52 research outputs found

    Phân tích tác động của quảng cáo qua mạng xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của đề tài là phân tích tác động của quảng cáo qua mạng xã hội đến ý định mua sắm của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ. Đề tài tiến hành thu thập dữ liệu từ 193 người tiêu dùng sống tại thành phố Cần Thơ. Hai phương pháp phân tích chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố của quảng cáo qua mạng xã hội ảnh hưởng đến ý định mua sắm của người tiêu dùng. Trong đó, yếu tố tính tương tác – xã hội, tính giải trí và sự cho phép có tác động cùng chiều với ý định mua sắm của người tiêu dùng, trong khi yếu tố sự phiền nhiễu có tác động nghịch chiều với ý định mua sắm của người tiêu dùng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất góp phần giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả quảng cáo qua mạng xã hội

    Đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Bốn mươi hộ dân và 09 cán bộ địa phương đã được phỏng vấn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ. Phương pháp thống kê mô tả, chuyển đổi định tính sang định lượng và phân tích đa thứ bậc được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm. Việc thay đổi loại hình sản xuất được quyết định do năm yếu tố chính xếp hạng lần lượt là  (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết. Các yếu tố này có quyết định đến 87,81% quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ

    Sự hiện diện của một số gene beta-lactamase và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterohemorrhagic Escherichia coli và Enterotoxigenic Escherichia coli phân lập từ bò tại tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự đề kháng kháng sinh và tỷ lệ hiện diện gene mã hoá beta-lactamase trên 21 chủng Enterohemorrhagic Escherichia coli (EHEC) và 38 chủng Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) phân lập từ bò tại tỉnh Bến Tre. Các chủng EHEC có tỷ lệ đề kháng cao với colistin (71,43%) và ampicillin (61,90%), nhưng còn tỷ lệ nhạy cảm rất cao với doxycycline (100,00%), amikacin (95,24%). Trong 14 kiểu hình đa kháng của các chủng EHEC, phổ biến là kiểu hình Cz+Co (9,52%). Đối với ETEC, các chủng này còn nhạy cảm cao với các loại kháng sinh, nhạy cảm 100% đối với gentamicin, amikacin, levofloxacin và ofloxacin. Trong 13 kiểu hình đa kháng của các chủng ETEC, kiểu hình Am+Ac+Sm và Am+Cu+Co xuất hiện phổ biến (5,26%). Khảo sát bằng phương pháp PCR cho thấy trên các chủng EHEC và ETEC có sự hiện diện của 4/5 gene beta-lactamase được khảo sát. Gene blaampC chiếm tỷ lệ cao nhất trên EHEC, ETEC với tỷ lệ lần lượt là 57,14%, 42,11%. Không có sự hiện diện của gene blaCMY trên cả hai chủng. Có sự hình thành 3 kiểu hình kết hợp gene beta-lactamse, trong đó kiểu hình blaampC+blaTEM được ghi nhận nhiều nhất (10,17%)

    Chế tạo vật liệu nano berberine bằng phương pháp nghiền quay và khảo sát khả năng ức chế tăng sinh tế bào ung thư

    Get PDF
    Berberine (BBr) là một alkaloid khung cấu trúc isoquinoline có nguồn gốc tự nhiên, có nhiều tính chất như kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn và kháng ung thư. Tuy nhiên, do có độ sinh khả dụng thấp nên việc ứng dụng BBr vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu thực hiện nhằm chế tạo vật liệu nano BBr bằng phương pháp nghiền quay để tăng độ sinh khả dụng và thử nghiệm khả năng kháng ung thư. Tính chất vật liệu nano BBr được khảo sát bằng các phương pháp FE-SEM, TEM, DLS và XRD, kết quả cho thấy hạt nano BBr có kích thước trung bình khoảng 60 nm sau 120 giờ nghiền quay với sự hỗ trợ của bi zirconia. Vật liệu nano BBr cho thấy khả năng ức chế tăng sinh ở hai dòng tế bào ung thư vú (MCF-7) và gan (Hep G2)

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng chuyển hóa glucose thành acid gluconic

    Get PDF
    Acid gluconic được ứng dụng trong  xây dựng, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, v.v. Một số loài vi sinh vật cũng được chứng minh có khả năng sử dụng glucose để tổng hợp acid gluconic. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng chuyển hóa glucose thành acid gluconic. Hai mươi lăm dòng vi khuẩn có khả năng sử dụng glucose đã được phân lập từ các loại vỏ trái cây, trong đó, ba dòng GAB3, GBN6 và GSF5 chuyển hóa glucose (100 g/L) thành acid gluconic hiệu quả nhất trong môi trường khoáng tối thiểu có pH từ 5 đến 8 sau 5 ngày nuôi cấy. Dòng vi khuẩn GSF5 tổng hợp acid gluconic cao nhất, đạt 29,19 g/L khi được nuôi cấy trong môi trường có pH = 6. Kết quả phân tích và so sánh trình tự gen 16S-rRNA cho thấy dòng vi khuẩn GSF5 thuộc chi Staphylococcus và được định danh là Staphylococcus sp. GSF5

    Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn: Trường hợp Cà Mau và Sóc Trăng

    Get PDF
    Diễn biến xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất lớn đến hộ trồng lúa ở các tỉnh ven biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cà Mau và Sóc Trăng. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian. Kết quả chỉ ra rằng nhiều mô hình trồng lúa kết hợp như lúa cá, lúa tôm, và lúa màu được ghi nhận trên địa bàn của hai tỉnh bên cạnh mô hình chuyên canh cây lúa. Xu hướng chuyển đổi từ mô hình trồng lúa chuyên canh 2 vụ và 3 vụ sang mô hình lúa kết hợp trong điều kiện xâm nhập mặn được ghi nhận với tỉ lệ khá cao trên 50%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giữa mô hình sản xuất lúa chuyên canh và mô hình lúa kết hợp của hộ trồng lúa ở Cà Mau và Sóc Trăng bao gồm: diện tích đất, vay vốn, địa bàn và xâm nhập mặn. Trong đó, xâm nhập mặn là yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực trực tiếp đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất từ lúa chuyên canh sang lúa kết hợp. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của các tỉnh khác ở trong vùng

    Giáo trình nguyên lý hạch toán kế toán

    No full text
    192 tr.; 19 cm

    Nghiên cứu khả năng ức chế nảy mầm và tăng trưởng của các cao chiết từ cây trâm ổi (Lantana camara L.)

    Get PDF
    Trâm ổi (Lantana camara L.) là loài thực vật hoang dại được cho là có khả năng ức chế các loài thực vật lân cận trong cùng hệ sinh thái bằng cơ chế allelopathy. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế nảy mầm và tăng trưởng của cao chiết từ các bộ phận của cây trâm ổi trên đối tượng là hạt cải củ (Raphanus sativus L). Kết quả khảo sát cho thấy, các cao chiết từ cây trâm ổi có chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid, phenolic, saponin và coumarin. Hàm lượng phenolic và flavonoid được xác định có trong cao chiết từ hoa cao hơn các bộ phận khác, lần lượt là 239,13 mg GAE/g và 114,84 mg QE/g cao chiết. Khả năng ức chế nảy mầm và sự tăng trưởng của các cao chiết trâm ổi đối với hạt cải củ tăng dần theo nồng độ khảo sát và bộ phận hoa cho kết quả ức chế cao nhất. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết trâm ổi có tác động đến sự phân chia tế bào trong quá trình nguyên phân, tăng độ dày vách tế bào..
    corecore