55 research outputs found

    Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tăng lợi nhuận tài chính trong sản xuất lúa nhờ vào giảm dần sử dụng vật tư so với sản xuất theo tập quán của nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời khái quát hóa những hạn chế mà nông dân gặp phải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy ứng dụng gói kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm (1P5G). Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 thông qua phỏng vấn 555 hộ nông dân tại 6 tỉnh thâm canh lúa cao bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang và Sóc Trăng. Dùng kiểm định t – test phi tham số để so sánh sự khác biệt lượng đầu vào giữa các nhóm nông hộ thực hiện mô hình sản xuất giảm đầu tư và mô hình sản xuất theo tập quán. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình sản xuất giảm đầu tư có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ sản xuất theo tập quán. Tuy nhiên, hiện nay việc thâm canh lúa đang đối mặt với tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều trong bối cảnh biến đổi khí hậu; do đó, phần lớn nông dân đang sản xuất theo tập quán, sử dụng nhiều nông dược. Hơn nữa, thiếu tiếp cận kỹ thuật mới là một trong các nguyên nhân cản trở nông dân giảm sử dụng vật tư trong sản xuất lúa. Các chính sách và biện pháp khuyến nông cần được đẩy mạnh, trong đó cần thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật 1P5G nhằm thay đổi nhận thức và thuyết phục nông dân canh tác giảm sử dụng vật tư để giảm chi phí sản xuất

    Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá bằng hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả theo phương pháp ước lượng một bước. Dữ liệu từ 470 nông hộ trồng lúa được phân tích bằng phần mềm Frontier 4.1. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018 đạt ở mức khá lần lượt là 77,9% và 82,8% . Giá lúa giống (vụ Hè Thu), giá phân bón (vụ Đông Xuân) và chi phí thuốc nông dược trong cả hai mùa vụ tác động làm giảm lợi nhuận. Các yếu tố về đặc điểm hộ có ý nghĩa đến lợi nhuận gồm: tuổi, kinh nghiệm, trình độ học vấn của người quản lý hộ, mức độ tham gia tập huấn, số lao động gia đình tham gia sản xuất lúa. Bên cạnh đó, đối tượng thu mua lúa, hình thức thanh toán tiền vật tư nông nghiệp và nhóm giống lúa gieo sạ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Để gia tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở ĐBSCL, việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào tương ứng với giá cả thị trường, lựa chọn hợp lý kênh phân phối sản phẩm đầu ra phù hợp và cải thiện đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ cần được chú trọng

    Cải thiện đặc tính bất lợi của đất phèn nhiễm mặn và năng suất lúa qua sử dụng phân hữu cơ và vôi trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện tính chất bất lợi của đất phèn nhiễm mặn, thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm trồng lúa trong chậu được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại của 6 nghiệm thức bao gồm đối chứng chỉ bón phân vô cơ. Các nghiệm thức sử dụng phân bón bao gồm phân hữu cơ (với liều lượng 5 tấn/ha phân hữu cơ bã bùn mía, 5 tấn/ha Bio Pro, bón kết hợp hoặc không với 500 kg CaCO3/ha), và chỉ bón vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ kết hợp với vôi giúp gia tăng độ pH của đất, giảm độc chất nhôm, giảm phần trăm natri trao đổi trên phức hệ hấp thu, đồng thời gia tăng hàm lượng đạm và lân hữu dụng trong đất, tăng khả năng chống chịu mặn của cây lúa. Từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất trên đất phèn nhiễm mặn. Dựa trên các kết quả khả quan của nghiên cứu này, cần triển khai thêm ở thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra kết quả và đưa ra các khuyến cáo thực tế

    BẢO MẬT LỚP VẬT LÝ TRONG MẠNG KHÔNG DÂY

    Get PDF
    In this paper, we present an approach for wireless security based on physical layer. The basic principle of physical layer secrecy (PHY Secrecy) is ensuring secure information transmission in the the system that consists of illegal receiver without using any coding solution on application layer. Applying this approach, we evaluate the physical layer secrecy performance of MISO (Multi Input-Single Output) system that consists of double antennas transmitter and single antenna receiver in the presence of a single antenna passive eavesdropper’s over heterogeneous fading channels Rayleigh/Rician. We evaluate, analyse secrecy capacity, existence probability of secrecy capacity and secrecy outage probability and verify the numerical results with Monte-Carlo simulation results. Our results have presented the utility of using physical layer secrecy to enhance the secrecy performance of wireless networks.Trong bài báo này, chúng tôi trình bày cách tiếp cận để giải quyết vấn đề bảo mật trong mạng không dây ở lớp vật lý. Để áp dụng các cách tiếp cận này, chúng tôi xét mô hình mạng truyền thông không dây MISO (Multi Input-Single Output) có nhiễu giả và sử dụng kênh truyền không đồng nhất Rayleigh/Rician. Để đánh giá hiệu năng bảo mật của mô hình, chúng tôi phân tích, đánh giá các yếu tố: dung lượng bảo mật, xác suất bảo mật, xác suất dừng bảo mật của hệ thống và kiểm chứng kết quả tính toán với kết quả mô phỏng theo phương pháp Monte-Carlo. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tính khả thi của việc triển khai bảo mật ở lớp vật lý trong mạng không dây và đánh giá được hiệu năng bảo mật của mô hình đề xuất

    Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm (Litopenaeus vannamei)

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm thẻ Litopenaeus vannamei)” được thực hiện nhằm sản xuất bột giàu đạm amin từ protein vỏ đầu tôm. Kết quả khảo sát  (nguyên liệu thô ban đầu cho thấy hàm lượng protein tổng số và ẩm độ của vỏ đầu tôm thẻ nguyên liệu lần lượt là 15,31% và 74,78%, và dịch trích bromelain từ vỏ khóm có hoạt tính đặc hiệu là 10,68 U.mg - 1. Việc khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian và pH đến quá trình thủy phân protein vỏ đầu tôm cho thấy rằng 2 gram cơ chất vỏ đầu tôm được thủy phân bằng bromelain (10,68 U.mg – 1) từ vỏ khóm trong môi trường dung dịch đệm phosphate pH 8, nhiệt độ 450C trong 4 giờ là điều kiện thích hợp với hàm lượng đạm amin và đạm ammoniac sinh ra lần lượt là 4,679 ± 0,101 mgN/mL và 0,256 mgN/mL. Kết quả phân tích khối lượng phân tử protein bằng phương pháp điện di SDS - PAGE cũng cho thấy phần lớn protein vỏ đầu tôm được thủy phân hiệu quả bởi bromelain vỏ khóm và tạo ra sản phẩm thủy phân với những đoạn polypeptide ngắn có khối lượng phân tử phần lớn nhỏ hơn 14,4 kDa

    TUYỂN CHỌN VÀ TỐI ƯU HÓA VI KHUẨN KỴ KHÍ SINH TỔNG HỢP ENZYME CELLULASE TRÊN CƠ CHẤT BỘT GIẤY

    Get PDF
    Những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất enzyme cellulase từ vi khuẩn như chọn dòng vi khuẩn, tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy và chọn lọc nguồn cơ chất đã được tiến hành nghiên cứu. 37 dòng vi khuẩn kỵ khí được đem khảo sát hoạt tính trên môi trường Delafield cải tiến, với việc sử dụng bột giấy lọc Whatman làm cơ chất. Kết quả chọn dòng cho thấy vi khuẩn VK52 cho đường kính vòng tròn thủy phân lớn nhất (20,5 mm) trên môi trường nhuộm Congo-Red. Các điều kiện tối ưu cho việc sinh enzyme của vi khuẩn VK52 được xác định là tại pH 8, nhiệt độ 300C và 4 ngày nuôi với môi trường nuôi cấy được bổ sung hàm lượng dịch trích nấm men là 0,4%. Nghiên cứu cũng thể hiện rằng với điều kiện nuôi cấy như trên, bột giấy và bột cellulose là hai cơ chất tốt nhất cho sự sinh enzyme celluase từ vi khuẩn VK52 mặc dù hoạt tính enzyme cũng được thể hiện trên cơ chất bột cellulose, bột rơm, bã mía và vỏ trấu

    Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 pha tạp Cr3+

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo và tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 (viết tắt PZT 82,5/17,5) pha tạp Cr3+. Mẫu được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền thống kết hợp nghiền lần một trên máy nghiền hành tinh PM 400/2  các oxýt ban đầu và bột PZT sau khi nung sơ bộ với các nồng độ khác nhau của Cr2O3 cùng với xử lý bằng sóng siêu âm công suất ở môi trường ethanol thay nghiền lần hai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp gốm bằng cải tiến như trên là có hiệu quả và chỉ tốn một nửa thời gian. Các mẫu thu được đều có cấu trúc perovskite thuần túy và pha mặt thoi; mật độ gốm ρ= 7.22-7,48 g/cm3; hệ số phẩm chất cơ học Qm = 32- 306; hằng số điện môi tỉ đối e/e0 = 343-690; hệ số liên kết điện cơ theo dao động bán kính kp = 0,11- 0,22; hệ số liên kết điện cơ dao động theo chiều dày kt = 0,11- 0,23; hệ số tổn hao điện môi tgd ≤ 0,21

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân hủy protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ được thu tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập các dòng vi khuẩn (VK) có khả năng phân huỷ protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ; và khảo sát ảnh hưởng của VK lên sự sống sót của trùn quế (Perionyx excavates). Mẫu rác thải hữu cơ được thu từ các chợ, quán ăn và các hộ gia đình để phân lập VK có khả năng tiết enzyme protease và cellulase. Kết quả phân lập được 58 dòng VK. Trong đó, 46 dòng có khả năng tiết ra enzyme protease và 12 dòng có khả năng tiết enzyme cellulase. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy thịt vụn, cá vụn và rau cải thừa đã tuyển chọn được 6 dòng VK có tiềm năng là pAT3, pPT, pTVC3, cAT1, cTA1 và cCR. Năm dòng VK được định danh sử dụng phương pháp sinh học phân tử ở vùng gene 16S rRNA và xác định đến mức độ loài và 1 dòng chưa được định danh. Sáu dòng VK này giúp giảm mùi hôi của rác phân hủy và không ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của trùn quế trong điều kiện phòng thí nghiệm
    corecore