NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ONG CĂNG - Terapon jarbua (Forsskal, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2016 và 2017. Mẫu vật sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ngoài thực địa vào tháng 6/2016 (Đợt 1) và tháng 12/2016 (Đợt 2) bằng cách sử dụng lưới Surber (kích thước 50 cm x 50 cm, kích thước mắt lưới 0,2 mm) cho mẫu định lượng và vợt tay, vợt ao cho mẫu định tính. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Phù du ở suối tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.Kết quả phân tích và định loại mẫu vật đã xác định được 28 loài thuộc 19 giống của 9 họ thuộc bộ Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài. Tiếp đến là họ Heptageniidae với 5 loài; các họ Leptophlebiidae, Ephemerellidae, Caenidae, Ephemeridae, Polymitacryidae, Teloganellidae và Teloganodidae có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài. Trong đợt 1 (thuộc mùa mưa), đã xác định được 19 loài, thuộc 13 giống của 6 họ trong bộ Phù du. Trong đợt 2 (thuộc mùa khô), đã xác định được 21 loài thuộc 16 giống của 9 họ trong bộ Phù du. Ba họ: Polymiatacryidae, Teloganellidae,and Teloganodiae chỉ thu được trong mùa khô mà không thu được trong mùa mưa.Nghiên cứu đã xác định được 28 loài Phù du thuộc 4 nhóm dinh dưỡng chức năng: nhóm thu gom, nhóm cào nạo, nhóm ăn thịt và nhóm cắt xé, trong đó nhóm thu gom và nhóm cào nạo chiếm ưu thế.Cá ong căng được thu thập trong 2 năm 2015 và 2016 ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với 342 cá thể khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, khối lượng ở các vùng sinh thái đầm phá. Cá được bảo quản trong dung dịch Formalin 10% và đưa về phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học phân tích đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng. Kết quả phân tích cho thấy cá có kích cỡ biến động từ 2,6 – 32,3 cm, khối lượng từ 0,4 – 540,0 g/con. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng được biểu thị:với  R2 = 0,923. Kết quả cũng cho thấy, thành phần thức ăn của cá ong căng trong đường tiêu hóa bao gồm cả động và thực vật phù du, các mùn bã và các loài cá nhỏ khác. Đây là là loài cá ăn tạp và dữ, chúng cả các loài cá khác. Phân tích thành phần thức ăn có: 34 loại thức ăn khác nhau, thuộc 8 nhóm thủy sinh vật và mùn bã hữu cơ. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài thuộc ngành tảo Silic (chiếm 32,35%), tiếp đến là ngành chân khớp (chiếm 17,65 %), giun đốt và động vật có dây sống cùng chiếm 11,76 %, ngành tảo Lam và Động vật thân mềm đều chiếm 8,82%, tảo Lục chiếm 5,88%

    Similar works