháy rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý cháy rừng ở từng địa phương. Việc sử dụng phương pháp dự báo bằng các số liệu, thông tin thời tiết, khí hậu của nhiều năm về trước cho thấy các phương pháp vẫn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp và bất cập với tình hình thực tiễn cháy rừng hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã hiệu chỉnh lượng mưa ý nghĩa phục vụ công tác dự báo cháy rừng từ ao = 6mm (mức chỉ số trước đây hiện đang áp dụng tại tỉnh Quảng Bình) lên ao = 7mm – 8mm. Thang phân cấp dự báo cháy rừng trong đó các chỉ số dự báo và khoảng cách các cấp đã được hiệu chỉnh được sử dụng nhằm tăng độ chính xác, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cháy rừng ở địa phương

    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM Achlya bisexualis NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THÂM CANH

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Kết quả cho thấy A. bisexualis phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 28 - 33oC. Vi nấm có thể phát triển nhanh ở pH 6-8. Các chủng có thể phát triển đến độ mặn 1,5%. Vi nấm sử dụng carbohydrat gồm glucose, maltose, mannose, sucrose và arabinose. A. bisexualis cho phản ứng với nitrite 5mM nhưng không phản ứng với nitrite 43 mM

    ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHÁY RỪNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
     Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất. Nghiên cứu đã sử dụng kênh nhiệt tháng 4 năm 2003 và 2016 của ảnh Landsat để tính toán nhiệt độ bề mặt đất ở tỉnh Quảng Bình thông qua độ phát xạ. Phương pháp này thay thế việc sử dụng một hệ số phát xạ chung cho toàn khu vực của các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được so sánh, kiểm chứng với kết quả nhiệt độ bề mặt đất tính theo phương pháp sử dụng hệ số phát xạ chung cho các đối tượng điển hình để đánh giá độ chính xác. Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi và ngưỡng nhiệt độ bề mặt khu vực nghiên cứu có sự biến đổi đáng kể năm 2016 so với năm 2006. Nghiên cứu là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp thích ứng và ứng phó nhằm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu tác động lên khu vực, đặc biệt là trong công tác phòng cháy, theo dõi và giám sát cháy rừng

    NHÂN GIỐNG IN VIVO CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày các nghiên cứu về nhân giống cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng kỹ thuật giâm hom và gieo hạt. Hom giâm trước khi xử lý chất kích thích sinh trưởng đã được ngâm trong dung dịch diệt nấm Benlat-C 0,1 %. Kết quả cho thấy sau 4 tháng hom giâm bắt đầu nảy chồi và sau 6 tháng đã xuất hiện rễ. Trong đó, xử lý bằng Auxin Indole acetic acid (IAA) nồng độ 1250 mg/L cho kết quả tốt nhất đối với hom đầu ngọn (23,45 % nảy chồi và 5,56 % xuất hiện rễ), IAA nồng độ 1000 mg/L thích hợp cho hom đoạn thân (51,84 % nảy chồi và 52,22 % xuất hiện rễ). Ở trường hợp gieo hạt, tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt được đối với hạt có độ thuần 78 % sau 30 ngày gieo là 28 % khi được xử lý nhiệt trong khoảng 40–45 °C trong 8 giờ. Giá thể có thành phần 89 % đất cát + 10 % phân chuồng + 1 % lân cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính gốc lần lượt là 100 %, 7,98 cm và 0,27 cm.Từ khóa: bách bệnh, giâm hom, gieo hạt, nhân giốn

    Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các loài tảo làm thức ăn và mật độ ương ấu trùng phù hợp cho cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Trong thí nghiệm 1, ấu trùng cầu gai (2,0 con/mL) được cho ăn kết hợp các loài tảo khác nhau với 4 nghiệm thức (NT): Nannochloropsis oculata+Chaetoceros gracillis (N+C), N. oculata+ Thalassiosira sp. (N+T), Thalassiosira sp.+C. gracillis (T+C) và N. oculata +Thalassiosira sp.+ C. gracillis (N+T+C). Sau 25 ngày,  tỷ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (60±1,5%) là ở NT (N+T+C) và thấp nhất (40±4,6%) là ở NT N+C.Tăng trưởng về chiều dài tổng (TL), chiều dài thân (BL) và chiều rộng thân (MDL) của ấu trùng ở NT (N+T+C) khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    Tổng hợp vật liệu bằng phương pháp phản ứng nổ và tính chất của LaPO4:Eu kích thước nanomet

    Get PDF
    Eu (III) -doped LaPO4 nanophosphors were prepared via combustion synthesis using urea as fuel and metal nitrates as precursor. Structures, morphologies, and photoluminescent properties of the LaPO4:Eu were studied by X-ray diffraction, scanning electron microscopy, photoluminescent and excitation photoluminescent spectra. The average diameters for the phosphor particles are 5-20 nm. The effects of Eu(III) doping process and heating temperature on structure and optical properties of nanophosphors have been investigated. LaPO4:Eu phosphors show the intense peak at 594 nm corresponding to the 5D0-7F1 transition of Eu (III) in inversion symmetry sites

    Biocontrol activity of Vibrio parahaemolyticusNT7 isolated from the shrimp acute hepatopancreatic necrosis syndrome (Ahpns) by Bacillus polyfermenticusF27 isolated from perionyx excavatus

    Get PDF
    cute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome -AHPNSof cultured shrimp was first detected in China in 2009 and caused huge damage to shrimp farming in many countries including Vietnam. This study investigates the ability to inhibit Vibrio parahaemolyticuswhich causes hepatopancreatic necrosis of some Bacillusstrains. V. parahaemolyticusNT7 of this research was isolated from a white leg shrimp sample with hepatopancreatic necrosis in Ninh Thuan province and identified by biochemical methods. By the cross-steak and well-diffusion methods, the selected strain Bacillus polyfermenticusF27 showsthe largest diameter of 18.50 mm resistance to V.parahaemolyticus NT7.B. polyfermenticus F27strain caninhibitV. parahaemolyticus NT7. Besides, B. polyfermenticusF27 inhibits V. parahaemolyticusNT7 with co-cultured experiment and does not cause hemolysis. It is also safe for white leg shrimp seed with a 100% survival rate of the experimental treatments. The result of LD50 examination when infecting V.parahaemolyticus NT7 to white leg shrimp seed is 105CFU/ml. Through the host protectioncapability assessment of B. polyfermenticusF27, we found that itcanprotect white leg shrimp seed from V. parahaemolyticus.The findings show that strains of B. polyfermenticusF27 have the potential to produce probiotics for controland preventionof EMS/AHPNS of shrimps
    corecore