14 research outputs found

    Chẩn đoán bệnh “cúm cần” ở vịt bằng phương pháp thử nghiệm trên chuột bạch

    Get PDF
    Trong những năm gần đây, nhiều vịt bị chết do một bệnh mới xuất hiện được người nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long gọi là bệnh “cúm cần”. Bệnh có các triệu chứng phổ biến như liệt cổ, liệt mí mắt, liệt cánh và không có bệnh tích điển hình, tương tự bệnh “cổ mềm” do nhiễm độc tố thần kinh của vi khuẩn Clostridium botulinum (botulin) đã được mô tả trước đây ở Hoa Kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, chúng tôi đã tiến hành thu thập và kiểm tra 50 mẫu huyết thanh của vịt có triệu chứng như mô tả ở trên để chẩn đoán bằng phương pháp thử nghiệm gây chết chuột bạch theo mô tả của CDC (1998). Những bệnh phẩm huyết thanh không xử lý hoặc đã được xứ lý nhiệt được tiêm vào xoang bụng cho 2 nhóm chuột bạch và theo dõi triệu chứng trong vòng 7 ngày. Kết quả cho thấy có 37/50 mẫu bệnh phẩm huyết thanh không xử lý nhiệt đã gây chết chuột, chiếm tỷ lệ 74%, trong khi tất cả mẫu huyết thanh đã xử lý nhiệt đều không gây chết chuột thí nghiệm. Chuột thí nghiệm trước khi chết thường có các triệu chứng ủ rủ, kém vận động, khó thở và liệt hai chi sau. Những chuột chết sau khi tiêm huyết thanh vịt bệnh thấy có bệnh tích xuất huyết ở bề mặt gan (86,05%), phổi (83,72%), và ở tim (72,09%)). Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy bệnh “cúm cần” trên vịt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khả năng là do bị nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum

    NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA INDIRUBIN-3'-OXIME VÀ VIÊN NANG VINDOXIM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

    Get PDF
    Indirubin-3'-oxime, là sản phẩm bán tổng hợp trực tiếp từ bột chàm giàu indirubin, có khả năng ức chế enzym cyclin-dependent kinases (CDKs) và gây ra quá trình tự chết của một số dòng tế bào ung thư ở người. Từ indirubin-3'-oxime, thực phẩm chức năng VINDOXIM đã được bào chế để loại bỏ các tác nhân gây ung thư, thúc đẩy sự tự chết của các tế bào ung thư và sử dụng cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nghiên cứu độc tính cấp của indirubin-3'-oxim trên chuột nhắt trắng chủng Swiss qua đường uống đã xác định hoạt chất indirubin-3'-oxime gần như không độc với LD50 liều gây chết 50 % chuột thí nghiệm) có giá trị 12,0 g mẫu thử/kg chuột. Liều dưới liều chết (LD0) được xác định là 10,0 g/kg chuột. Thử độc tính bán trường diễn, sau khi cho thỏ uống hỗn dịch thuốc VINDOXIM liên tục trong 28 ngày với mức liều 7,2 mg hoạt chất (0,036 viên)/kg thỏ/ngày và 21,6 mg (0,108 viên)/kg thỏ/ngày, toàn bộ thỏ thí nghiệm ở nhóm chứng và 2 nhóm thử tăng cân đều và không có sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng, về chỉ sinh hóa và huyết học thỏ giữa nhóm chứng và các nhóm uống thuốc (p 0,05). Trong 4 tuần liên tục, tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt rõ rệt so với nhóm chứng. Quan sát đại thể, không nhận thấy sự bất thường về màu sắc và hình dạng bên ngoài của các tổ chức tim, gan, thận, phổi và hệ tiêu hóa giữa các thỏ nhóm chứng và 2 nhóm thử sau thí nghiệm

    Phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum trên ốc bươu (Pila conica) và cua đồng (Somanniathelplusa sinensis) tại thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Kiên Giang

    Get PDF
    135 mẫu ốc bươu (90) và cua đồng (45) được lấy trên ruộng lúa tại một số huyện thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2016. Mẫu được nuôi cấy phân lập trên môi trường cooked-meat medium v môi trường thạch máu trong điều kiện yếm khí và vi khuẩn Clostridium spp được định danh bằng phương pháp nhuộm Gram kết hợp với bộ phản ứng sinh hóa  API 20A. Kết quả cho thấy, Clostridium spp phân lập được từ 15,56% số mẫu khảo sát (21/135). Trong đó, tỷ lệ vi khuẩn phân lập từ ốc bươu chiếm 18,89% (17/90) và từ cua đồng là 8,89% (4/45). Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum trên ốc bươu là 2,22% (2/90) và trên cua đồng là 4,44% (2/45). Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của 21 mẫu vi khuẩn Clostridium spp phân lập được với 5 loại kháng sinh gồm doxycycline, norfloxacin, marbofloxacin, florfenicol và fosfomycine cho thấy các phân lập vi khuẩn này nhạy hoàn toàn (100%) với các kháng sinh thử nghiệm

    CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Bài báo này đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2015–2019 tại địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS để xử lý số liệu. Diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 124,79 ha. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp diễn ra ở tất cả các xã của huyện nhưng chủ yếu tập trung tại các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Lợi và Quảng An. Năm yếu tố chính ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, bao gồm: (i) Yếu tố xã hội, (ii) Cơ sở vật chất nông nghiệp, (iii) Khí hậu, (iv) Thu nhập từ nông nghiệp và (v) Chính sách trong nông nghiệp. Trong đó, Thu nhập từ nông nghiệp là yếu tố có tác động lớn nhất

    Tình hình bệnh dịch tả heo Châu Phi và đặc điểm di truyền của virus gây bệnh ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) xảy ra lần đầu tiên ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vào tháng 7/2019 và nhanh chóng lây lan khắp 18/18 xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ và kiểu gene của virus gây bệnh ASF. Kết quả điều tra hồi cứu thông qua các số liệu được thu thập từ các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền cho thấy tỷ lệ các cơ sở xuất hiện ASF là 29,85% và tỷ lệ heo bị tiêu hủy là 27,37%. Có sự khác biệt về tỷ lệ tiêu hủy theo loại heo, trong đó tỷ lệ tiêu hủy cao trên heo giống sinh sản, cao nhất là trên heo đực giống (100%), kế đến là heo nái (34,24%), heo thịt (26,83%) và thấp nhất là heo con (24,96%). Đặc điểm di truyền của virus ASF lưu hành tại huyện Phú Tân được khảo sát trên cơ sở một phần của đoạn gene B646L (p72) của 4 chủng virus đại diện, kết quả cho thấy đoạn gene p72 của 4 chủng virus được phát hiện tại huyện Phú Tân tương đồng 100% với đoạn gene tương ứng của các chủng virus đã được phát hiện trước đó tại Việt Nam, Trung Quốc và cùng thuộc genotype II
    corecore