23 research outputs found

    KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÀ CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ LÂN CẬN

    Get PDF
    SUMMARY Neotectonics and geological hazards in Vietnam Sea and surroundings This paper presents velocities of present-day tectonic movements in Vietnam and surroundings determined from GPS campaigns from 2007 to 2010. Absolute displacements and velocities of GPS stations in the IGS05 frame were determined. The result indicates that Lang station (LANG) moves eastward with slip rate of ~39mm/yr, southward with slip rate of ~11 mm/yr. The rate of Bach Long Vi (BLV1) is ~30mm/yr for the eastern component and ~11mm/yr for southern component. Song Tu Tay (STT1) moves eastwards with the rate of ~24mm/yr and southwards of 8mm/yr. Con Dao (CDA1) moves to the east with the rate of ~22mm/yr and to the south with the rate of ~6mm/yr. Dong Hoi (DOHO) move to the east with the rate of ~27mm/yr and to the south with the rate of ~8mm/yr. Hue (HUES) moves to the east with the rate of ~30 mm/yr and to the south with the rate of ~12mm/yr. HOCM move to the east with the rate of ~22mm/yr and to the south with the rate of ~10mm/yr. Calculate errors for both direction vary in 0.6 - 1mm/y. Based on seismic profiles, focal mechanisms and regional stress field, several fault segments in Pliocene - Quaternary sediments in East Vietnam Sea has been identified in Red River, Cuu Long and Nam Con Son basins with maximum of 15 km in length. Actual stress regimes in Vietnam and south Hainan basins being transitional demonstrate no source of large tsunami closing to Vietnam shelf. The subduction zone located at north Borneo is not active at present. Only Manila subduction zone is the source for large tsunami in East Vietnam Sea. Based on gravimetric field, topography, distribution of focal mechanisms in various depths and the rate of actual tectonic movement, 5 fault zones of the Manila subduction zone have been divided. The fault zones F3 and F4 can produce respectively maximum earthquake of 8.1 and 8.4. Modeling of displacement of fault zone F4 from the depth 15 to 20 km, 2m high of tsunami at Quang Ngai can be occurred. The depth of tsunami flood can be up to 4-5 m at some places in Quang Ngai and Da Nang

    Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất giống cua biển ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2017 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp tại 34 trại sản xuất cua giống ở 3 tỉnh khu vực ĐBSCL gồm: Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết quả khảo sát cho thấy, diện tích trung bình của các trại sản xuất cua giống là 516±1.096 m2, tổng thể tích bể ương là 234±416 m3, thể tích trung bình mỗi bể ương là 4±2 m3 và sản xuất trung bình 6±2 đợt/năm. Trong các trại được khảo sát có 32,4% tự nuôi vỗ cua mẹ và 67,6% mua cua ôm trứng. Mật độ ương ấu trùng trung bình 395±141 con/L, sau 9±2 ngày ương thì tiến hành san thưa với mật độ 82±31con/L. Trung bình sau 25±1 ngày ương, tỉ lệ sống của cua đạt 4,6% (2,3-7,7%), năng suất trung bình 5.492±2.500 con/m3 và sản lượng đạt 1,29±2,22 triệu con/đợt. Trong 34 trại được khảo sát, trại có lợi nhuận chiếm 91,2% và 8,8% còn lại là lỗ vốn. Đối với các trại có lợi nhuận, tổng chi phí trung bình là 23,4 triệu đồng/cua mẹ/đợt (228,7±92,9 triệu đồng/trại/đợt) và lợi nhuận bình quân 9,5 triệu đồng/cua mẹ/đợt (89,0±167,2 triệu đồng/trại/đợt), tương ứng với tỉ suất lợi nhuận là 0,41±0,27. Đối với các trại lỗ vốn thì lỗ từ 1,9 – 4,2 triệu đồng/cua mẹ/đợt (7,4 – 16,9 triệu đồng/trại/đợt)

    Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm

    Get PDF
    Hiện nay, việc lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trên các loại cây nông nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, vấn đề cấp bách đặt ra là phải có một giải pháp công nghệ cao để loại bỏ các dư lượng hóa chất còn trong các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Do đó, đề tài thiết kế “Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm” có thể  làm sạch các sản phẩm nông nghiệp khỏi dư lượng hóa chất còn tồn động là một nghiên cứu nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Bể rửa được thiết kế có khả năng điều chỉnh thay đổi tần số phát, cường độ sóng siêu âm cho phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp khác nhau và kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy sử dụng bể rửa siêu âm có hiệu quả trong việc giảm dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn sót lại từ một số loại rau
    corecore