LÊN MEN LACTIC TẠO ĐỒ UỐNG GIÀU PROBIOTIC TỪ THANH LONG RUỘT TRẮNG (Hylocereus undatus)

Abstract

Dragon fruit (Hylocereus undatus), a tropical fruit, is rich in valuable nutrients such as vitamins, minerals, and fiber. Therefore, this fruit can be considered as a suitable source for the growth of lactic acid bacteria. In Vietnam, dragon fruit is directly consumed or used for the production of alcoholic fermented beverages. In this study, the juice was fermented by using Lactobacillus acidophilus to fabricate beverages rich in probiotics to diversify the products. The optimal culture conditions are as follows: pH 6.0, initial cell density of lactic acid bacteria 4.8 × 107 (CFU/mL), dry matter concentration 16 °Bx, and fermentation time 72 h. The product consists of 10 log (or 2.5 × 1010 CFU/mL) of L. acidophilus. The survival of probiotics in fermented dragon fruit juice remains at 94.39% after 2 h in the simulated gastric fluid medium and 77.19% after 4 h in the simulated intestinal fluid medium. After 21 days of storage at 4 °C, the viable count of probiotics decreased to 9.91 log.Thanh long (Hylocereus undatus) là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, giàu vitamin, khoáng và chất xơ. Đây là nguồn cơ chất rất phù hợp cho vi khuẩn lactic sinh trưởng. Hiện tại ở Việt Nam, thanh long chủ yếu được sử dụng trực tiếp ở dạng quả tươi hoặc lên men tạo rượu. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên dịch quả thanh long trắng được lên men lactic bằng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus ATCC 4356 nhằm tạo đồ uống lên men giàu lợi khuẩn, hướng đến đa dạng hóa các sản phẩm từ nguyên liệu thanh long ruột trắng. Các thông số lên men được khảo sát bao gồm nồng độ chất khô, pH, tỉ lệ giống cấy và thời gian lên men. Đồng thời, sức sống của lợi khuẩn theo thời gian bảo quản và khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt ở hệ tiêu hóa cũng được theo dõi. Kết quả cho thấy, ở các điều kiện lên men bao gồm nồng độ chất khô 16 °Bx, pH 6,0, tỉ lệ giống cấy 4% (v/v) tương ứng mật độ ban đầu là 4,8 × 107 CFU/mL, thời gian lên men phù hợp nhất là 72 giờ. Sản phẩm có mật độ lợi khuẩn đạt 10,4 log tương ứng với 2,5 × 1010 CFU/mL). Lợi khuẩn trong dịch lên men có khả năng sống sót 94,39% sau 2 giờ ở dịch dạ dày nhân tạo (SGJ, pH 2,0) và 77,19% sau 4 giờ ở dịch ruột nhân tạo (SIF). Sau thời gian bảo quản 21 ngày ở 4 °C, mật độ lợi khuẩn giảm còn 9,91 log

    Similar works