34 research outputs found

    THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN

    Get PDF
    Kết quả điều tra đánh giá hai giống lúa mùa Một Bụi Lùn và Chín Tèo, thu 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo, mỗi dòng thu 1.000 đến 1.200 bông tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Mỗi dòng/giống chọn ra 500 bông tốt nhất để thanh lọc bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt tốt nhất đem nhân trong nhà lưới. ứng dụng kỹ thuật điện di protein giúp chọn các hạt lúa có đặc tính phẩm chất mềm cơm. Trồng đánh giá độ thuần trên đồng năm 2010 và đánh giá năng suất 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong mô hình lúa tôm vụ mùa năm 2011. Các dòng này cũng được đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh cháy lá và phẩm chất hạt. Kết quả nghiên cứu đã chọn ra Một Bụi Lùn (Một Bụi Lùn 3) và Chín Tèo (Chín Tèo 1) có độ thuần cao, mềm cơm, kháng bệnh cháy lá và năng      suất khá

    NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO CÁC GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    ứng dụng qui trình kỹ thuật điện di  SDS-PAGE protein (Bộ Nông nghiệp Nhật, 1996) để phân tích các giống lúa có nguồn gốc được thu thập từ địa phương và các dòng lai. Sau đó tiến hành thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 11 giống/dòng lúa: TPCT1, TPCT2, TPCT6, Jasmine 01, Jasmine 08, Jasmine 10, VĐ20-03, VĐ20-07, VĐ20-17, VĐ20-17 và giống Jasmine85 làm giống đối chứng, được thực hiện ở vụ Hè-Thu 2008 tại Nông trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả tất cả các giống/dòng thí nghiệm đều có mùi thơm, thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), ít bị sâu bệnh, có năng suất cao hơn giống đối chứng, có hạt gạo thon dài và chất lượng hạt gạo tốt, đạt mục tiêu đề ra.

    TÌM DẤU CHỈ THỊ PROTEIN TƯƠNG QUAN VỚI HÀM LƯỢNG PROTEIN TRÊN HẠT ĐẬU NÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI SDS-PAGE

    Get PDF
    Nhằm tuyển chọn giống đậu nành theo hướng nâng cao hàm lượng protein, đánh giá hàm lượng protein của 166 giống đậu nành bằng phương pháp Kjeldahl và phương pháp điện di protein SDS-PAGE. Kết quả ghi nhận được giống đậu nành ngoại nhập có khoảng biến thiên hàm lượng protein (34,83 ? 47,09%) cao hơn giống nội địa (31,29? 43,36%). Phương pháp điện di SDS-PAGE cho phép đánh giá được độ thuần các giống đậu nành đã được khảo sát và mối tương quan giữa hàm lượng protein với tiểu đơn vị b, acidic và basic là tương quan thuận, chọn được giống đậu nành: BA Vì và BOONE ngoài mức độ thuần còn có hàm lượng protein rất cao

    ĐáNH GIá KHả NăNG CHịU MặN Và PHẩM CHấT CủA GIốNG LúA SỏI, MộT BụI HồNG Và NàNG QUớT BIểN

    Get PDF
    Lúa mùa ở đồng bằng Sông Cửu Long phần lớn được trồng ở ven biển trong thời gian dài. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, người dân đã tận dụng nước biển để nuôi tôm, đất đai bị nhiễm mặn, do đó lúa không thể canh tác được, dịch bệnh trên tôm ngày càng trở nên phổ biến. Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra được các giống lúa có khả năng chịu được độ mặn đất cao. Thí nghiệm được tiến hành để kiểm tra khả năng chịu mặn theo phương pháp của IRRI, 1997, thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với 3 giống là Lúa Sỏi, Một Bụi Hồng và Nàng Quớt Biển, IR28 làm giống chuẩn nhiễm, Đốc Phụng làm giống chuẩn kháng. Kết quả đánh giá cấp chống chịu mặn của 5 giống lúa sau 16 ngày thử mặn, giống Đốc Phụng, Lúa Sỏi, Nàng Quớt Biển có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 12,5?, giống Một Bụi Hồng có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 10? khi giống chuẩn nhiễm IR28 ở cấp 9 (rất nhiễm)

    PHụC TRáNG GIốNG NếP CK92 Có CHấT LƯợNG TốT

    Get PDF
    Xuất phát từ nhu cầu mở rộng vùng chuyên canh nếp cho huyện Phú Tân ? An Giang, đồng thời làm đa dạng hoá các giống nếp, nhằm tạo ra được giống nếp thơm, ngon đặc trưng cho vùng. Từ giống nếp CK92 thu thập ban đầu tại địa phương, được thanh lọc và tuyển chọn bằng phương pháp điện di SDS-PAGE theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt và đã chọn được 2 dòng ưu tú. Khảo nghiệm cơ bản 2 dòng ưu tú và 1 giống đối chứng nếp CK92 địa phương tại huyện Phú Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn được dòng đạt mục tiêu năng suất cao 6,5 ? 7,5 tấn/ha, hàm lượng amylose thấp 10%, độ bền thể gel cấp 1

    PHỤC TRÁNG GIỐNG NẾP CK2003

    Get PDF
    Xuất phát từ nhu cầu mở rộng vùng chuyên canh nếp cho huyện Phú Tân ? An Giang, đồng thời làm đa dạng hóa các giống nếp, nhằm tạo ra được giống nếp thơm, ngon đặc trưng cho vùng. Giống nếp CK2003 thu thập ban đầu tại địa phương, được thanh lọc và tuyển chọn bằng phương pháp điện di SDS-PAGE theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt và đã chọn được 5 dòng ưu tú. Khảo nghiệm cơ bản 5 dòng ưu tú và 1 giống đối chứng nếp CK2003 địa phương tại huyện Phú Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn được 3 dòng đạt mục tiêu năng suất cao 6,5 ? 7,5 tấn/ha, hàm lượng amylose thấp 10%, độ bền thể gel cấp 1

    PHụC TRáNG GIốNG NếP NK2 Có CHấT LƯợNG TốT

    Get PDF
    Xuất phát từ nhu cầu mở rộng vùng chuyên canh nếp cho huyện Phú Tân ? An Giang, đồng thời làm đa dạng hoá các giống nếp, nhằm tạo ra được giống nếp thơm, ngon đặc trưng cho vùng. Từ giống nếp NK2 thu thập ban đầu tại địa phương, được thanh lọc và tuyển chọn bằng phương pháp điện di SDS-PAGE theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt và đã chọn được 5 dòng ưu tú. Khảo nghiệm cơ bản 5 dòng ưu tú và 1 giống đối chứng nếp NK2 địa phương tại huyện Phú Tân vào 2 vụ Đông Xuân 2008 - 2009, Hè Thu 2009 chọn được dòng đạt mục tiêu năng suất cao 6,5 ? 7,5 tấn/ha, hàm lượng amylose thấp 10%, độ bền thể gel cấp 1

    KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG SÂU ĐỤC TRÁI (EARIAS SPP.) CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU BẮP (ABELMOSCHUS ESCULENTUS L.)

    No full text
    Sự phản ứng của bốn giống đậu bắp VN1, ĐB1, TN75 và giống đậu bắp Địa phương đối với sự tấn công của sâu đục trái Earias spp. đã được khảo sát tại trường Đại học Cần Thơ trong suốt năm 2010. Kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa (P = 0.05) về phần trăm bị gây hại đối với nụ hoa, hoa và trái của các giống đậu bắp được thử nghiệm. Giống đậu băp Địa phương tỏ ra ưu thế hơn trước sự tấn công của Earias spp., phần trăm bị gây hại thấp trên các bộ phận nụ (2,05%), hoa (1,15%) và trái (3,12%). ĐB1 có phần trăm bị gây hại nhiều nhất trên các bô phận nụ (4,64%), hoa (4,32%) và trái (17,25%). Nghiên cứu này cho thấy giống địa phương được thử nghiệm có khả năng chống phá hoại của Earias spp. cao nhất. Trái là bộ phận bị tấn công bởi sâu đục trái nhiều hơn so với các bộ phận còn lại, có thể là do nhu cầu thực phẩm của côn trùng

    CHỌN TẠO DÒNG ĐẬU NÀNH CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN CAO, NGẮN NGÀY VÀ NĂNG SUẤT CAO

    No full text
    Nhằm mục tiêu chọn được các dòng đậu nành mới có hàm lượng protein cao, ngắn ngày và có triển vọng về năng suất. 7 tổ hợp lai đơn giữa giống đậu nành ĐH4 (TGST 75 ngày) và các giống đậu nành địa phương được thực hiện. Bằng việc kết hợp với các phân tích sinh hóa về phẩm chất hạt và chọn lọc cá thể theo hướng có hàm lượng protein cao bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE, kết quả đã chọn được 6 dòng đậu nành mới, thuần, có hàm lượng protein cao (từ 40,4% đến 43,14%) và thời gian sinh trưởng ngắn (86-87 ngày)

    Làm mất ảnh hưởng của quang kỳ trên giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào

    Get PDF
    Cây lúa mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ trổ được ở mùa vụ có thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Vì vậy, việc làm mất ảnh hưởng của quang kỳ trên các giống lúa mùa có phẩm chất thơm ngon, thích nghi tốt và chống chịu mặn là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm phục vụ cho sản xuất ở các vùng đất nhiễm mặn ở ĐBSCL. Vật liệu ban đầu là giống lúa mùa Nàng Thơm Chợ Đào (NTCĐ), bằng cách xử lý 1.000 hạt vào giai đoạn hạt nảy mầm ở nhiệt độ 500C trong suốt thời gian 5 phút. Những hạt đã xử lý (Mo) được trồng và chọn dòng đột biến từ thế hệ M1 đến M5 trong nhà lưới trong điều kiện thời gian ngày dài và ngày ngắn xen kẽ. Kết quả cho thấy xử lý nhiệt độ có tần số đột biến là 2‰, chiều dài hạt thay đổi so với giống gốc (tăng 0,1 - 0,2 mm). Tổng cộng 2 dòng lúa đột biến được chọn, mất quang kỳ, có thời gian sinh trưởng ngắn
    corecore