22 research outputs found

    XÁC ĐỊNH TỈ LỆ LÝ TƯỞNG CỦA CÁC AXIT AMIN CHỨA LƯU HUỲNH SO VỚI LYSINE TIÊU HÓA HỒI TRÀNG TIÊU CHUẨN CHO LỢN LAI THƯƠNG PHẨM GIAI ĐOẠN 30 – 50kg

    Get PDF
     Tổng số 72 cá thể lợn có khối lượng trung bình 32,9 kg được sử dụng trong nghiên cứu này. Lợn thí nghiệm được bố trí vào 6 nghiệm thức dựa vào khối lượng bắt đầu thí nghiệm với 6 lần lặp lại mỗi nghiệm thức và 2 con lợn/ô chuồng nuôi (tỉ lệ đực cái 1/1). Tổng số 6 khẩu phần đã được thiết lập trong đó khẩu phần 1-5 có 1,0% SID Lys được cố định là a-xít amin giới hạn 2. Các khẩu phần từ 1-5 có 5 mức tỉ lệ SID SAA:Lys khác nhau (50%, 55%, 60%, 65% và 70%) được tạo ra bằng cách bổ sung DL-Met. Khẩu phần 6 được thiết lập có nồng độ tất cả các loại a-xít amin đủ đáp ứng nhu cầu với 1,11% SID Lys. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu trong khẩu phần có sự khác nhau khi sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau và các model thống kê khác nhau. Trung bình cho tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu (ADG, G:F, FCR và PUN), tỉ lệ SID SAA:Lys tối ưu cho lợn 30 – 50 kg trong nghiên cứu này là 65,2%. Kết quả này cao hơn một số số liệu được công bố trong thời gian gần đây.Từ khoá: A-xít amin chứa lưu huỳnh, cysteine, lysine, methionine, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩ

    SỰ LƯU HÀNH VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA LIÊN CẦU KHUẨN (STREPTOCOCCUS SPP.) Ở LỢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỤ ĐÔNG NĂM 2015

    Get PDF
    Tóm tắt: Giám sát sự lưu hành của liên cầu khuẩn Streptococcus spp. trên lợn khỏe đã được thực hiện tại các địa bàn huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang liên cầu khuẩn (Streptococcus spp.) trong dịch chân răng lợn khỏe được đưa vào giết mổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là cao với 73,17 % (30/41 mẫu). Trong đó, tỷ lệ này ở huyện Phong Điền là    86,67 % ; ở huyện Hương Thủy là 73,3 % và 54,55 % ở thị xã Hương Trà. Những chủng Streptococcus spp. phân lập được có hiện tượng kháng cùng một lúc nhiều loại kháng sinh như penicillin và erythromycin   (100 %), tetracycline (72,09 %). Trong khi đó, các liên cầu này vẫn mẫn cảm với các loại kháng sinh oxacillin và rifampicin. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mang Streptococcus spp. cũng như tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này ở lợn nuôi tại các địa bàn lấy mẫu là đáng lưu ý. Việc định danh xác định các chủng liên cầu khuẩn gây bệnh chung giữa lợn và người chưa được tiến hành. Tuy nhiên, sự tiềm tàng cũng như tính đề kháng kháng sinh của những vi khuẩn này trên lợn đưa vào làm thức ăn cho người cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm của liên cầu khuẩn lợn và bệnh do nó gây ra. Từ khóa: Streptococcus spp., lưu hành, kháng kháng sinh, Thừa Thiên Huế

    SỬ DỤNG KỸ THUẬT PCR-RFLP TRONG NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH GEN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định đa hình các kiểu gen PSS và leptin liên quan đến chất lượng thịt lợn. Chín mẫu DNA tổng số của lợn Kiềng Sắt đã được nhận dạng kiểu gen bằng kỹ thuật RFLP-PCR với các cặp primer đặc hiệu. Kết quả nghiên cứu đa hình gen leptin cho thấy, tần số kiểu gen AA chiếm tỉ lệ cao nhất (77,78%), kiểu gen GA và GG chiếm tỉ lệ thấp (11,11%). Ngoài ra, phân tích đa hình gen PSS cũng chỉ ra rằng hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có kiểu gen đồng hợp tử NN, chỉ có 1 mẫu có kiểu gen dị hợp tử Nn. Kết quả nghiên cứu này là dữ liệu quan trọng trong công tác phát triển giống lợn Kiềng Sắt theo định hướng cho chất lượng thịt cao, đồng thời là cơ sở để đưa ra các phương án bảo tồn nguồn gen quý ở giống lợn bản địa này. Từ khóa: chất lượng thịt lợn, đa hình gen, PCR-RFLP

    SỬ DỤNG KỸ THUẬT PCR-RFLP TRONG NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH GEN LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định đa hình các kiểu gen PSS và leptin liên quan đến chất lượng thịt lợn. Chín mẫu DNA tổng số của lợn Kiềng Sắt đã được nhận dạng kiểu gen bằng kỹ thuật RFLP-PCR với các cặp primer đặc hiệu. Kết quả nghiên cứu đa hình gen leptin cho thấy, tần số kiểu gen AA chiếm tỉ lệ cao nhất (77,78%), kiểu gen GA và GG chiếm tỉ lệ thấp (11,11%). Ngoài ra, phân tích đa hình gen PSS cũng chỉ ra rằng hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có kiểu gen đồng hợp tử NN, chỉ có 1 mẫu có kiểu gen dị hợp tử Nn. Kết quả nghiên cứu này là dữ liệu quan trọng trong công tác phát triển giống lợn Kiềng Sắt theo định hướng cho chất lượng thịt cao, đồng thời là cơ sở để đưa ra các phương án bảo tồn nguồn gen quý ở giống lợn bản địa này. Từ khóa: chất lượng thịt lợn, đa hình gen, PCR-RFLP

    MATCHING INGESTIVE BEHAVIOUR OF GOATS TO LOCAL FEED RESOURCES

    No full text
    This study was undertaken to find ways of reducing the time taken by goats tobegin to eat an edible feed that they have not previously encountered. Experiment 1demonstrated that the time taken for goats (7-8 months old) to ingest an unfamiliar feed(rice straw) was shorter (4 days) when it was first offered to them in the presence offamiliar positive cues (the odor or flavor of juices extracted from previously eaten,nutritionally beneficial grasses), than if it was offered in the absence of such cues (10 days).In contrast, when the feed was offered in the presence of the odor of parasitised goat feces,the time to first ingestion was extended to 20 days. Experiment 2 showed that when sixmonthold goats were exposed to feeds they had not experienced previously (rice straw orrice bran) they did not ingest these feeds in less than 7 days. However, they commencedingesting these feeds immediately if they had been exposed to them, prior to weaning, inthe presence of their mother or another adult goat. Application of the principles of feedingbehavior, as illustrated by the present studies, to goats in Vietnam may improve theirproduction, especially when diets are changed frequently and include both familiar andunfamiliar materials.Keywords: Behavior; Diet selection; Flavor; Neophobia; Social facilitation; Goat

    MATCHING INGESTIVE BEHAVIOUR OF GOATS TO LOCAL FEED RESOURCES

    No full text
    This study was undertaken to find ways of reducing the time taken by goats tobegin to eat an edible feed that they have not previously encountered. Experiment 1demonstrated that the time taken for goats (7-8 months old) to ingest an unfamiliar feed(rice straw) was shorter (4 days) when it was first offered to them in the presence offamiliar positive cues (the odor or flavor of juices extracted from previously eaten,nutritionally beneficial grasses), than if it was offered in the absence of such cues (10 days).In contrast, when the feed was offered in the presence of the odor of parasitised goat feces,the time to first ingestion was extended to 20 days. Experiment 2 showed that when sixmonthold goats were exposed to feeds they had not experienced previously (rice straw orrice bran) they did not ingest these feeds in less than 7 days. However, they commencedingesting these feeds immediately if they had been exposed to them, prior to weaning, inthe presence of their mother or another adult goat. Application of the principles of feedingbehavior, as illustrated by the present studies, to goats in Vietnam may improve theirproduction, especially when diets are changed frequently and include both familiar andunfamiliar materials.Keywords: Behavior; Diet selection; Flavor; Neophobia; Social facilitation; Goat

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI KIỀNG SẮT Ở TỈNH QUÃNG NGÃI

    No full text
    Nghiên cứu này đã được tiến hành nhằm đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Kiềng Sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tổng số 15 con lợn cái và 3 con lợn đực Kiềng Sắt được bố trí trên 3 trang trại thí nghiệm, trong đó mỗi trại có 5 lợn cái và 1 lợn đực. Lợn nái Kiềng Sắt được theo dõi các chỉ tiêu sinh sản qua 3 lứa đẻ (lứa 1 - 3). Kết quả cho thấy lợn nái Kiềng Sắt có tuổi động dục lần đầu ở 146,87 ngày tuổi. Trọng lượng cơ thể khi động dục lần đầu là 9,77 kg. Chu kỳ động dục của lợn nái Kiềng Sắt là 21,07 ngày, thời gian kéo dài động dục trung bình là 4,84 ngày. Khi động dục lợn nái thường có biểu hiện không rõ ràng và yên tĩnh hơn so với một số giống lợn khác. Mỗi năm lợn nái Kiềng Sắt đẻ khoảng 1,96 lứa. Số con đẻ ra trên lứa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3. Trọng lượng sơ sinh trung bình là 408,15 g/con và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các lứa đẻ. Tỉ lệ lợn con sơ sinh sống sau 24 giờ khoảng 95,63%. Tỉ lệ lợn con cai sữa so với thời điểm 24 giờ sau khi sinh đạt 100%. Trọng lượng lợn con khi cai sữa ở 59,73 ngày tuổi là 3,76 kg/con. Từ khóa: lợn Kiềng Sắt, lợn bản địa, sinh sản
    corecore