ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ KHÍ OXY THẤP VÀ NỒNG ĐỘ KHÍ CACBONNIC CAO TRONG MÔI TRƯỜNG BẢO QUẢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ ỚT TƯƠI

Abstract

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát đơn yếu tố ảnh hưởng của nồng độ khí O2 thấp (2 –  8 %) và nồng độ khí CO2 cao (2 – 8 %) so với điều kiện môi trường, đến những diễn biến sinh lí và sự biến đổi sinh hóa của quả ớt trong quá trình bảo quản. Tiến hành 9 thí nghiệm đồng thời trên hệ thống thiết bị CA đa chức năng, có thể điều khiển giảm sát độc lập các thông số theo yêu cầu thực nghiệm, trong đó gồm 4 thí nghiệm nồng độ khí O2 thấp (2 %, 4 %, 6 %, 8 %), 4 thí nghiệm có nồng độ khí CO2 cao (2 %, 4 %, 6 %, 8 %) và một thí nghiệm đối chứng ở điều kiện môi trường cùng điều kiện bảo quản (10 ± 0,5 oC, độ ẩm 90 ± 2 %). 9 mẫu thí nghiệm đồng nhất với cùng chế độ sơ chế xử lí nguyên liệu với 3 kg/mẫu, thời gian khảo sát trong 24 ngày với chu kì lấy mẫu 8 ngày/lần, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng gồm hàm lượng đường TS (%), hàm lượng axit hữu cơ TS (%), hàm lượng vitamin C (mg/kg) và chất lượng cảm quan (điểm). Kết quả đã xác định được miền biến thiên phù hợp ở nồng độ khí O2 trong khoảng 2 % ≤ NO2 6 %  hoặc nồng độ khí CO2 2 % NO2 8 % là có hiệu ứng tích cực đến khả năng kiềm hãm sự già hóa để kéo dài thời gian bảo quản quả ớt tươi. Kết quả này làm cơ sở làm cơ sở thiết lập mô hình thực nghiệm đa yếu tố để xác định được chế độ tối ưu bảo quản quả ớt bằng phương pháp CA

    Similar works