42 research outputs found

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH”

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

    Khảo sát đặc điểm thích nghi của năng kim (Eleocharis ochrostachys) và năng ống (Eleocharis dulcis) với môi trường đất tại vườn quốc gia Tràm Chim

    Get PDF
    Môi trường đất đóng một vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ năng. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá đặc điểm thích nghi của năng Kim (Eleocharis ochrostachys) và năng Ống (Eleocharis dulcis) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Thí nghiệm được bố trí gồm 1) năng Kim đơn thuần 2) quần xã năng Ống đơn thuần và 3) hỗn giao giữa năng Kim và năng Ống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây năng Kim thích nghi ở đất pH rất thấp, khoảng 3,2–3,8, nhôm trao đổi trong môi trường đất của quần xã năng Kim từ 14,40–15,70 cmol/kg, hàm lượng sắt tổng số từ 0,671–1,191%, hàm lượng đạm tổng số từ 0, 29–0,34%, lân tổng số dao động từ 0,061–0,068%, kali trao đổi từ 0,058–0,103 cmol/kg và có hàm lượng chất hữu cơ từ 10–11%. Trong khi đó, năng Ống phân bố và thích nghi ở môi trường đất có pH 3,8, nhôm trao đổi 9,95-16,90 cmol/kg, sắt tổng số từ 0,994–2,013%, lân tổng số trong đất từ 0,073–0,101%, kali trao đổi trong khoảng từ 0,033–0,074 cmol/kg, chất hữu cơ trong đất 30% và có hàm lượng đạm tổng số từ 0,50–0,71%. Tóm lại, để bảo tồn tốt cây năng Kim cần quan tâm đến đặc điểm sinh thái và môi trường đất để cây năng có sự thích nghi tốt

    TÌNH HÌNH NHIỄM CRYPTOSPORIDIUM SPP. TRÊN BÒ TẠI XÃ PHONG SƠN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân nhiễm Cryptosporidium spp. được phát hiện ngày càng nhiều trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bệnh phổ biến ở những nơi có số lượng gia súc tập trung, kết hợp với địa hình có nhiều sông ngòi, ao, hồ…  Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có tổng đàn trâu bò cao so với các xã trên địa bàn, có điều kiện địa lý thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Do đó, nghiên cứu về dịch tễ của bệnh do Cryptosporidium spp. gây ra trên bò nhằm đánh giá nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho người và gia súc là cần thiết. Trong nghiên cứu này, 96 mẫu phân bò được thu thập và xét nghiệm bằng phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen và phương pháp phù nổi nhằm xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Cryptosporidium spp. theo các chỉ tiêu như độ tuổi và tình trạng phân, từ đó chọn những cá thể bò có cường độ nhiễm nặng để tiến hành điều trị.  Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở bò ≤ 6 tháng tuổi với 43,33 %, tiếp theo là 6 - 18 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 31,43 %, thấp nhất ở độ tuổi >18 tháng với 29,03 % (p > 0,05) với cường độ nhiễm chủ yếu tập trung ở mức “+++”. Tỷ lệ nhiễm ở bò bị tiêu chảy là 53,66 % và 20 % ở bò không tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị cho thấy sulfachloropyrazine đạt hiệu quả cao hơn toltrazuril, vì vậy có thể áp dụng liệu trình này để điều trị cho gia súc nhiễm ký sinh trùng.Từ khóa: Cryptosporidium spp., Ziehl - Neensel, Phong Sơn, b

    Nghiên cứu xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vivo và ngoài đồng với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trị của hai dòng xạ khuẩn đối kháng và hai loại thuốc trừ nấm trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. trên trái ớt được tách khỏi cây. Kết quả ghi nhận, Talent 50WP có hiệu quả tốt nhất, kế đến là xạ khuẩn 21RM, thuốc Carban 50SC, xạ khuẩn 4RM. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định biện pháp phun kết hợp - phun trước và phun sau lây bệnh (KH) có hiệu quả hơn so với biện pháp phun trước khi lây bệnh (PT). Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn 4RM hoặc 21RM đơn lẻ, xử lý hỗn hợp hai chủng xạ khuẩn (4RM+21RM) hay nghiệm thức phối hợp xạ khuẩn và thuốc hóa học thay phiên giữa hai loại thuốc Talent 50WP (hoạt chất prochloraz) và Carban 50SC (hoạt chất carbendazim) đều cho hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra khi so với đối chứng. Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng thuốc trừ nấm và xạ khuẩn giúp cho năng suất của ớt cao hơn đối chứng

    Thành phần hóa học của cây Ngọc cẩu (Balanophora laxiflora Hemsl.) thu tại Tuyên Quang. Phần 1. Thành phần hóa học của các cặn chiết ít phân cực.

    Get PDF
    Balanophora laxiflora Hemsley has been used in Vietnamese folk medicine for clearing away heat and toxic, neutralizing the effect of alcoholic drinks, and as a tonic for the treatment of hemorrhoids, stomachache and hemoptysis. Phytochemical investigation of the nonpolar solvent extracts of Balanophora laxiflora led to the isolation of fatty substance 1-hexacosanoylglycerol (1), daucosterol (2), methyl gallate (3), three cinnamic acid analogues:4-hydroxy-3-methoxycinnamaldehyde (4), methyl 4-hydroxy cinnamate (5), and methyl caffeate (6). Their chemical structures were confirmed by spectroscopic methods including IR, MS, 1D, 2D NMR and compared to previous reported spectral data values. Keywords. Balanophora laxiflora, derivatives of cinnamic acid, lignan, methyl gallate, daucosterol

    CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG VUÔNG NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH Ở LÂM NGƯ TRƯỜNG LÂM GIANG 1, HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU

    No full text
    Mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh phụ thuộc vào số năm canh tác, kiểu thiết kế rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện ở mô hình rừng tôm kết hợp có tỷ lệ rừng tôm 6/4 thời gian canh tác 10 năm và mô hình rừng tôm tách biệt có tỷ lệ 7/3 vừa được đưa vào canh tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ N-NO3- thấp (0,22-0,25 mg/L) không thích hợp cho tôm phát triển (0,4-0,8 mg/L). Nồng độ P-PO43- rất thấp (0,02-0,03 mg/L). Hàm lượng oxy hòa tan DO là 3,84 mg/L thấp hơn giới hạn chịu đựng 4 mg/L ở kiểu rừng tôm tách biệt, và 6,05 mg/L ở mô hình rừng tôm kết hợp. Nồng độ H2S cao gấp 4-6 lần so với giới hạn chịu đựng của tôm (0,05 mg/L) ở cả 2 mô hình. Các chỉ tiêu độ mặn, độ kiềm, pH, và độ trong thích hợp cho tôm phát triển. Nồng độ H2S cao sẽ tạo nên rủi ro, giảm năng suất cho người nuôi lúc thu hoạch. Cần mé nhánh cây rừng dọc theo bờ mương nhằm hạn chế nồng độ H2S cao do sự rơi rụng và phân hủy của lá
    corecore