40 research outputs found
Ảnh hưởng chu kỳ bổ sung chất chiết lá cách (Premna serratifolia L.) lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ bổ sung 2% chất chiết lá cách (Premna serratifolia) vào thức ăn lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh gan thận mủ của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 8 tuần với 3 nghiệm thức bao gồm hai nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách với nhịp bổ sung 2 tuần/tháng (tuần 1, 2 vả 5, 6); liên tục 4 tuần (tuần 1, 2, 3, 4) và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung lá cách), mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm tế bào máu, hoạt tính lysozyme, hoạt tính bổ thể và hoạt tính đại thực bào được theo dõi vào tuần thứ 2, 4 và 8 của thí nghiệm. Sau 8 tuần bổ sung lá cách, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Kết quả cho thấy cá ở các nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau đều gia tăng đáp ứng miễn dịch so với nhóm đối chứng. Nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá theo nhịp cách khoảng 2 tuần làm gia tăng chỉ tiêu huyết học và hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá. Tỉ lệ chết của cá ăn thức ăn bổ sung chiết lá cách theo nhịp 2 tuần/tháng cũng thấp hơn đối chứng..
Xác định gen kháng kháng sinh nhóm sulfonamide của Escherichia coli sinh beta-lactamases phổ rộng phân lập trên cá
Escherichia coli sinh enzyme beta-lactamases phổ rộng (ESBL-E. coli) là loài vi khuẩn gây nhiều bệnh nguy hiểm cho người và những loài động vật trên cạn. Một số nghiên cứu đã ghi nhận ESBL-E. coli xuất hiện trên cá nuôi và cá tự nhiên, điều đáng quan tâm là tỉ lệ kháng thuốc của chúng rất cao, đặc biệt đối với nhóm sulfonamide. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện và phân bố nhóm gen sul (sul1, sul2, sul3) của vi khuẩn ESBL-E. coli trên cá từ nhiều địa bàn khác nhau thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng 60 chủng vi khuẩn phân lập được từ cá tự nhiên, và mẫu cá nuôi (Pangasianodon hypophthalmus và Oreochromis sp.) ở các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp trong năm 2015 và năm 2016. Kết quả ghi nhận: (i) Tỉ lệ vi khuẩn ESBL-E.coli kháng kháng sinh nhóm sulfonamide chiếm 98,3% với giá trị MIC >32µg/ml; (ii) ESBL-E. coli phân lập từ các mẫu cá thu ở An Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp mang các gen kháng thuốc kháng sinh nhóm sulfonamide phổ biến là sul2 (35%), sul3 (10%), sul1 (5%) và một số chủng nhiễm kép 2, 3 gen là sul1 và sul2 (25%), sul2 và sul3 (10%), sul1 và sul3 (2%), sul1, sul2 và sul3 (12%)
ĐặC ĐIểM GEN CủA VI RúT GÂY BệNH ĐốM TRắNG (WHITE SPOT SYNDROME VIRUS) PHÂN LậP Từ Hệ THốNG NUÔI TÔM Sú QUảNG CANH CảI TIếN
Khảo sát sự đa dạng về đặc điểm gen của vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) ngoài tự nhiên là một trong những phương pháp tiếp cận giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm dịch tể học của loài vi rút này. Nghiên cứu phân tích số lượng của các đơn vị lặp lại (RU) nằm trên các vùng lặp lại liền kề khác nhau (VNTR) của ORF75, ORF94 và ORF125 (WSSV-TH strain; van Hulten et al., 2001) từ 326 mẫu WSSV-DNA thu từ 29 ao tôm quảng canh cải tiến. Kết quả cho thấy: (i) ORF94 xác định được 16 nhóm kiểu gen WSSV, từ 3VLL đến 18VLL. Trong đó, kiểu gen có 10 VLL (20,6%) và 11 VLL (19,8%) là những kiểu gen phổ biến nhất. (ii) ở ORF125, hiện diện 14 nhóm kiểu gen WSSV, từ 3 VLL đến 17 VLL. Trong đó, 7 VLL là kiểu gen chiếm ưu thế (24,9%); (iii) ở ORF75, vùng lặp lại kép này có 10 kiếu gen được ghi nhận, trong đó 500bp là sản phẩm khuếch đại được phát hiện nhiều nhất (51%). Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy sự tồn tại của nhiều kiểu gen WSSV khác nhau trong mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Vùng lặp lại liền kề ở ORF94, kế đó là ORF125 và ORF75 có thể được sử dụng để phân biệt các dòng WSSV phân lập từ mô hình quảng canh cải tiến.
Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số chất chiết thảo dược lên vi nấm gây bệnh trên cá lóc
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của chất chiết thảo dược đến vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của năm chất chiết thảo dược gồm cỏ lào (Chromolaena odorata), cỏ xước (Achyranthes aspera), đu đủ (Carica papaya), tía tô (Perilla frutescens) và trứng cá (Muntingia calabura) được thực hiện với vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. gây bệnh trên cá lóc. Kết quả cho thấy chất chiết tía tô có hiệu quả kháng nấm tốt hơn so với các chất chiết thảo dược còn lại. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tía tô có hiệu quả tốt nhất đối với sợi nấm và bào tử Achlya sp. và Saprolegnia sp. ở nồng độ 1,6 mg/mL sau 24 giờ. Chất chiết cỏ lào và cỏ xước có có khả năng kháng sợi nấm và bào tử ở nồng độ 3,2 mg/mL. Sợi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. vẫn phát triển khi ngâm trong chất chiết đu đủ ở các nồng độ 100, 50, 25, 12,5 and 6,4 mg/mL
Hoạt tính kháng khuẩn của một số cao chiết thảo dược kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm nuôi
Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của bảy loại chất chiết thảo dược (thầu dầu, lưỡi rắn, mật gấu, chùm ngây, lược vàng, ô rô và sài đất) với nguyên liệu được thu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của bảy loại cao chiết thảo dược được sàng lọc trên hai chủng vi khuẩn thường gây bệnh cho tôm nuôi (Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus). Kết quả ghi nhận: Bảy loại cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau, trong đó cao chiết thầu dầu (Ricinus communis L.) cho hiệu quả cao nhất với đường kính vòng vô khuẩn 17 - 18 mm, kế đến là cao chiết mật gấu (Vernonia amygdalina del.), chùm ngây (Moringa oleifera), ô rô (Acanthus ilicifolius L.) và sài đất (Wedelia calendulacea (L) Less.) với đường kính vòng vô khuẩn ở mức trung bình từ 10 - 11 mm. Ngược lại, đường kính vòng vô khuẩn thấp nhất trên cả hai chủng vi khuẩn thu được từ dịch chiết cây lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa L.) và lược vàng (Callisia fragrans) với vòng kháng khuẩn tương ứng là 7 mm và 8 mm; Kết quả cũng được xác định hiệu quả ở cao chiết thầu dầu đối với V. harveyi, V. parahaemolyticus, tương ứng với giá trị MIC và MBC là 1,25 mg/ml và 2,5 mg/ml; 2,5 mg/ml và 5,0 mg/ml
Phát hiện nhanh Streptococcus agalactiae và Streptococcus iniae từ mẫu mô cá bằng kỹ thuật duplex PCR
Nghiên cứu thực hiện nhằm phát triển quy trình duplex PCR phát hiện đồng thời hai loài vi khuẩn S. agalactiae và S. iniae gây Streptococcosis trên cá nước ngọt và mặn. Quy trình khuếch đại sản phẩm dựa trên các gen lactate oxidase (lctO) và 16s rRNA của S. iniae và S. agalactiae tương ứng tại 870 bp và 220 bp. Nghiên cứu xác định được: (i) thành phần hóa chất phản ứng bao gồm: 1 X PCR buffer; 2 mM MgCl2;250 µM dNTPs; 10 pm mồi F1; 10 pm mồi IMOD; 5 pm mồi LOX-1; 5 pm mồi LOX-2; 1,0 U Taq polymerase; 1 µL DNA S. agalactiae chiết tách; 1 µL DNA S. iniae chiết tách, tổng thể tích phản ứng là 25 µL và (ii) chu kỳ nhiệt cho phản ứng duplex PCR: 95oC trong 5 phút, tiếp theo 35 chu kỳ: 95oC trong 1 phút, 57oC trong 1 phút, 72oC trong 1 phút và cuối cùng 72oC trong 7 phút. Độ nhạy của quy trình được xác định đối với S. agalactiae là 100 cfu/mL và S. iniae là 103 cfu/mL. Qui trình duplex PCR không khuếch đại sản phẩm đặc hiệu khi kiểm tra với Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM Achlya bisexualis NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THÂM CANH
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Kết quả cho thấy A. bisexualis phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 28 - 33oC. Vi nấm có thể phát triển nhanh ở pH 6-8. Các chủng có thể phát triển đến độ mặn 1,5%. Vi nấm sử dụng carbohydrat gồm glucose, maltose, mannose, sucrose và arabinose. A. bisexualis cho phản ứng với nitrite 5mM nhưng không phản ứng với nitrite 43 mM
Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi
PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú
QUI TRÌNH NESTED-PCR PHÁT HIỆN VIRÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV) VÀ NỘI CHUẨN GIÁP XÁC MƯỜI CHÂN TRÊN NHIỀU ĐỐI TƯỢNG CẢM NHIỄM
Virút gây bệnh đốm trắng (WSSV), thuộc họ virus mới có tên gọi Nimaviridae, là một trong những nhóm tác nhân virus gây tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi tôm. Để phát hiện WSSV, kỹ thuật PCR đã được thiết lập và cho thấy khả năng ứng dụng rất tốt. Trong nghiên cứu này, qui trình nested-PCR được thiết lập có tính nhạy và tính đặc hiệu cao, cho phép phát hiện WSSV và đoạn gen của giáp xác mười chân được sử dụng như là nội chuẩn của phản ứng. Sự kết hợp này là một trong những mục tiêu hàng đầu của nghiên cứu. Mồi P1, P2, P3 và P4 (Kimura et al., 1996) và mồi Deca-20a2 và Deca-20s9 (CSIRO, 2008) được sử dụng cho phản ứng PCR hai bước. Qui trình có thể ứng dụng để phát hiện WSSV cường độ rất thấp trên nhiều loại mẫu khác nhau: (i) Vật chủ trung gian, các mẫu cường độ nhiễm thấp như cua tự nhiên, hậu ấu trùng tôm cũng được phát hiện bằng phương pháp này; (ii) phương pháp cũng cho thấy khả năng ứng dụng trong trường hợp phát hiện WSSV ở giai đoạn sớm hay giai đoạn nhiễm cường độ rất nhẹ trước khi xảy ra dịch bệnh. Xét về độ nhạy của qui trình, thử nghiệm cho kết quả có thể phát hiện WSSV trong các mẫu thử có hàm lượng ADN thấp hơn 10pg