MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH

Abstract

Tóm tắt. Diện tích cao su của tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 đạt 12.642 ha, trong đó cao su tiểu điền đạt 7335,6 ha; Phân bố chủ yếu ở 5 huyện (Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Tuyên Hóa và Quảng Ninh), trong đó Bố Trạch là huyện có tỷ lệ diện tích cao su tiểu điền lớn nhất. Cao su tiểu điền được trồng chủ yếu  theo Chương trình 327, dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp (ĐDHNN). Trên toàn tỉnh có 9 giống đã được đưa vào cơ cấu trồng trọt: RRIM600, GT1, PB235, PB255, PB260, RRIV2, RRIV4, RRIC121 và VM515. Trải qua nhiều năm sinh trưởng, phát triển một số giống đã thể hiện sự thích ứng tốt với điều kiện  của vùng, một số giống đã đưa vào khai thác và bước đầu đưa lại hiệu quả kinh tế khá cho các nông hộ trồng cao su như giống RRIM600. Một số đặc tính tốt của các giống như chiều cao dưới cành thấp, chống đổ ngã tốt, vanh thân và năng suất cá thể tương đối cao. Hàm lượng mủ khô (DRC) khá cao trong suốt thời gian thu hoạch, bệnh loét sọc mặt cạo, khô miệng cạo, rụng lá phấn trắng và bệnh héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Việc xem xét đánh giá các giống đang trồng cần được tiếp tục để làm cơ sở cho việc đề xuất về cơ cấu giống cho việc phát triển cao su trong tương lai

    Similar works

    Full text

    thumbnail-image