MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỘNG LỰC TRẦM TÍCH LƠ LỬNG TRONG MÙA LŨ TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ CỬA SÔNG HẬU

Abstract

Land-ocean interactions in the coastal zone are severely influenced by tidal processces. In regions of high sediment discharge like the coast of Hau river estuary, these processes are even more significant when we analyse data in flood season (September) - which belongs to Agreement of Cooperation in Science and Technology between Vietnam and US (2013-2015) and project VAST-DLT.06/15-16 (2015-2016). Our goal is to investigate the sedimentation  processes. Additionally, we investigated the influence of the tidal currents in relation to the suspended sediment. Salinity (PSU - Practical salinity unit), suspended sediment concentration (NTU - Nephelometric Turbidity Units) were measured by Compac-CTD (Depth temperature conductivity chlorophyll turbidity) and OBS-3A (Turbidity and Temperature Monitoring System) instruments. The results show that the suspended sediment concentration (SSC) correlate with tidal current velocities. The tidal current velocities are up to 60 cm/s near the surface and 40 cm/s near the bottom, increasing SSC in the water column at bottom layer (24 NTU) and decreasing SSC at surface layer (8 NTU). Processes of sediment transport and deposition in flood tide in flood season are influenced by tidal currents more significantly than those in dry season. This leads to an asymmetry of the tidal ellipses and the different deposition between seasons. The analytical results imply the influence of tide and tidal currents on SSC in the coast of Hau river estuary, hence, the spread, sea water and fresh water mixing processes have difference during tidal phases and seasons.Các mối tương tác biển - đất liền trong vùng ven bờ bị chi phối chủ yếu bởi các quá trình thủy động lực như sóng, dòng chảy, lưu lượng nước sông, thủy triều trong đó thủy triều đóng vai trò quan trọng. Tại các khu vực có lưu lượng phù sa lớn như vùng ven biển sông Hậu, các quá trình này càng trở nên rõ rệt khi phân tích từ số liệu khảo sát trong thời kỳ mùa lũ (tháng 9) thuộc chương trình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2013 - 2015) và đề tài độc lập mã số VAST-ĐLT.06/15-16 (2015 - 2016). Trong chuyến khảo sát này, mục đích là điều tra sự lắng đọng và phân bố theo không gian, thời gian của hàm lượng trầm tích lơ lửng. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát ảnh hưởng của dòng triều trong mối tương quan với hàm lượng trầm tích lơ lửng. Độ muối (đơn vị PSU - Practical Salinity Unit), hàm lượng trầm tích lơ lửng (đơn vị đo NTU - Nephelometric Turbidity Units) được đo bằng thiết bị Compac-CTD (Depth temperature conductivity chlorophyll turbidity), và thiết bị đo độ đục OBS-3A (Turbidity and Temperature Monitoring System). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng trầm tích lơ lửng tương quan với vận tốc dòng chảy. Tốc độ dòng chảy khi triều lên đến 60 cm/s ở lớp mặt và 40 cm/s ở đáy tạo nên sự tăng nồng độ trầm tích lơ lửng trong cột nước ở tầng đáy 24 NTU và 8 NTU tại tầng mặt. Trong pha triều lên, quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích lơ lửng bị chi phối bởi dòng triều dài hơn so với mùa khô. Điều này cho thấy sự bất đối xứng của elip thủy triều và dẫn đến sự lắng đọng trầm tích lơ lửng trong các mùa là khác nhau. Từ kết quả phân tích có thể thấy vùng biển ven bờ cửa sông Hậu, hàm lượng trầm tích lơ lửng chịu sự chi phối bởi dòng chảy triều và thủy triều là rất lớn, do đó quá trình lan truyền, xáo trộn nước sông và biển có sự khác biệt đáng kể trong các điều kiện triều và điều kiện mùa

    Similar works