132 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ĐỘ ĐẠM THÔ LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA THỎ LAI

    Get PDF
    Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng sinh sản trên thỏ lai được nuôi với khẩu phần cỏ lông tây  và rau lang có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Năm nghiệm thức là các mức độ CP trong khẩu phần từ 27, 29, 31, 33 và 35g/con/ngày, với 3 lần lặp lại và có 2 thỏ cái cho mỗi đơn vị thí nghiệm. Kết quả của 2 lứa cho thấy  lượng DM tiêu thụ hàng ngày tăng có ý nghĩa thống kê (

    Nghiên cứu sự thay thế protein của khô dầu dừa trong khẩu phần đến tăng trọng và năng suất thịt của gà Sao

    Get PDF
    Một nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự thay thế protein ở khô dầu dừa cho protein của khẩu phần thức ăn hỗn hợp trên tăng trọng, chất lượng thân thịt và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại trên 150 gà Sao 28 ngày tuổi. 5 nghiệm thức là 5 mức độ protein khô dầu dừa tương ứng 0, 7.5, 15, 22.5 và 30% thay thế lượng protein của khẩu phần thức ăn hỗn hợp. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 gà và thí nghiệm được tiến hành trong 10 tuần. Kết quả lượng DM, OM và CP tiêu thụ không có sự biến động (p>0,05) giữa các nghiệm thức, trong khi lượng EE và ME tiêu thụ cao hơn có ý nghĩa thống kê (

    Khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao chiết sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) trên một số vi khuẩn kháng kháng sinh

    Get PDF
    Sâm Xuyên Đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) (MS) là một loài sâm quý của Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu, MS chứa nhiều hoạt chất liên quan đến khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống béo phì, giảm đường huyết, hạ mỡ máu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động kháng khuẩn của cao chiết ethanol củ MS (MSE) trên 5 chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Kết quả cho thấy, MSE ở các nồng độ khác nhau từ 100 đến 800 mg/ml có hiệu quả ức chế rất thấp đến trực khuẩn E. coli và S. paucimobilis. Ngược lại, MSE lại có tác động ức chế mạnh lên 3 chủng vi khuẩn kháng rộng S. aureus, B. cepacia và P. aeruginosa (đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt đạt 27,83 mm; 24,83 mm và 18,83mm tại nồng độ 800 mg/ml). B. cepacia, S. aureus và P. aeruginosa đều có giá trị MIC 12,5mg/ml và MBC 50mg/ml. S.s paucimobilis và E. coli có MIC tại 25mg/ml. S. paucimobilis có MBC tại 100mg/ml; E. coli có MBC tại 200mg/ml

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH MANH TRÀNG CỦA THỎ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ SINH KHÍ VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở IN VITRO

    Get PDF
    Nghiên cứu ứng dụng dịch manh tràng của thỏ để thực hiện đánh giá sự sinh khí và tỷ lệ tiêu hóa một số thức ăn phổ biến cho thỏ ở in vitro tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy dịch manh tràng của của thỏ có tiềm năng sử dụng để đánh giá tốt sự sinh khí và tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. Lượng khí sinh ra (ml/gOM) có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ tiêu hóa in vitro (%OMD) với R2 = 0.80. Chúng tôi có kết luận là dịch manh trành của thỏ có thể dùng để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa và sự sinh khí ở in vitro, và phương pháp sinh khí có thể ước lượng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn vì đơn giản, ít tốn kém, khắc phục được sai số trong tiêu hóa thức ăn ở in vitro. Các loại thức ăn như cỏ lông tây, địa cúc, bìm bìm, rau muống, đậu lá nhỏ, đậu lá lớn, rau lang, lá bông cải, lá bắp cải, cải bắc thảo, lá rau muống, tấm, lúa, cám, thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã đậu nành là thức ăn tốt dùng nuôi thỏ có nhiều triển vọng

    Initial micropropagation strawberryFragaria annaninaL. from seed

    Get PDF
    In this study, we propagate shoots ofFragaria ananassa L.in vitrofrom seed by some kinds of cytokinin including BA (0.2-1.2 mg/L) or 2-ip (0.2-1.2 mg/L) or kinetin (0.2-1.2 mg/L). After 4 weeks, shoots are changed into root medium as MS ½ with IAA 0.5 mg/L and activated carbon 2.0 g/L in vitroor Kelp fertilizer (0-1.5 %) ex vitro. The maximum number of shoots is obtained in the basal MS supplemented with BA 0.6 mg/L. In in vitroculture, formation of roots are grown on MS ½ with IAA 0.5 mg/L, activated carbon 2.0 g/L. In ex vitroculture, formation of roots are the best on Kelp fertilizer 0,5%

    CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình

    Xử lý nước thải từ hầm ủ biogas bằng ao thâm canh tảo Spirulina sp.

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành trên hai mô hình ao thâm canh tảo Spirulina sp. vận hành ở thời gian lưu nước (HRT) 3 ngày và 5 ngày để đánh giá hiệu suất làm giảm nồng độ chất hữu cơ và tái sử dụng các dưỡng chất trong nước thải hầm ủ biogas tạo sinh khối tảo. Nước thải từ hầm ủ biogas được lắng 30 phút, pha loãng với nước máy ở tỉ lệ 1 : 1 để giảm bớt nồng độ chất ô nhiễm và độ màu trước khi đưa vào ao tảo. Ở HRT 5 ngày, kết quả phân tích cho thấy nồng độ BOD5, COD, TKN, TP, N-NH4+ và tổng Coliform trong nước thải đầu ra sau khi thu sinh khối tảo giảm lần lượt là 73,78%, 74,07%, 95,71%, 83,08%, 99,4% và » 100%; ở HRT 3 ngày thì BOD5, COD, TKN, TP, N-NH4+ và tổng Coliformgiảm 61,76%, 61,78%, 95,13%, 67,43%, 98,45%, và » 100%. Giữa hai thời gian lưu nước, nồng độ các chỉ tiêu BOD5, COD và TP trong nước thải đầu ra khác biệt có ý nghĩa (5%); còn các chỉ tiêu TKN, N-NH4+ và tổng Coliform không khác biệt có ý nghĩa (5%). Xét về mặt sinh khối, hàm lượng Chlorophyll trong ao HRT 5 ngày là 2.369,18 ± 436,52 mg/L cao hơn so với ao HRT 3 ngày đạt 1.078,68 ± 320,53 mg/L (

    Đặc điểm phân bố, hình thái và giải phẫu của loài dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte) thu tại vùng núi tỉnh an giang

    Get PDF
    Dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (V. Tiegh.) Lec.) với tên gọi dân gian tại các tình vùng đồng bằng sông Cửu Long là Mộc bá huê, chúng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau theo các kinh nghiệm truyền miệng của người dân sinh sống tại đây. Dó đất hình cầu là loài ký sinh bắt buộc với phần rễ của một số cây lâu năm và được tìm thấy với số lượng rất ít ở vùng núi An Giang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài B. latisepala. Kết quả nghiên cứu cho thấy, B. latisepala có hoa phân tính, ra hoa vào tháng 10-12 và chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Cấm, núi Tô và núi Dài thuộc tỉnh An Giang. B. latisepala có củ phân nhánh, toàn cây có màu vàng đặc trưng với bề mặt củ có màu vàng sẫm, phát hoa và lá có màu vàng nhạt. Vi phẫu củ, phát hoa, lá của B. latisepala được ghi nhận có nhiều bó libe – gỗ và khối nhựa màu cam nâu

    COPPER HEXACYANOFERRATE (II): SYNTHESIS, CHARACTERIZATION, AND CESIUM, STRONTIUM ADSORBENT APPLICATION

    Get PDF
    Low-cost nanoscale copper hexacyanoferrate (CuHF), a good selective adsorbent for cesium (Cs+) removal, was prepared using the chemical co-precipitation method. Fourier transform infrared spectroscopy (FTIR), X-ray diffraction (XRD), energy-dispersive X-ray spectroscopy (EDS), and high-resolution transmission electron microscopy (HR-TEM) were conducted to determine the CuHF morphology. Copper hexacyanoferrate, Cu13[Fe(CN)6]14.(2K).10H2O, has a cubic structure (space group F-43m) in the range of 10-30 nm and a Brunauer-Emmett-Teller (BET) surface area of 462.42 m2/g. The removal of Cs+ and Sr2+ is dependent on pH; the maximum adsorption capacity (qmax) of CuHF is achieved at a pH = 6. From the Langmuir model, qmax = 143.95 mg/g for Cs+ and 79.26 mg/g for Sr2+, respectively. At high concentrations, Na+, Ca2+, and K+ ions have very little effect on Cs+ removal, and Na+ and K+ ions have a higher affinity for removing Sr2+ than Ca2+ at all concentrations. CuHF has a high affinity for alkaline cations in the order: Cs+ > K+ > Na+ > Ca2+ > Sr2+, as proposed and discussed
    corecore