16 research outputs found

    TUYỂN CHỌN VÀ TÁI SINH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Mười tám giống lúa thu thập được từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá khả năng chống chịu mặn bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung 0?, 4?, 6? NaCl. Kết quả cho thấy tỉ lệ cây sống, chiều cao thân, chiều dài rễ, trọng lượng khô thân lúa đều giảm mạnh khi nồng độ mặn tăng lên trong khi hàm lượng chlorophyll thay đổi không đáng kể. Bốn marker RM206, RM223, RM8094 và RM10745 đã được sử dụng để đánh giá sự liên kết với gen chịu mặn của các giống thí nghiệm. Phân tích kết quả PCR cho thấy rằng chỉ có RM206 cho thấy sự liên kết với kiểu gen chịu mặn. Ba giống cao sản MTL480, MTL687 và ST20 được chọn để nghiên cứu mô đột biến trong môi trường mặn. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cho thấy hai giống MTL480 và MTL687 có khả năng tái sinh chồi cao (46,02% và 45,63%) khi bổ sung 5? NaCl vào môi trường nuôi cấy có. Khi nồng độ NaCl tăng lên 10? thì chỉ có 30,67% mô sẹo của giống MTL480 có khả năng tái sinh. Cây con được chuyển sang nhà lưới để đánh giá khả năng chịu mặn, kết quả ghi nhận 100% cây con tái sinh đều sống sót sau 30 ngày trong điều kiện mặn 6?

    Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

    Get PDF
    Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định thành phần hóa học và khảo sát được các hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck) được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch với nồng độ tinh dầu (50%, 25%, 10% và 5%). Đánh giá khả năng kháng nấm mốc được thực hiện với Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hiệu suất tinh dầu thu được 1,78%, xác định được 25 thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi như các hợp chất terpen, rượu và aldehyde. Khả năng kháng 3 chủng vi khuẩn S. aureus, B. cereus và E. coli ở nồng độ tinh dầu 50% đường kính vòng kháng vô khuẩn lần lượt là 15,67 ± 0,76 mm, 14,00 ± 0,92 mm và 12,33 ± 0,57 mm; ở nồng độ 25% là 13,33 ± 0,58 mm, 11,00 ± 0,87 mm và 9,33 ± 0,58 mm. Kết quả kháng nấm mốc A. flavus với hiệu suất kháng nấm ở nồng độ tinh dầu 50%, 25%, 10% và 5% lần lượt là 81,24 ± 2,25%, 62,58± 2,04%, 26,19 ± 2,02% và 8,35 ± 2,24%

    Khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 để xác định tỉ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán nhanh CPV – Ag trên chó từ 1 đến >6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân lẫn máu tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả chó thấy, 105 trong tổng số 356 chó tiêu chảy máu bị mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra, chiếm tỉ lệ 29,45%.  Chó từ độ tuổi từ 1 đế

    Tạo dòng, biểu hiện kháng nguyên F18 dung hợp peptide định hướng tế bào M

    Get PDF
    Tiêm mao F18 đóng vai trò quan trọng giúp Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) bám vào ruột và tiết độc tố gây bệnh tiêu chảy heo con sau cai sữa (post-weaning diarrhea, PWD). Vaccine là một cách thức hữu hiệu, kinh tế và khả thi giúp phòng chống ETEC trên heo. Việc phát triển vaccine uống, tạo miễn dịch niêm mạc thông qua nhắm trúng đích tế bào M đang được quan tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy Hsp60 có khả năng tương tác với PrPC trên bề mặt tế bào M. Dựa trên cấu trúc của Hsp60 và tin sinh học, peptide PEP được dự đoán có khả năng tương tác với thụ thể PrPC. Vector pET22b-pep-f18 được cấu trúc bằng cách thế gene gfp trong vector pET22b‑pep‑gfp bằng gene f18. Sau khi xử lí với cặp enzyme cắt hạn chế XhoI và BamHI, gene f18 và vector pET22b‑pep‑gfp được nối với nhau bằng T4 DNA Ligase. Vector pET22b‑pep-f18 được hóa biến nạp vào chủng vi khuẩn E. coli BL21(DE3), cảm ứng biểu hiện với IPTG 0,5 mM. Sự biểu hiện của protein PEP‑GFP được kiểm tra bằng điện di SDS-PAGE, nhuộm Coomassie Blue và Western blot với kháng thể kháng 6xHis. Cuối cùng, protein PEP‑F18 được tinh sạch bằng sắc ký ái lực ion kim loại (IMAC). Kết quả cho thấy vector pET22b‑pep-f18 đã được tạo thành công. Protein PEP‑F18 được thu nhận, tinh sạch với độ tinh sạch cao..

    Khảo sát các điều kiện lên men và hoạt tính kháng oxy hóa của rượu vang chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) SKEELS)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lên men rượu vang chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels) sử dụng dòng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Phần mềm Design Expert 7.0 được sử dụng để xác định các thông số tối ưu bao gồm pH, độ Brix và MSNM. Kết quả cho thấy với pH 4,77, 24,79°Brix và MSNM ban đầu là 8,08 x 106, tế bào/mL sau 14 ngày lên men cho độ cồn cao nhất đạt 8,88 % v/v. Mười một hợp chất thực vật từ dịch trái và rượu vang chùm ruột được xác định thông qua phương pháp quang phổ bao gồm steroid, triterpenoid, phenol, tannin, flavonoid, quinone, saponin, antocyanin, glucose, carotenoid và alkaloid. Hàm lượng polyphenol tổng của rượu vang chùm ruột cao hơn dịch trái, cụ thể là 297,573 mg GAE/L và 174,549 mg GAE/L. Sau quá trình lên men, khả năng khử gốc DPPH của rượu vang chùm ruột có giá trị IC50 là 45,132 μL/mL, tăng so với dịch chùm ruột ban đầu với giá trị IC50 là 59,973 μL/mL, cho thấy rượu vang chùm ruột có khả năng kháng oxy hóa tốt hơn dịch trái chùm ruột ban đầu
    corecore