The TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA Vibrio spp. PHÂN LẬP TỪ NƯỚC NUÔI THỦY SẢN Ở MỘT SỐ KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM

Abstract

Antibiotic resistance is a serious global problem, especially in aquaculture. In this study, we evaluated the antibiotic resistance of Vibrio spp. isolated from aquaculture water in shrimp and fish farming areas of five provinces of Northern Vietnam. There were 86 bacterial samples isolated, belonging to four species of Vibrio sp., in which V. parahaemolyticus and V. alginolyticus were the two most widespread species on selective TCBS và ChroMagarTMVibrio media. These bacterial samples were used to evaluate their resistance to 13 antibiotics with the agar plate diffusion method according to CLSI standards. The results show that these samples have a very high rate of resistance to ampicillin (100%), amoxicillin (98.84%), streptomycin (84.88%), and oxytetracycline (69.77%); the lowest resistance rate is to phenicol antibiotics: chloramphenicol (32.56%) and florfenicol (31.4%). The multiple antibiotic resistance (MAR) indices were recorded from 0.15 to 1.0. Two isolates were resistant to all 13 antibiotics. The bacterial isolates from aquaculture water of the five areas have a high resistant rate (100%) from four to eight antibiotics. This result suggests a relationship between antibiotic resistance of the bacterial strains and the current use of antibiotics in aquaculture, and this is one of the important bases for developing strategies and plans on the use and control of antibiotics in aquaculture in the localities.Kháng kháng sinh là một vấn đề nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu, đặc biệt là trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá tính kháng kháng sinh của Vibrio spp. phân lập từ nước nuôi thủy sản tại vùng nuôi tôm, cá của năm tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đã có 86 mẫu vi khuẩn được phân lập bao gồm bốn loài Vibrio sp. trong đó phổ biến là V. parahaemolyticus và V. alginolyticus trên môi trường chọn lọc TCBS và ChroMagarTMVibrio. Các mẫu vi khuẩn này đã được sử dụng để đánh giá tính kháng của chúng đối với 13 loại kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch theo tiêu chuẩn CLSI. Kết quả cho thấy các mẫu này có tỉ lệ kháng rất cao với ampicillin (100%), amoxicillin (98,84%), streptomycin (84,88%), oxytetracyline (69,77%) và tỉ lệ kháng thấp nhất với nhóm kháng sinh phenicol bao gồm chloramphenicol (32,56%) và florfenicol (31,4%). Chỉ số đa kháng (MAR) được ghi nhận từ 0,15 đến 1,0; hai mẫu vi khuẩn kháng với tất cả 13 loại kháng sinh. Các vi khuẩn phân lập từ năm khu vực thu mẫu nước nuôi thuỷ sản đều có tỉ lệ kháng 100% từ bốn đến tám loại kháng sinh. Kết quả này cho thấy rằng có mối liên hệ giữa tính kháng kháng sinh ở các chủng vi khuẩn với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi thuỷ sản hiện nay và đây là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng các chiến lược và kế hoạch sử dụng và kiểm soát thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản tại các địa phương

    Similar works