42 research outputs found

    KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÀ CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ LÂN CẬN

    Get PDF
    SUMMARY Neotectonics and geological hazards in Vietnam Sea and surroundings This paper presents velocities of present-day tectonic movements in Vietnam and surroundings determined from GPS campaigns from 2007 to 2010. Absolute displacements and velocities of GPS stations in the IGS05 frame were determined. The result indicates that Lang station (LANG) moves eastward with slip rate of ~39mm/yr, southward with slip rate of ~11 mm/yr. The rate of Bach Long Vi (BLV1) is ~30mm/yr for the eastern component and ~11mm/yr for southern component. Song Tu Tay (STT1) moves eastwards with the rate of ~24mm/yr and southwards of 8mm/yr. Con Dao (CDA1) moves to the east with the rate of ~22mm/yr and to the south with the rate of ~6mm/yr. Dong Hoi (DOHO) move to the east with the rate of ~27mm/yr and to the south with the rate of ~8mm/yr. Hue (HUES) moves to the east with the rate of ~30 mm/yr and to the south with the rate of ~12mm/yr. HOCM move to the east with the rate of ~22mm/yr and to the south with the rate of ~10mm/yr. Calculate errors for both direction vary in 0.6 - 1mm/y. Based on seismic profiles, focal mechanisms and regional stress field, several fault segments in Pliocene - Quaternary sediments in East Vietnam Sea has been identified in Red River, Cuu Long and Nam Con Son basins with maximum of 15 km in length. Actual stress regimes in Vietnam and south Hainan basins being transitional demonstrate no source of large tsunami closing to Vietnam shelf. The subduction zone located at north Borneo is not active at present. Only Manila subduction zone is the source for large tsunami in East Vietnam Sea. Based on gravimetric field, topography, distribution of focal mechanisms in various depths and the rate of actual tectonic movement, 5 fault zones of the Manila subduction zone have been divided. The fault zones F3 and F4 can produce respectively maximum earthquake of 8.1 and 8.4. Modeling of displacement of fault zone F4 from the depth 15 to 20 km, 2m high of tsunami at Quang Ngai can be occurred. The depth of tsunami flood can be up to 4-5 m at some places in Quang Ngai and Da Nang

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    Xác định thông số địa chất thủy văn bằng phương pháp thực nghiệm bơm hút nước dưới đất (pumping test) tại khu công nghiệp Trà Nóc - thành phố Cần Thơ: Kết quả sơ bộ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm bơm hút nước dưới đất (NDĐ) (pumping test) tại khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ nhằm xác định sự thay đổi mực nước trong giếng quan trắc theo thời gian; từ đó xác định các thông số địa chất thủy văn (ĐCTV) cơ bản của tầng chứa nước Pleistocene giữa trên (qp2-3) như hệ số thấm (K), hệ số dẫn nước (T), hệ số nhã nước (S), chiều dầy tầng chứa nước (D). Các bước sau được thực hiện: (i) Thu thập các số liệu thứ cấp như bản đồ vị trí giếng, bản đồ ĐCTV, các thông tin về giếng (tầng chứa nước, chiều sâu); (ii) Bố trí thực nghiệm giếng bơm hút nước để đo mực nước NDĐ tại giếng quan sát trong suốt thời gian bơm. Kết quả tính toán sẽ xác định các thông số ĐCTV (K, T, S và D) tại vùng nghiên cứu theo phương pháp Theis. Kết quả này là cơ sở dữ liệu lập mô hình mô phỏng động thái NDĐ phục vụ cho quản lý và dự báo trữ lượng khai thác NDĐ. Kết quả bơm thí nghiệm tại tầng chứa nước qp2-3  xác định được hệ số thấm K = 3,465 m/giờ, hệ số nhả nước đàn hồi S = 0,003, hệ số dẫn nước T = 242,6 m2/ngày, chiều dày tầng chứa nước D = 70 m. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để so sánh và hiệu chỉnh thông số ĐCTV thứ cấp để có dữ liệu đạt độ tin cậy cao phục vụ việc lập mô hình dòng chảy NDĐ

    Tác động của việc khai thác nước dưới đất đến biến động mực nước dưới đất tại thành phố Cần Thơ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá động thái nước dưới đất (NDĐ) từ việc khai thác, sử dụng nguồn NDĐ trong giai đoạn 2000-2015; và hiểu rõ đặc điểm địa chất thủy văn của thành phố Cần Thơ (TPCT). Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho dữ liệu đầu vào để tính toán và lập mô hình mô phỏng dòng chảy NDĐ (Modflow) cho nghiên cứu tiếp theo. Các bước được thực hiện như sau: (i) Thu thập và tổng hợp các số liệu thứ cấp (năm 2000-2015) về hiện trạng khai thác và các số liệu quan trắc NDĐ; (ii) Phân tích số liệu thu thập được nhằm đánh giá động thái NDĐ; và (iii) Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng được sử dụng để số hóa các bản đồ nền nhằm thể hiện thông tin các giếng quan trắc NDĐ trên địa bàn TPCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầng chứa nư­ớc Pleistocene (qp2-3) hiện đang đ­ược khai thác, và có số lượng lỗ khoan nhiều nhất tại TPCT. Mực NDĐ của tầng này (năm 2000-2015) tụt giảm từ 1,89 đến 4,5 m, trung bình tụt giảm 3,2 m. Mực nước của tầng này có sự thay đổi tại các vị trí quan trắc. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho quy hoạch phát triển ngành
    corecore