30 research outputs found

    Nghiên cứu xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vivo và ngoài đồng với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trị của hai dòng xạ khuẩn đối kháng và hai loại thuốc trừ nấm trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. trên trái ớt được tách khỏi cây. Kết quả ghi nhận, Talent 50WP có hiệu quả tốt nhất, kế đến là xạ khuẩn 21RM, thuốc Carban 50SC, xạ khuẩn 4RM. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định biện pháp phun kết hợp - phun trước và phun sau lây bệnh (KH) có hiệu quả hơn so với biện pháp phun trước khi lây bệnh (PT). Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn 4RM hoặc 21RM đơn lẻ, xử lý hỗn hợp hai chủng xạ khuẩn (4RM+21RM) hay nghiệm thức phối hợp xạ khuẩn và thuốc hóa học thay phiên giữa hai loại thuốc Talent 50WP (hoạt chất prochloraz) và Carban 50SC (hoạt chất carbendazim) đều cho hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra khi so với đối chứng. Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng thuốc trừ nấm và xạ khuẩn giúp cho năng suất của ớt cao hơn đối chứng

    THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ THUỘC NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ

    Get PDF
    Tóm tắt. Các nghề và làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh đã có từ lâu đời, sản phẩm tinh xảo và mang đậm nét truyền thống của Việt Nam và của tỉnh Hà Tĩnh tuy nhiên việc phát triển các nghề, làng nghề vẫn còn nhiều bất cập. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu định tính và định lượng với 174 phiếu khảo sát các cơ sở thuộc 8 nghề và làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh, nghiên cứu cho thấy các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu, đa số sử dụng công cụ thủ công truyền thống, sản phẩm chủ yếu là tự cung tự cấp, tính cạnh tranh thấp, một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngành nghề truyền thống sản xuất cầm chừng, có nguy cơ mai một và mất đi…Từ đó nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển sản xuất ở các cơ sở thuộc nghề và làng nghề truyền thống của tỉnh.  Từ khóa: nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun

    Ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột ở gà

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số loại vi khuẩn đường ruột và biểu mô đường ruột ở gà. Tổng cộng có 900 gà được chia thành hai lô, mỗi lô 450 con (gà ở lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm lactozym trong khẩu phần thức ăn, lô đối chứng không bổ sung chế phẩm này, thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần 150 gà/lô). Kết quả nghiên cứu cho thấy, gà ở lô thí nghiệm bổ sung chế phẩm lactozym có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm hơn so với lô đối chứng 4,59%, thể hiện rõ nhất ở giai đoạn >4 - 8 và >8 - 12 tuần tuổi tương ứng là 30,67 và 16,67% ở lô thí nghiệm trong khi ở lô đối chứng là 38,67 và 20,00%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà cao nhất ở mùa Hè và thấp nhất vào mùa Đông, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà có sự khác nhau giữa các mùa ở cả hai lô, trong đó gà nhiễm cầu trùng cao nhất ở mùa Hè (34,00% - lô thí nghiệm và 40,67% - lô đối chứng), thấp nhất là mùa Đông (6,00% - lô thí nghiệm và 17,33% - lô đối chứng). lactozym có tác dụng làm giảm số lượng Escherichia coli, Salmonella, Clostridium perfringens và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong kết tràng. Chế phẩm làm tăng chiều cao và giảm chiều rộng lông nhung biểu mô niêm mạc không tràng
    corecore