37 research outputs found

    Nghiên cứu một số hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. (G065).

    Get PDF
    Eight secondary metabolites, Cyclo-(Pro-Ala) (1), Cyclo-(Pro-Val) (2), Cyclo-(Pro-Leu) (3), Cyclo-(Pro-Tyr) (4), Cyclo-(Pro-Trp) (5), n-butyl-isobutyl phthalate (6), phenylacetic acid (7) and uracil (8) were isolated and identified from Streptomyces sp. (G065). Their structures were determined by spectroscopic analysis including MS and 2D NMR, as well as by comparison with reported data in literature. Keywords. Streptomyces sp., marine microorganism, Cyclo-(Pro-Ala), Cyclo-(Pro-Val), Cyclo-(Pro-Leu), Cyclo- (Pro-Tyr), Cyclo-(Pro-Trp)

    Hiệu quả của chế phẩm cải tạo đất trong cải thiện đặc tính đất và sinh trưởng của lúa trong điều kiện đất nhiễm mặn

    Get PDF
    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai do biến đổi khí hậu và tác động của xâm nhập mặn. Quản lý tổng hợp đất đai và cây trồng để đảm bảo nền nông nghiệp được thích ứng là thực sự cần thiết. Nghiên cứu này được triển khai trên nền đất canh tác lúa 3 vụ, bị nhiễm mặn ở huyện U Minh Thượng và Thạnh Phú của hai tỉnh Bến Tre và Kiên Giang, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các chế phẩm cải tạo đất bao gồm phân hữu cơ sản xuất từ bã bùn mía (PHC), than sinh học (biochar) và phân silic được sử dụng nhằm mục tiêu duy trì chất lượng đất và năng suất lúa. Bón than sinh học 10 tấn/ha/vụ cải thiện có ý nghĩa về hàm lượng đạm hữu dụng (18,7 mg N/kg) và chất hữu cơ trong đất, trong khi bón PHC 5 tấn/ha/vụ chỉ có hiệu quả lên sự sinh trưởng của cây lúa so với nghiệm thức đối chứng và bón phân silic. Năng suất lúa của các nghiệm thức chưa có sự khác biệt ý nghĩa qua một vụ thí nghiệm. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả lưu tồn của biochar và compost lên năng suất của cây trồng ở vùng được dự báo bị khô hạn và nhiễm mặn trong tương lai

    Nghiên cứu khả năng cung cấp đạm của nước thải biogas cho đất

    No full text
    Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá khả năng cung cấp đạm amôn và đạm nitrat cho đất từ nước thải biogas. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: đất được bổ sung 100% nước khử khoáng (đối chứng), bổ sung 50% nước thải biogas và 50% nước khử khoáng, bổ sung 75% nước thải biogas và 25% nước khử khoáng, và bổ sung 100% nước thải biogas. Kết quả cho thấy hàm lượng N-NH4+ và N-NO3- trong đất được cung cấp nước thải biogas với thể tích khác nhau đều cao khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Hàm lượng N-NH4+ và N-NO3- trong đất được cung cấp 100% nước thải biogas đạt giá trị tương ứng là 171±5,45 mg/kg và 78,9±3,08 mg/kg. Khả năng cung cấp đạm tăng tương ứng với sự hô hấp của vi sinh vật đất được thể hiện qua hàm lượng CO2 tích lũy trong đất, đạt cao nhất ở nghiệm thức 100% nước thải biogas (855 mgCO2/kg) và đạt giá trị thấp hơn với các thể tích nước thải biogas bổ sung thấp tương ứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự gia tăng hàm lượng đạm có tương quan thuận với sự tích lũy CO2 trong đất, điều này cho thấy sự hiện diện vi sinh vật trong đất có liên quan với thể tích bổ sung nước thải biogas và lượng đạm hữu dụng trong đất
    corecore