ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI KỲ THU CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TỶ LỆ PHÂN GIẢI Ở DẠ CỎ BÒ CỦA CÂY NGÔ HQ2000 TRỒNG TRÊN VÙNG CÁT PHA Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

This study consisted of two experiments. Experiment 1 determined the yield and chemical composition of maize cut at kernel milking (CSU), doughing (CSA), and denting (RNG) stages. The results show that the highest yield at the CSA stage and the dry matter (DM) content tend to increase, but crude protein, neutral detergent fibre, and acid detergent fibre tend to decrease when the development stages are extended (p < 0.05). Experiment 2 determined the in sacco degradability of maize cut in the three stages as experiment 1 for four cows with a cannula. The findings reveal that the DM degradation rate of maize cut at different stages is not significantly different (p > 0.05), but the fermentation time of CSU maize in the rumen is shorter than that of CSA and RNG maize. The effective degradation rate of at different rumen exit rates is not different regarding the harvested stages (p > 0.05). The metabolisable energy (ME) of RNG maize is similar to that of the CSA maize but higher than that of the CSU maize (p < 0.05). Therefore, it is advisable to harvest HQ2000 maize at the doughing stage.Nghiên cứu này gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1 xác định năng suất và thành phần hoá học của ngô cắt lúc chín sữa (CSU), chín sáp (CSA) và răng ngựa (RNG). Kết quả cho thấy, năng suất cao nhất lúc chín sữa và hàm lượng chất khô có xu hướng tăng, nhưng protein thô, xơ không hoà tan trong chất tẩy trung tính và xơ không hoà tan trong chất tẩy axit có xu hướng giảm khi kéo dài thời gian thu cắt (p < 0,05). Thí nghiệm 2 xác định tỷ lệ phân giải dạ cỏ của ngô cắt theo ba thời kỳ như thí nghiệm 1 trên bốn con bò đặt cannula dạ cỏ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phân giải chất khô của ngô cắt ở các thời kỳ không sai khác có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhưng thời gian lên men ở dạ cỏ của ngô CSU ngắn hơn của ngô CSA và của ngô RNG. Tỷ lệ phân giải hữu hiệu ở các tốc độ thoát qua dạ cỏ khác nhau không khác giữa các thời điểm thu cắt (p > 0,05). Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của ngô RNG giống của ngô CSA và cao hơn của ngô CSU (p < 0,05). Vì vậy, nên thu cắt ngô HQ2000 khi hạt vào kỳ chín sáp

    Similar works