37 research outputs found

    HIỆU QUẢ XỬ LÝ RƠM RẠ VÀ PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI CHÂU THÀNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiệu quả của việc xử lý rơm rạ và vùi vào đất và sử dụng phân hữu cơ từ bùn ao nuôi cá trong cải thiện năng suất lúa và một số đặc tính đất tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên: 1) Đối chứng, chỉ sử dụng phân vô cơ theo khuyến cáo (80-30-30); 2) Rơm rạ sau thu hoạch được rãi trên ruộng, tươ?i nấm Trichoderma sp. và cày vùi vào đất kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo; 3) Một tấn phân hư?u cơ được ủ từ bùn thải đáy ao nuôi cá  kết hợp 75% phân vô cơ theo khuyến cáo; 4) Rơm rạ sau khi thu hoạch được trãi trên ruộng và đốt kết hợp phân vô cơ theo khuyến cáo; 5) Chỉ sử dụng một tấn phân hữu cơ. Kết quả cho thấy vùi rơm rạ co? xư? ly? nấm Trichoderma, đốt rơm rạ kết hợp với phân vô cơ khuyến cáo giúp tăng hàm lượng chất hữu cơ, N hữu cơ dễ phân hủy và N hữu dụng trong đất có ý nghĩa. Mật số nấm tăng cao, mật số xạ khuẩn phân hủy cellulose có khuynh hướng tăng, nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất lúa ở nghiệm thức đốt rơm rạ không khác biệt so với vùi rơm rạ co? xư? ly? nấm Trichoderma, nhưng cao khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Do đó biện pháp vùi rơm rạ có xử lý Trichoderma và đốt rơm rạ kết hợp với phân vô cơ lượng thấp có triển vọng tốt trong cải thiện khả năng cung cấp N từ đất và giúp tăng năng suất lúa.

    HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ BẢ BÙN MÍA TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA, LÝ ĐẤT TRỒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR) SPRENG) TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ bả bùn mía (HC) đến một số đặc tính hóa, lý đất bạc màu vùng triền núi tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho khả năng phát triển cây Gấc sử dụng cho sản xuất dược liệu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm Haplic Acrisols. Thí nghiệm được thực hiện với ba mức bón phân HC (0, 5 và 10 kg/cây), bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân HC ở mức 10 kg/cây đã cải thiện đáng kể hàm lượng lân (P) dễ tiêu trong đất. Các mức bón 5 và 10 kg HC/cây đã giúp gia tăng hàm lượng cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân HC. Chỉ số độ bền cấu trúc đất tăng từ 34 đến 48 và 77 khi đất được bón phân HC tương ứng với các mức 5 và 10 kg / cây

    CHấT LƯợNG CHấT HữU CƠ Và KHả NăNG CUNG CấP ĐạM CủA ĐấT THÂM CANH LúA BA Vụ Và LUÂN CANH LúA - MàU

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình. Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của luân canh cây màu trên đất ruộng lúa thâm canh ba vụ đối với chất lượng chất hữu cơ, khả năng cung cấp đạm (N) hữu dụng của đất và năng suất lúa trồng sau vụ luân canh. Kết quả thí nghiệm ghi nhận năng suất lúa cao khác biệt có ý nghĩa khi đất lúa được luân canh với bắp rau hoặc đậu xanh. Giai đoạn cuối vụ màu đầu vụ canh tác lúa, đất luân canh cây trồng cạn có sự gia tăng sự tích lũy thành phần chất mùn trẻ, dễ di động MHA (mobile humic acid) và N hữu cơ dễ phân hủy. Khả năng khoáng hóa N cũng tăng cao ở đất luân canh so với đất thâm canh ba vụ lúa liên tục. Kết quả sử dụng đồng vị 15N trong phân Urea cung cấp cho lúa đã cho thấy tổng lượng N được lúa hấp thu từ đất sau khi canh tác với bắp rau hoặc đậu xanh đều cao hơn nghiệm thức canh tác lúa liên tục, tương ứng với kết quả khảo sát tốc độ khoáng hóa, cung cấp N hữu dụng từ đất giữa các mô hình

    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO DIATOM (CHAETOCEROS CALCITRANS) DƯỚI SỰ TƯƠNG TÁC CỦA ĐẤT VÀ NƯỚC TRONG AO ARTEMIA

    Get PDF
    Tảo Chaetoceros Calcitrans được xem là nguồn thức ăn có giá trị cho Artemia. Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của N, P, tỷ lệ N:P trong môi trường đất và nước của ao nuôi Artemia đến sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans. Đất thí nghiệm thu từ đất đáy ao nuôi Artemia (đất ao T2) và được để ngập trong môi trường nước biển nhân tạo (độ mặn 70?) với tỷ lệ đất: nước tương tự điều kiện thực tế đồng ruộng. Dung dịch Walne được sử dụng như dung dịch dinh dưỡng đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy nguồn dinh dưỡng N và P khuyếch tán vào môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans. Môi trường Walne có mật số tảo cao nhất (5x106 tb/ml), môi trường đất ao T2 không cung cấp dinh dưỡng mật số tảo đạt 3x106tb/ml. Mật số này nằm trong phạm vi tảo nở hoa và được xem là có hại cho Artemia. Tỷ lệ N:P trong môi trường thí nghiệm biến động trong khoảng 0,08 - 2240. Tỷ lệ  N:P nằm trong khoảng 4 ? 44 được xem là thích hợp với nhu cầu phát triển tối ưu của tảo. Nguồn dinh dưỡng N,P khuyếch tán từ đất đáy ao T2 giàu chất hữu cơ đủ cho tảo Chaetoceros calcitrans phát triển mạnh trong suốt tuần lễ đầu tiên. Trong canh tác Artemia, mối tương tác giữa đất và nước cần được quan tâm để cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho tảo phát triển.

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu nhằm xác định một số biện pháp giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa ở vùng đất canh tác ba vụ lúa trong đê bao thuộc huyện Cai Lậy ? tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được thực hiện với bốn nghiệm thức: (1) Lúa ba vụ canh tác liên tục ? nghiệm thức đối chứng (2) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần (3) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần kết hợp với bổ sung 10 tấn/ha phân hữu cơ (4) Hai vụ lúa luân canh với một vụ bắp, vụ bắp bón 10tấn/ha phân hữu cơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy lúa luân canh với một vụ bắp, bón 10 tấn/ha phân hữu cơ có thời gian phơi đất ba tuần, hoặc ba vụ lúa có bón 10 tấn/ha phân hữu cơ, trước gieo sạ lúa có thời gian phơi đất ba tuần giúp cải thiện chất hữu cơ trong đất, gia tăng hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng, lân hữu dụng so với lúa canh tác liên tục ba vụ. Các biện pháp này giúp cây lúa sinh trưởng tốt và tăng năng suất so với nghiệm thức canh tác lúa liên tục ba vụ và không bón phân hữu cơ

    Cải thiện đặc tính bất lợi của đất phèn nhiễm mặn và năng suất lúa qua sử dụng phân hữu cơ và vôi trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện tính chất bất lợi của đất phèn nhiễm mặn, thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm trồng lúa trong chậu được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại của 6 nghiệm thức bao gồm đối chứng chỉ bón phân vô cơ. Các nghiệm thức sử dụng phân bón bao gồm phân hữu cơ (với liều lượng 5 tấn/ha phân hữu cơ bã bùn mía, 5 tấn/ha Bio Pro, bón kết hợp hoặc không với 500 kg CaCO3/ha), và chỉ bón vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ kết hợp với vôi giúp gia tăng độ pH của đất, giảm độc chất nhôm, giảm phần trăm natri trao đổi trên phức hệ hấp thu, đồng thời gia tăng hàm lượng đạm và lân hữu dụng trong đất, tăng khả năng chống chịu mặn của cây lúa. Từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất trên đất phèn nhiễm mặn. Dựa trên các kết quả khả quan của nghiên cứu này, cần triển khai thêm ở thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra kết quả và đưa ra các khuyến cáo thực tế

    Đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất trên vườn cam sành (Citrus nobilis) bị bệnh vàng lá thối rễ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành phát triển rộng, gây giảm năng suất và chất lượng trái. Nghiên cứu nhằm đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất để có thể cung cấp số liệu cơ bản cho nghiên cứu biện pháp kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên cam sành. Bốn mươi mẫu đất vườn cam sành tại xã Tường Lộc và xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long được thu thập để phân tích một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất. Kết quả phân tích cho thấy mật số Fusarium spp. cao nhất trên vườn có cấp độ bệnh trung bình và nặng (

    Sự bạc màu đất đồng Bằng sông Cửu Long - Biện pháp quản lý

    Get PDF
    Sự bạc màu đất rất được quan tâm trên thế giới do tác động bất lợi đến an ninh lương thực. Sự bạc màu đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng đất thể hiện sự bạc màu đất về mặt hóa lý, và sinh học đất. Sự bạc màu đất rõ nét trong hệ thống canh tác lúa ba vụ, ruộng lúa bị mất tầng đất mặt, trên vườn cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm. Bạc màu đất do kỹ thuật canh tác và quản lý dinh dưỡng đất chưa phù hợp của nông dân như bón phân vô cơ với lượng N, P cao, không cân đối dưỡng chất, rất ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ đưa đến giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất, tăng bệnh hại phát sinh từ đất, năng suất cây trồng giảm thấp. Kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL cho thấy bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh được ủ hoai, đúng phương pháp, kết hợp bón phân vô cơ cân đối giữa N, P và K là biện pháp rất hữu hiệu giúp cải thiện và ngăn chặn sự bạc màu đất. Biện pháp quản lý này cần được phát triển. Để đạt hiệu quả cao, không chỉ riêng vai trò của các nhà khoa học đất, mà cần có sự quan tâm hành động của các nhà sản xuất phân bón, nhà quản lý nhằm góp phần thành công cho sự phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường ở ĐBSCL
    corecore